Bật mí cách nấu cháo gà miền Tây ăn cùng gỏi trộn chuẩn vị thơm ngon

Bật mí cách nấu cháo gà miền Tây ăn cùng gỏi trộn chuẩn vị thơm ngon

Vào những ngày trời lạnh giá, để làm nóng cho cơ thể thì cách nấu cháo gà miền Tây sẽ là biện pháp hiệu quả. Cháo gà miền Tây ăn kèm với gỏi trộn là sự lựa chọn rất phù hợp cho những buổi liên hoan, tụ họp cùng gia đình, người thân và bạn bè.

1. Dinh dưỡng có trong cháo gà

Cháo gà là một trong những món ăn phổ biến, được nhiều người yêu thích. Không chỉ có vị thơm ngon, dễ ăn mà món cháo gà còn chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Một số dưỡng chất có trong cháo gà có thể kể đến như là:

  • Protein: Cháo gà cung cấp một lượng lớn protein, đặc biệt là từ thịt gà. Đây là yếu tố quan trọng giúp xây dựng và phát triển cơ bắp, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

  • Nước:Cháo có hàm lượng nước cao, giúp bổ sung nước cho cơ thể và duy trì sự cân bằng nước.

  • Carbohydrate: Gạo trong cháo cung cấp carbohydrate, là nguồn năng lượng chính cho việc duy trì hoạt động của cơ thể.

  • Chất béo: Thịt gà chứa một lượng nhỏ chất béo, cung cấp axit béo cần thiết cho sự hoạt động của cơ thể.

  • Vitamin và Khoáng chất: Cháo gà thường được ăn kèm các loại rau, gia vị, và thảo mộc, cung cấp vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin A, canxi, sắt, và các dạng khoáng chất khác.

Cháo gà không chỉ thích hợp dùng để chiêu đãi khách khứa trong những ngày lễ, ngày liên hoan. Món ăn này còn được khuyến khích trong những trường hợp ốm đau, sau phẫu thuật, hoặc là chỉ đơn giản một bữa ăn nhẹ vì nó rất dễ tiêu hóa.

Bật mí cách nấu cháo gà miền Tây ăn cùng gỏi trộn chuẩn vị thơm ngon

Cháo gà rất thích hợp để phục vụ vào những ngày lễ tết, hội họp, liên hoan

2. Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu nấu món cháo gà miền Tây bao gồm:

  • 200g gạo trắng

  • ½ con gà (khoảng 1,5 – 2 kg)

  • Nước luộc gà hoặc nước lọc

  • Hành tím, gừng, tỏi, tiêu, muối, hạt nêm

  • ⅓ chén nước cốt chanh

  • ½ củ hành tây

  • 1 củ cà rốt

  • ½ cây bắp cải

  • 50g rau răm

  • 50g rau càng cua

  • ½ chén đậu phộng rang

Xem thêm: Lưu Ngay 10+ Cách Nấu Cháo Bò Cho Bé Mẹ Dễ Nấu, Con Ăn Ngon Lên Cân Đều

Bật mí cách nấu cháo gà miền Tây ăn cùng gỏi trộn chuẩn vị thơm ngon

Một vài nguyên liệu cần thiết để nấu cháo gà miền Tây

3. Cách nấu cháo gà miền Tây

  • Bước 1: Chuẩn bị gạo

Với phần gạo, bạn vo thật sạch với nước rồi ngâm trong nước ấm từ 10 – 15 phút để gạo nở mềm, chín nhanh hơn.

  • Bước 2: Chuẩn bị thịt gà

Gà mua về bạn cần rửa sạch sẽ với muối để ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn, v.v. Sau đó cắt nhỏ thành từng khúc vừa ăn rồi đem luộc. Bạn có thể cho vào nước luộc nửa củ hành tím, một ít đầu hành lá và một vài lát gừng để thịt gà thơm hơn. Thịt gà có thể luộc trong khoảng 15 – 20 phút là vừa chín.

  • Bước 3: Chuẩn bị rau củ

Với cà rốt, bạn gọt vỏ và cắt sợi. Tương tự với bắp cải và hành tây cũng cắt thành sợi vừa ăn. Rau càng cua và rau răm bạn rửa sạch rồi đem thái nhỏ hoặc có thể để nguyên lá.

  • Bước 4: Nấu cháo

Bạn đun sôi 500ml nước trắng, hoặc có thể kết hợp thêm với nước luộc gà sẽ giúp món cháo ngon miệng hơn. Khi nước đã sôi, bạn cho gạo vào và khuấy đều để không bị khê. Đến khi cháo chín nở mềm, bạn hạ lửa nhỏ và nêm nếm với hạt nêm, muối cho vừa khẩu vị ăn.

  • Bước 5: Thêm gà

Khi cháo đã chín, bạn cho thịt gà đã luộc vào và đảo đều. Thịt gà bạn có thể để từng khúc nhỏ vừa ăn, hoặc xé thành sợi tùy ý muốn. Đảo đều cháo và gà cho đến khi hỗn hợp sôi lại một lần nữa thì tắt bếp.

Bật mí cách nấu cháo gà miền Tây ăn cùng gỏi trộn chuẩn vị thơm ngon

Sử dụng nước luộc gà nấu cháo để cháo đậm đà, thơm ngọt hơn

  • Bước 6: Pha nước sốt trộn gỏi

Với nước sốt trộn gỏi, bạn pha theo tỷ lệ như sau: 4 muỗng canh nước mắm, ⅓ chén nước cốt chanh, 2 muỗng canh đường, thêm một ít ớt và tỏi băm nhuyễn. Bạn có thể điều chỉnh liều lượng trên tùy theo nhu cầu về khẩu vị của bản thân và gia đình.

  • Bước 7: Trộn gỏi

Sau khi đã pha xong nước sốt trộn gỏi vừa ăn, bạn trộn đều hỗn hợp rau củ đã chuẩn bị. Tiếp tục cho phần nước sốt vào và đảo đều tay cho đến khi rau củ thấm đều, có vị ngon vừa ăn. Sau cùng cho thêm đậu phộng và hành phi vào để món gỏi thơm ngon hơn.

Với cách nấu cháo gà miền Tây như trên, bạn đã có ngay một phần cháo thơm phức, nóng hổi đầy dinh dưỡng cùng với gỏi rau sống tươi ngon, thơm ngọt. Bạn có thể ăn kèm gà luộc cùng với gỏi, hoặc cho gỏi trực tiếp vào ăn cùng với cháo.

Bật mí cách nấu cháo gà miền Tây ăn cùng gỏi trộn chuẩn vị thơm ngon

Cách nấu cháo gà miền Tây không quá cầu kỳ cho thành phẩm bắt mắt, thơm ngon

4. Lưu ý về cách nấu cháo gà miền Tây và bảo quản

Để món cháo thơm ngon trọn vị, bạn cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau đây.

4.1. Về cách nấu

  • Khi nấu cháo, bạn nhớ lưu ý liên tục khuấy cháo đều tay để cháo không bị dính vào đáy nồi gây ra tình trạng khê làm giảm mùi vị.

  • Bạn có thể tùy chỉnh lượng nước dùng để cháo loãng hoặc đặc tùy theo nhu cầu. Tương tự với phần gia vị nêm nếm cháo và nước sốt trộn gỏi, có thể được điều chỉnh theo khẩu vị của gia đình và bản thân.

  • Bạn có thể biến tấu cách nấu cháo gà miền Tây ăn kèm với nhiều loại gỏi khác như gỏi măng cụt, gỏi nấm, v.v.

4.2. Về cách bảo quản

  • Cháo gà nếu sử dụng không hết, bạn có thể cho vào túi zip hoặc hộp nhựa đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh từ 2 – 3 ngày.

  • Đối với phần gỏi, nếu như đã trộn với nước mắm thì bạn nên sử dụng trong ngày, không nên để qua đêm vì sẽ không tốt cho tiêu hóa. Nếu như chưa trộn với nước sốt, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 2 – 3 ngày, khi cần ăn có thể lấy ra trộn với nước sốt và tiếp tục sử dụng.

Cách nấu cháo gà miền Tây không quá cầu kỳ, nhiều công đoạn. Chỉ với 07 bước đơn giản như trên, bạn sẽ có ngay một món cháo gà ăn kèm với gỏi trộn cực hợp miệng, hấp dẫn. Món ăn này có thể được thêm vào thực đơn cho những ngày lễ tết hoặc vào những ngày sum họp gia đình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *