Ăn cà pháo có tốt không? Cà pháo là một trong những thực phẩm tốt cho sức khoẻ mà còn là vị thuốc có tác dụng hỗ trợ lợi tiểu, tăng miễn dịch, giảm nguy cơ sỏi thận… Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyến cáo ăn nhiều cà pháo tươi có thể bị ngộ độc. Vậy ăn như thế nào để tận dụng tối đa lợi ích và hạn chế tác dụng phụ? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
1. Tìm hiểu cà pháo là gì?
Trước khi tìm hiểu ăn cà pháo có tốt không, hãy cùng khám phá về nguồn gốc, cũng như đặc tính của loài cây này. Cà pháo, một loại cây lâu năm nhiệt đới, có tên khoa học Solanum macrocarpon. Tại Việt Nam, cà pháo còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như là cà dại hoa trắng, cà dưa,. Trong Đông y, cà pháo lại có tên gọi là di tử, giả tử hay là ải qua.
Cà pháo thích hợp với điều kiện khí ở vùng đồng bằng và đồi núi có độ cao đến 600m. Đây là loại cây thân thảo họ hàng với giống cà tím. Lá xẻ thùy nông và có gai, hoa của cà pháo có màu trắng, quả màu trắng, đường kính khoảng 1,5cm, hình tròn khi chín sẽ đổi sang màu vàng.
Toàn thân cây cà pháo đều có thể dùng để làm thực phẩm hoặc dược liệu. Khi quả còn xanh có thể luộc hoặc làm nộm hay xào. Đến khi quả già có thể dùng để muối xổi hoặc muối mặn hơn để ăn dần.
2. Ăn cà pháo có tốt không?
Cà pháo có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, trong cà tím có chứa nhiều chất có lợi như kali, natri, magie, sắt, kẽm, mangan, lưu huỳnh, iot, đồng, cùng với các nhóm vitamin B1, B2, C, PP,… Chính vì vậy, ăn cà pháo có tốt không thì câu trả lời là rất tốt.
Chỉ cần người dùng biết chế biến và dùng đúng cách thì cà pháo vẫn luôn được đánh giá là thực phẩm và dược liệu quý rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng mà cà pháo mang lại:
2.1. Hỗ trợ điều trị bệnh gout
Trong Đông y, cà pháo là một vị thuốc thanh nhiệt chỉ thống, khứ phong thông lạc và hoạt huyết tiêu thũng. Những chất dinh dưỡng có trong loại quả này có tác dụng giúp hỗ trợ giảm những triệu chứng khó chịu như đau, sưng tấy do căn bệnh gout gây ra.
Bên cạnh đó, cà pháo có hàm lượng purin rất thấp. Điều này giúp cho cà pháo không gây ảnh hưởng đến nồng độ acid uric máu, rất tốt cho người bệnh gout.
2.2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Ăn cà pháo có tốt cho bệnh tim mạch không? Theo nhận định từ các chuyên gia, ăn cà pháo có khả năng kích thích sản xuất mật để tiêu hóa cholesterol. Chưa dừng lại tại đó, loại cà này còn hỗ trợ tăng lượng cholesterol tốt (HDL) đồng thời loại bỏ các cholesterol xấu (LDL) trong máu. Từ đó giúp giảm nguy cơ mắc một số căn bệnh tim mạch như rối loạn mỡ máu hay xơ vữa động mạch.
2.3. Hỗ trợ bảo vệ da
Không kém các loại quả họ nhà cam, chanh, cà pháo còn là nguồn cung cấp vitamin C và các chất chống oxy hóa cực kỳ dồi dào. Những chất này giúp cung cấp độ ẩm và tăng độ đàn hồi cho da. Làn da nhờ cũng trở nên mịn màng, sáng khỏe và chậm lão hoá hơn.
2.4. Cải thiện chức năng tiêu hoá
Những chất xơ có trong cà pháo giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra được thuận lợi hơn, đồng thời cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, ổn định nhu động ruột và tăng cường đào thải những chất cặn bã. Tình trạng tiêu chảy, táo bón nhờ đó mà cũng được giảm một cách đáng kể.
2.5. Tăng cường miễn dịch
Ăn cà pháo có tốt không? Câu trả lời chắc chắn là có, cà pháo giúp tăng cường hệ miễn dịch nhờ vào lượng vitamin C dồi dào. Bên cạnh đó, cà pháo còn chứa nhiều thành phần bổ trợ khác giúp hỗ trợ xây dựng hàng rào để chống lại các tác nhân gây bệnh.
2.6. Duy trì sức khỏe xương
Trong cà pháo có chứa nhiều magie, canxi, vitamin K cùng các chất cần thiết. Những dưỡng chất thiết yếu này đều cần thiết cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương.
2.7. Tăng cường thị lực
Ăn cà pháo có tốt không? Các chuyên gia khẳng định, ăn cà pháo rất tốt cho mắt. Beta-caroten và vitamin A có nhiều trong cà pháo. Đây là những chất giúp bảo vệ và cải thiện các vấn đề liên quan đến mắt rất hiệu quả.
2.8. Giảm nguy cơ sỏi thận
Cà pháo có chứa nhiều lượng nước cùng các chất hòa tan giúp tăng sản xuất nước tiểu, đồng thời hạn chế sự tích tụ của các chất gây ra căn bệnh sỏi thận.
3. Cà pháo ăn sống được không?
Từ những tác dụng mà cà pháo mang lại được liệt kê phía trên, chắc hẳn, phần nào bạn đã biết được ăn cà pháo có tốt không? Thế nhưng liệu sở thích ăn cà pháo sống có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Giải đáp vấn đề này, các chuyên gia cho biết, cà pháo tươi, sống, chưa qua chế biến có hàm lượng chất độc solanin cao hơn nhiều so với mức an toàn, khoảng từ 5 cho đến 10 lần. Vì vậy, không nên ăn quả cà pháo sống, bởi chúng có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí dẫn đến tình trạng ngộ độc nghiêm trọng.
4. Tác hại của ăn cà pháo muối xổi
Dù đã có câu trả lời ăn cà pháo có tốt không thế nhưng nếu ăn cà pháo muối xổi, còn sống chưa qua chế biến, sức khỏe của bạn sẽ rất nguy hại.
-
Tăng nguy cơ mắc các bệnh về ung thư gan và ung thư dạ dày:
Chế biến sai cách là một trong những tác nhân tăng nguy cơ mắc ung thư gan và ung thư dạ dày khi ăn cà pháo sống. Trong cà pháo có chứa nightshade soda – một chất chống ung thư rất tốt. Tuy nhiên, chế biến sai cách sẽ làm cho hàm lượng hoạt chất này bị giảm đi hoặc biến đổi thành chất độc hại cho cơ thể.
Khi muối cà pháo, người ta thường đựng trong những bình nhựa. Acid xuất hiện trong quá trình lên men cà sẽ kéo theo tình trạng ăn mòn nhựa. Những các chất độc hại sinh ra do quá trình phá hủy này lại ngấm từ từ vào quả cà pháo. Khi ăn vào, những chất độc này sẽ xâm nhập vào cơ thể, tích lũy dần ở hệ tiêu hóa, gây tổn thương cho các cơ quan mà chúng đi qua, nhất là gan và dạ dày. Vậy ăn cà pháo có tốt không? Câu trả lời là không nếu như bạn ăn cà pháo sống.
-
Nguy cơ bị ngộ độc solanin
Trong quả cà pháo tươi còn có chứa một loại độc tố vô cùng nguy hiểm, đó chính là hàm lượng solanin. Nó cao cao gấp 5 – 10 lần so với mức an toàn. Khi ăn cà pháo còn sống đồng nghĩa với việc bạn đang đưa vào cơ thể mình một lượng nhỏ, solanin.
Chất này có thể gây ra tình trạng hệ tiêu hóa bị rối loạn, tác động đến hệ thần kinh, dẫn đến các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy và buồn nôn, kèm theo đó là khô rát cổ họng, đau dạ dày, sốt, vàng da và thậm chí có thể sinh ra những ảo giác hoặc mất cảm giác,nặng hơn có thể đe dọa đến tính mạng.
-
Cơ thể bị nhiễm nhiều độc tố
Trong cà pháo còn chứa alkaloid, đây là một loại độc tố gây ra vị đắng của quả cà. Lượng độc tố ít hay nhiều sẽ được quyết định ở mức độ đắng của loại quả này. Chính vì thế, cà pháo càng đắng thì độc tố càng nhiều.
5. Ăn cà pháo thế nào tốt cho sức khỏe?
Dù đã hiểu ăn cà pháo có tốt không, thế nhưng có thể bạn chưa hiểu ăn như thế nào là tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia y tế khuyến nghị rằng, để cà pháo trở thành một món ăn ngon, đặc biệt là an toàn cho sức khỏe, người sử dụng cần lưu ý không nên ăn cà pháo còn xanh, hoặc chọn quả xanh để muối xổi. Mặc dù, việc ăn các quả còn non xanh sẽ mang lại cảm giác giòn ngon miệng nhưng có thể gây nên tình trạng ngộ độc.
Tốt nhất, người dùng nên chế biến cà pháo bằng cách xào nấu. Nếu như bạn muốn muối mặn, hãy lựa chọn quả chín hơi già. Những quả cà này sẽ có hàm lượng các chất gây độc ít hơn các quả xanh.
Bên cạnh đó, cà pháo có tính hàn. Vì vậy, khi ăn món này cần kết hợp với các loại gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả,…
6. Đối tượng không nên ăn cà pháo muối xổi
Bên cạnh vấn đề ăn cà pháo có tốt không bạn cũng cần nắm rõ được các đối tượng không nên sử dụng loại quả này, cụ thể:
-
Những người đang mắc bệnh: Khi mắc bệnh, ăn cà pháo vào có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Từ đó làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
-
Phụ nữ đang mang thai: Mẹ bầu ăn cà pháo có tốt không? Cà pháo không tốt cho mẹ bầu vì nó chứa nhiều chất độc. Nếu ăn có thể gây ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và thai nhi.
-
Phụ nữ sau sinh: Tránh ăn cà pháo để không ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa hoặc dẫn đến tình trạng bị ho do đau nhức và khí huyết không thông.
-
Người bị rối loạn tiêu hóa: Cà pháo có tính hàn, người bị rối loạn tiêu hóa, ăn vào có thể khiến cho vấn đề mình mắc phải ngày càng trầm trọng hơn.
Xem thêm: Bà bầu ăn cà pháo được không? Tuyệt đối đừng chủ quan kẻo hại cả mẹ lẫn con
7. Cách muối cà pháo trắng giòn, không gây hại cho sức khỏe
Sau đây là công thức muối cà pháo trắng giòn, đặc biệt không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà bạn có thể tham khảo:
Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
500g cà pháo;
-
2 củ tỏi;
-
2 quả chanh tươi;
-
2 quả ớt;
-
1 nhánh riềng;
-
Gia vị: Nước mắm, muối, đường.
Cách thực hiện
Bước 1 – Sơ chế cà pháo: Cà pháo đem cắt bỏ cuống, rửa sạch. Pha 500ml nước cùng với 2 muỗng muối. Cắt đôi quả cà pháo sau đó cho vào bát nước muối ngâm trong khoảng 10 – 15 phút. Vớt cà ra, rửa sạch rồi để cho ráo nước.
Bước 2 – Muối cà pháo: Pha nước muối cà bằng bát tô với tỷ lệ bao gồm: 3 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh đường, nước cốt của 2 quả chanh tươi, tỏi, ớt riềng đã băm nhuyễn. Khuấy đều tay để đường tan.
Đem cà pháo cho vào hỗn hợp nước vừa pha rồi trộn đều. Cho tất cả vào hũ thủy tinh rồi đậy nắp. Sau 3 tiếng là có thể thưởng thức món cà muối xổi giòn ngon, không độc tố.
Xem thêm: Làm ngay món bò lắc cà pháo chua chua, cay cay, giòn giòn cực cuốn
Tóm lại, ăn cà pháo có tốt không. Câu trả lời là có. Với cà pháo nói riêng và bất kỳ loại thực phẩm nào nói chung, hãy luôn sử dụng đúng cách và đủ lượng để thực phẩm có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Trong trường hợp ăn cà muối gặp các triệu chứng ngộ độc như tiêu chảy, nôn nửa… cần nhanh chóng đến trung tâm y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.