Cách nấu chè cốm hạt sen được nhiều người tìm kiếm mỗi khi Hà Nội chuyển mình sang thu. Ngoài kết hợp với sen, cốm non được nấu cùng đậu xanh, ngô ngọt,… để tạo ra sự lạ miệng cho người ăn. Thử sức ngay với công thức nấu chè cốm hạt sen siêu chuẩn này để chiêu đãi cả gia đình bạn nhé.
Bạn đang đọc: Cách nấu chè cốm hạt sen đậm dư vị mùa Thu, ăn một lần nhớ cả đời
1. Chè cốm hạt sen có tác dụng gì?
Chè cốm hạt sen có 2 thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng cũng như đem lại những tác dụng rất tốt cho sức khỏe, rất gần gũi với người Việt.
-
Chống viêm cho da, cải thiện sắc tố cho da luôn sáng mịn, làm da đẹp hơn.
-
Cung cấp rất nhiều dinh dưỡng, chất khoáng cho mẹ bầu và thai nhi.
-
Ngăn ngừa sự lão hóa của cơ thể, giúp xương luôn chắc khỏe, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
-
Điều hòa đường huyết, hỗ trợ cực tốt cho những người mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp.
-
Ngoài ra, món ăn này còn cải thiện cân nặng, giúp chị em giảm cân giữ dáng.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Ngô Ngọt Mát, Thơm Ngậy Chuẩn Vị Tuổi Thơ
2. Lưu ý khi chọn nguyên liệu trong cách nấu chè cốm hạt sen
Chè cốm hạt sen là món ăn đặc trưng của người Hà Nội nên khâu chọn nguyên liệu khá cầu kỳ, tỉ mỉ. Nguyên liệu càng tươi ngon thì bát chè càng chuẩn vị, bạn sẽ cảm nhận cả mùa thu như ùa về. Có 2 số mẹo nhỏ để bạn chọn được hạt sen và cốm chất lượng:
2.1. Đối với cốm
Lựa chọn cốm nên chọn loại cốm tươi thì cốm sẽ thơm ngon hơn. Trong điều kiện không mua được cốm tươi thì cốm khô khi mua về cần sơ chế sạch sẽ rồi mới chế biến để đảm bảo không mất đi hương vị của món ăn.
Nên chọn loại cốm có hương thơm đặc trưng của lúa non, hạt cốm phải mỏng, dẹt, khi ăn hơi dai dai và có vị ngọt bùi.
2.2. Đối với hạt sen
-
Nếu chọn hạt sen tươi thì bạn cần chọn những loại mới được hái, nên chọn các hạt chưa được tách vỏ sẽ giữ được độ tươi. Đồng thời, bạn hãy chọn các hạt có màu trắng ngà, lớp vỏ căng bóng vì những hạt này khi nấu bở tơi, ngọt thanh và rất thơm.
-
Hạt sen chưa dùng tới có thể phơi khô để tránh ẩm mốc và bảo quản được lâu hơn.
-
Nếu sử dụng sen khô thì bạn nên chọn những hạt tròn đều, trắng đục, được làm thủ công vì sẽ đảm bảo chất lượng và an toàn hơn cho sức khỏe.
2.3. Sử dụng đường
Bạn nên sử dụng đường phèn bởi nó có vị thanh mát hơn, không tạo cảm giác hậu vị bị chua như khi sử dụng đường cát.
3. Cách nấu chè cốm hạt sen đơn giản, dễ làm
Nhắc đến thu Hà Nội thì không thể không nhắc đến món chè cốm hạt sen thơm ngon và bổ dưỡng. Món ăn mang hương vị của hương cốm non, vị tươi mát của dừa tươi hòa quyện với vị bùi bùi của hạt sen mới hái. Hương vị đặc trưng này chắc chắn sẽ làm cho bạn thích thú và không thể cưỡng lại. Bật mí nho nhỏ cho bạn là cách nấu chè cốm hạt sen rất đơn giản chỉ với vài bước làm.
Tìm hiểu thêm: Thực hành cách nấu món lẩu gà nấu nấm ngọt thanh, đãi khách dịp cuối tuần
3.1. Nguyên liệu
- Hạt sen tươi: 300gr.
- Cốm non: 150gr.
- Nước cốt dừa: 1 lon.
- Lá dứa: 2-3 nhánh.
- Bột nấu chè: 100gr.
- Bột năng: 50gr.
- Đường phèn.
- Muối ăn: 2-3gr.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Cốm Dẻo Ngọt Chuẩn Vị Thu Hà Nội, Thử Là Mê Quên Lối Về
3.2. Cách nấu
Cách nấu chè cốm hạt sen gồm 2 công đoạn chính là sơ chế và nấu chè.
Sơ chế các nguyên liệu
- Bước 1: Cốm tươi mua về rửa qua với nước rồi để ráo nước. Nếu dùng cốm khô thì sau khi rửa sạch bạn cần ngâm trong nước lạnh khoảng 5-10 phút cho cốm nở rồi vớt ra để ráo nước.
- Bước 2: Hạt sen tươi rửa sạch, lấy tâm sen ra để chè không bị đắng. Sau đó, trần hạt sen 1 lần nước để loại bỏ vị đắng, hăng của sen. Với sen khô thi bạn có thể rửa sạch rồi ngâm với nước nóng khoảng 20-30 phút cho nở mềm.
- Bước 3: Bạn cho bột sắn dây vào bát cùng 1 chút nước, khuấy tan để tránh vón cục. Phần đường phèn cho vào nồi, thêm khoảng 200ml nước vào đun sôi, khuấy thật đều.
- Bước 4: Lá dứa rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ. Sau đó cho vào máy xay, thêm khoảng 1 lít nước rồi xay nhuyễn. Đổ phần hỗn hợp vừa xay qua rây để lọc lấy phần nước cốt.
Nấu chè cốm hạt sen
Bước 1:
Cho hạt sen vào nồi cùng 700ml nước lọc, nấu cho hạt sen chín nhừ. Sau đó, cho thêm đường phèn vào nấu chung để hạt sen ngấm nước đường.
Sau đó, thêm nước cốt dừa vào đun cùng. Đến khi sôi lăn tăn thì cho thêm cốm vào nấu. Sau 5 phút, bỏ thêm 1 chút muối để chè có vị thanh.
Bước 2:
Khi chè đã sôi, cho nước đường phèn cùng bột sắn đã pha vào nồi, khuấy thật đều để không bị vón cục và cháy đáy nồi. Cuối cùng, thêm đường vào theo khẩu vị của gia đình và khuấy tan đường. Tắt bếp và múc chè ra thưởng thức.
Bước 3:
Món chè này ăn nóng hoặc lạnh đều rất thơm ngon. Với hương thơm nhẹ từ cốm, cùng sự bùi bùi của hạt sen và chè sánh mịn sẽ giúp tạo nên món ăn mang đậm hương vị xa xưa của Hà Nội. Bạn có thể thêm 1 chút dừa nạo hoặc dừa khô vào ăn cùng cũng rất ngon.
4. Tại sao nói chè cốm hạt sen là tinh túy ẩm thực Việt?
Hạt sen vào cốm là hai nguyên liệu rất thân quen với người Việt Nam. Chúng xuất hiện trong những món ăn rất thân thuộc mang lại hương vị thanh mát mỗi khi mùa thu đến. Đặc biệt hơn, hạt sen và cốm non được kết hợp với nhau trong món chè cốm hạt sen không chỉ ngon mà còn thể hiện sự tỉ mỉ khéo léo của người nấu.
>>>>>Xem thêm: Đổi mới thực đơn tại nhà với cách nấu súp gà bí đỏ ngon bá cháy
Món ăn này thể hiện sự tinh túy của người Việt từ khâu chọn nguyên liệu, cần phải chọn lựa những nguyên liệu tốt nhất cho đến cách nấu chè cốm hạt sen, cần canh lửa, khuấy chè sao cho sánh mịn, không bị khê.
Cốm và hạt sen là 2 thức quà đặc sản của mùa thu, là món ăn tuổi thơ mà ai cũng đã từng được ăn ít nhất 1 lần. Chúng được kết hợp với nhau trong món chè cốm hạt sen, tạo nên một hương vị đặc trưng khó có thể quên được. Nếu bạn không có thời gian thưởng thức món ăn này ở ngoài hàng thì lưu lại cách nấu chè cốm hạt sen này để có thể nấu cho gia đình cùng thưởng thức món ăn tuyệt vời này nhé.