Cách nấu cháo cối vịt hương vị miền tây ngon không cưỡng lại

Cách nấu cháo cối vịt hương vị miền tây ngon không cưỡng lại

Cách nấu cháo cối vịt không hề khó như mọi người thường nghĩ. Món cháo này được nhiều người ưa chuộng không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn bởi độ dinh dưỡng cao nó đem lại. Hãy lưu ngay công thức cực chuẩn chế biến món ăn này để cả nhà tấm tắc khen ngon nhé.

1. Cháo cối là gì?

Cháo cối là một phương pháp nấu cháo với đậu xanh, thịt gà hoặc vịt được ướp đều gia vị ( thường sẽ là sả) đậm đà trước, được xào qua cho thịt được săn lại rồi sau đó mới đem đi nấu. Chính vì vậy, hương vị của món cháo này rất đậm đà, thịt sẽ dai ngon hơn so với các loại cháo được nấu theo cách thông thường. Cháo cối thường sẽ không ăn kèm cùng các loại rau gỏi mà sẽ ăn cùng với rau sống hoặc nhúng lẩu.

Cách nấu cháo cối vịt hương vị miền tây ngon không cưỡng lại

Cháo cối là một phương pháp nấu cháo với đậu xanh, thịt vịt được ướp đều gia vị đậm đà trước, được xào qua cho thịt được săn lại rồi sau đó mới đem đi nấu

2. Giá trị dinh dưỡng của cháo cối vịt? Ăn thịt vịt nhiều có gây béo không?

Tuy rằng hàm lượng chất béo có trong thịt vịt rất cao, nhưng đây cũng là một loại thực phẩm giàu và giúp đa dạng các chất dinh dưỡng. Nó chứa hầu hết các chất béo tốt cho sức khỏe con người, bao gồm lượng lớn các chất béo không bão hòa, đây là sự kết hợp của các axit béo gồm Omega-3 và Omega-6. Theo như nguồn thông tin được cung cấp bởi Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, một phần ức vịt Pekin( một loại vịt phổ biến ở Hoa Kỳ) nướng có khối lượng khoảng 85 gam có chứa:

  • Calo: 119 gam

  • Chất béo: 2 gam

  • Muối: 89 mg

  • Carbohydrate: 0 gam

  • Protein: 23.5 gam

Ngay cả khi bạn ăn cả phần da, hàm lượng chất béo cũng được thay đổi phụ thuộc vào lượng mỡ tiết ra trong quá trình chế biến. Trong mỡ vịt cũng chứa rất nhiều axit linoleic, đây là một loại chất béo không bão hòa thường được tìm thấy trong dầu hạt cải, quả óc chó và nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác.

Trong thịt vịt cũng chứa một hàm lượng lớn các vi chất cần thiết cho quá trình hoạt động của cơ thể, bao gồm: sắt, selen và Vitamin C. Thịt vịt cũng chứa nhiều loại vitamin nhóm B, đặc biệt là niacin và vitamin B12. Niacin có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình chuyển đổi carbohydrate thành glucose, chuyển hóa chất béo thành protein. Còn vitamin B12 cần thiết cho các chức năng của thần kinh, tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu và tổng hợp DNA.

Việc tiêu thụ một lượng thịt vịt vừa phải sẽ đem đến cho bạn nhiều giá trị về mặt sức khỏe như:

  • Giảm Cholesterol máu, ngăn ngừa bệnh mỡ máu

  • Tăng mức sinh năng lượng hoạt động hàng ngày

  • Hỗ trợ sức khỏe của tuyến giáp

  • Bảo vệ xương

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Xem thêm: 2 cách nấu cháo vịt bổ dưỡng, không tanh chiêu đãi cả nhà

3. Cách nấu cháo cối vịt thơm ngon

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Các nguyên liệu cần chuẩn bị để thực hiện cách nấu cháo cối vịt ngon:

  • Gạo tẻ: 100 gam

  • Đậu xanh: 200 gam

  • Vịt xiêm: 1 con

  • Nấm rơm: 300 gam

  • Hành lá: 200 gam

  • Ngò rí: 150 gam

  • Tần ô: 1 bó

  • Xà lách xoong: 1 bó

  • Tỏi băm: 4 thìa canh

  • Dầu ăn: 4 thìa canh

  • Muối hạt: 1 thìa canh

  • Đường/ bột ngọt

Cách nấu cháo cối vịt hương vị miền tây ngon không cưỡng lại

Các nguyên liệu cần chuẩn bị để thực hiện cách nấu cháo cối vịt ngon

3.2. Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn mua vịt xiêm tươi ngon

  • Khi mua, bạn nên chọn mua thịt của những con vịt béo, ức tròn, da cổ và dạ bụng dày.
  • Nếu mua vịt nguyên con về làm, bạn nên chọn những con đã lớn để khi làm lông sẽ nhanh chóng hơn.
  • Nên chọn những con vịt có phần bụng dưới hơi xệ xuống. Vì những con vịt này đã đẻ được nhiều lứa nên thịt sẽ thơm ngon hơn.
  • Không nên chọn những con ốm yếu, kém linh hoạt vì có thể những con này đang bị bệnh.

Cách chọn mua đậu xanh ngon

  • Bạn nên lựa chọn loại đậu có màu xanh lục, tươi ngon. Hình dáng bên ngoài có hình bầu dục hai đầu tròn trĩnh là đậu ngon.
  • Tránh mua đậu xanh đã bị biến đổi màu sắc. Không lựa chọn những hạt đậu đã có dấu hiệu bị móp méo vì những hạt này có thể là do trong quá trình thu hoạch còn non và quá trình sấy khô khiến đậu bị mất nước.

3.3. Các bước thực hiện cách nấu cháo cối vịt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu và nấu cháo

  • Đầu tiên, bạn đem gạo và đậu xanh vo sạch và ngâm nước khoảng 4 tiếng.
  • Sau khi đã ngâm xong, bạn cho đậu và gạo vào nồi nấu cùng với 2 lít nước.
  • Vịt sau khi mua về thì bạn nhổ sạch lông còn sót lại rồi đem đi thui cho đến khi phần da chuyển dần sang màu vàng,
  • Sau đó, bạn đem vịt đi rửa lại và chặt ra thành những miếng có kích thước vừa ăn.
  • Việc thui vịt sẽ giúp khử mùi và giúp thịt vịt được thơm hơn.

Cách nấu cháo cối vịt hương vị miền tây ngon không cưỡng lại

Sơ chế nguyên liệu và nấu cháo

Bước 2: Ướp da vị và xào thịt vịt

  • Bạn hãy dã nhuyễn 5 củ hành, 3 tép tỏi, 1 nhánh nghệ, sả băm và chao. Sau đó cho hỗn hợp này vào nồi ướp cùng với phần thịt vịt trộn đều và ướp khoảng 15 phút để thịt vịt thấm đều gia vị.

  • Bắc một cái chảo lên bếp, cho vào 3 thìa canh dầu ăn. Đợi cho đến khi dầu nóng thì thêm tỏi băm, hành tím và 2 trái ớt đập dập vào. Sau khi đã phi thơm hành, tỏi, ớt thì bạn cho thịt vịt vào xào.
  • Bạn cho thêm 200 ml nước vào chảo rồi xào cho đến khi phần thịt vịt trở nên săn lại thì đổ hết vào nồi cháo.
  • Hạ lửa nhỏ để hầm cho đến khi cháo vịt đã chín và thịt vịt cũng mềm thì bạn cho thêm vào 1 thìa canh hạt nêm, 2 thìa canh nước mắm và 1 thìa cà phê muối. Nêm nếm lại cho hợp khẩu vị của gia đình, tắt bếp và múc cháo ra tô.
  • Thêm một chút rau răm và ngò rí để tô cháo được đẹp mắt hơn.

Cách nấu cháo cối vịt hương vị miền tây ngon không cưỡng lại

Cách nấu cháo cối vịt: Ướp gia vị và xào thịt vịt

3.4. Thưởng thức món cháo cối vịt thơm ngon

Như vậy là bạn đã hoàn thành cách nấu cháo cối vịt rồi. Thịt vịt được nấu chín mềm, thơm ngon và ngọt nước. Đậu xanh nở đều, mềm và có mùi vị beo béo. Khi ăn cháo, bạn nên nhúng thêm hành lá, ngò rí, xà lách xoong và tần ô để ăn kèm với cháo thêm nhé!

Cách nấu cháo cối vịt hương vị miền tây ngon không cưỡng lại

Thành phẩm cách nấu cháo cối vịt

4. Những món ăn kiêng kị không được ăn cùng thịt vịt

Thịt vịt là một loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, cũng có một số món ăn đại kỵ bạn không nên ăn cùng món ăn này để tránh rước họa vào thân, bao gồm:

  • Thịt ba ba: Trong thịt vịt và thịt ba ba sẽ có những chất đại kỵ với nhau, nên khi bạn ăn chung 2 loại thịt này với nhau sẽ gây ra phù thũng, tiêu chảy. Ngoài ra, khi kết hợp 2 loại thịt này cùng với nhau sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả 2 loại thịt.
  • Các loại quả có tính nhiệt: Theo đông y, thịt vịt sẽ có tính hàn, trong khi đó một số loại quả như: mận, xoài, mít, chôm chôm sẽ có tính nóng. Nếu kết hợp 2 loại này lại với nhau sẽ gây ra chứng khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột,…
  • Trứng gà: Trứng gà và thịt vịt đều có tính hàn, khi kết hợp với nhau sẽ gây tổn thương nguyên khí trong cơ thể.
  • Thịt rùa: Nếu ăn kèm thịt rùa cùng thịt vịt sẽ khiến cho bạn rơi vào tình trạng “Âm thịnh dương suy”, từ đó gây ra phù nề, tiêu chảy.

Xem thêm: Cách nấu cháo lươn ngon không bị tanh nếu biết mẹo này

Cách nấu cháo cối vịt không hề khó, tuy nhiên lại mất khá nhiều thời gian để thực hiện. Nhưng đổi lại đó bạn sẽ có một món ăn thơm ngon để chiêu đãi gia đình mình trong những dịp lễ, tết, ăn mừng. Chính vì vậy, bạn hãy lưu ngay công thức chế biến món ăn này lại và trổ tài vào bếp ngay thôi !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *