Chè khoai mì là món ăn chơi được nhiều người ưa thích nhưng không phải ai cũng biết cách nấu chè khoai mì với nếp sao cho ngon, dẻo, đậm đà hương vị. Job3s bật mí ngay giúp bạn cách nấu chè khoai mì với nếp ngon tuyệt, mời bạn theo dõi nhé!
1. Ăn chè khoai mì với nếp có tác dụng gì
Nguyên liệu chính trong cách nấu chè khoai mì với nếp chính là củ khoai mì (hay củ sắn, củ mì, mì mài). Ai cũng biết khoai mì và gạo nếp là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, thuộc dòng lương thực, cung cấp đầy đủ lượng tinh bột cho cơ thể. Bên cạnh đó, khoai mì và nếp cũng có một số công dụng tuyệt vời như:
-
Giàu chất xơ: khoai mì và nếp giàu chất xơ, khi ăn cho cảm giác lo lâu, giảm sự thèm ăn của bạn, giúp giảm cân hiệu quả. Là thực phẩm cung cấp chất xơ hiệu quả cho những ai lười ăn rau.
-
Giảm triệu chứng đau đầu: theo chuyên gia, khoai mì chứa vitamin B2 và riboflavin, có công dụng giảm đau đầu và nửa đầu.
-
Tốt cho hệ tiêu hoá: khoai mì có chứa chất chống oxy, giúp kháng viêm, tẩy giun sán, diệt các vi khuẩn gây đau dạ dày, cải thiện hệ thống tiêu hoá.
-
Cung cấp vitamin A: làm đẹp da, cải thiện thị lực, tăng đề kháng cho cơ thể.
-
Điều hoà huyết áp: ăn khoai mì và nếp là bạn đang bảo vệ sức khỏe thần kinh, giảm các triệu chứng suy nhược, phòng ngừa huyết áp cao.
-
Tốt cho cơ bắp: khoai mì giàu protein giúp cơ bắp phát triển đầy đủ, đem lại nhiều năng lượng cho bạn hoạt động cả ngày dài.
-
Làm đẹp da: gạo nếp chứa vitamin E giúp da dẻ căng mịn, đàn hồi, tràn đầy sức sống.
Xem thêm: Củ Khoai Mì Bao Nhiêu Calo? Những Tác Dụng Không Ngờ Của Khoai Mì
2. Bí quyết cách nấu chè khoai mì với nếp ngon tuyệt
Để cách nấu chè khoai mì với nếp trở nên tuyệt cú mèo, bạn cần nắm rõ những bí quyết dưới đây nhé!
2.1. Chọn nguyên liệu tươi, sạch
-
Khoai mì: khoai mì có kích cỡ vừa phải, mập, tròn, vỏ mỡ màng, màu trắng trong. Không nên mua những củ đã có mùi hôi hoặc dập nát
-
Gạo nếp: hạt tròn, mẩy, màu trắng, có mùi thơm nhẹ là gạo ngon và dẻo. Hạt bị đen, có nhiều sạn cát hoặc mùi hôi thì gạo đã bị mốc và ôi rồi.
Lưu ý: nếu bạn mua bột nếp đã xay sẵn cần chọn loại có màu trắng tinh, mịn, không bị sạn, có mùi thơm. Không chọn loại bột đã đổi màu, ẩm mốc.
2.2. Lượng đường vừa đủ
Bạn không nên cho quá nhiều đường hoặc gia vị không cần thiết, vừa khiến chè ngọt ngấy, vừa không tốt cho sức khỏe, mất đi hương vị vốn có của các nguyên liệu.
2.3. Chú ý thời gian
Trong cách nấu chè khoai mì với nếp, nhiều người thường mắc sai lầm khi nấu quá kỹ các nguyên liệu. Cách nấu chè khoai mì dẻo hơn chính là bạn cần chú ý kỹ thời gian hơn, để nguyên liệu vừa chín tới.
Nấu quá kỹ khiến chè mất đi vị ngon thậm chí có hại cho sức khoẻ nếu củ mì (sắn) vẫn còn sống.
3. Cách nấu chè khoai mì với nếp cơ bản
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Thành phần | Định lượng |
Khoai mì |
1kg |
Bột nếp (bột năng đều được) |
100g |
Lá dứa |
1 bó |
Đường thốt nốt |
300g |
Mè (đậu phộng đều được) |
vừa ăn |
Sơ chế khoai mì
Trong vỏ khoai mì có chứa xyanua, vì thế cần sơ chế thật kỹ. Bạn hãy đem khoai đi rửa sạch, cạo vỏ hoặc gọt thật sạch vỏ.
Mẹo: Khía một đường trên thân củ, sau đó dùng tay bóc đi.
Sau đó đem ngâm nước lạnh quá đêm để loại bỏ hết độc tố có trong củ khoai mì rồi đem rửa sạch với nước vài lần.
Tiến hành
-
Cho khoai mì đem đi hấp hoặc luộc đến khi chín vừa phải. Không hấp quá lâu, sau đó vớt ra để nguội.
-
Đun nước sôi, cho đường thốt nốt ngọt vừa đủ, lá dứa cho thơm, cho thêm bột nếp để nước sánh đặc hơn, khi sôi thì tắt bếp.
Thành phẩm
Cho khoai mì ra bát, cho thêm nước đường đặc vừa nấu, thêm chút mè rang là bạn đã hoàn thành cách nấu chè khoai mì với bếp dễ làm mà cực kỳ ngon rồi đấy!
4. Gợi ý thêm 3 cách nấu chè khoai mì với nếp siêu ngon
Nếu bạn có nhiều thời gian với đầy đủ nguyên liệu hoặc đang kinh doanh mặt hàng đồ ăn, hãy thử ngay 3 cách nấu chè khoai mì với nếp sáng tạo dưới đây. Với các hướng dẫn chi tiết sau đây đảm bảo cả nhà khen ngon, khách hàng mê tít.
4.1. Cách nấu chè khoai mì lá dứa cốt dừa trân châu
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Thành phần | Định lượng |
Khoai mì (rửa sạch, cắt thành miếng) |
1kg |
Đậu xanh bóc vỏ (ngâm mềm với nước muối) |
100g |
Bột nếp |
150g |
Bột năng |
100g |
Đường thốt nốt |
400g |
Nước cốt dừa |
100ml |
Dừa tươi bào, cùi dừa |
200g |
Đậu phộng, mè đen, lá dứa |
vừa đủ |
Tiến hành
-
Hấp khoai và đậu xanh: Cho đậu xanh và khoai mì vào hấp trong 30 phút cho chín mềm (có thể luộc chín sau đó vớt ra). Chú ý canh đủ thời gian, nếu không khoai và đậu xanh bị chín quá sẽ không ngon nữa.
-
Ủ bột: Trộn bột năng lẫn bột nếp, cho nước sôi vừa đủ để nhào bột cho đều đến khi bột không còn dính tay nữa thì dừng. Sau đó bạn cho vào bát, đậy kín ủ trong vòng 10 phút.
-
Làm trân châu: Lấy bột ra, viên thành hình tròn, ấn lõm, cho cùi dừa đã cắt nhỏ vào làm nhân, cuộn tròn lại là xong viên trân châu. Tiếp đó bạn nấu nước sôi, thả các viên vào, khi chúng nổi lên thì lại nấu thêm tầm 10 phút rồi vớt ra ngâm với nước đường.
-
Rang mè và đậu: Bạn cho mè đen, đậu phộng lên chảo rang đến khi thơm, chín tới và hơi giòn thì dừng. Sau đó xát vỏ, thổi bay, cho lên giã nhuyễn hoặc đem đi xay (lưu ý không xay mịn).
-
Nấu nước cốt dừa: cho nước vào nồi, thêm bột nếp cho sệt, khi sôi thì tắt bếp.
-
Làm nước đường: cho vào nồi 2 lít nước, thêm 400g đường, cho lá dứa, khuấy đều, trộn thêm 5g muối. Khi sôi thì tắt bếp.
-
Nấu chè: bạn cho khoai mì và đậu xanh đã hấp vào nồi nước đường, vặn nhỏ lửa. Thêm bột nếp đến độ sệt vừa ăn mà bạn thích.
Thành phẩm
Bạn múc hỗn hợp ra bát, thêm trân châu, mè rang đậu phộng, dừa bào, thêm nước cốt dừa là hoàn thành rồi!
4.2. Cách nấu chè củ mì ngũ sắc với nếp
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Thành phần |
Định lượng |
Khoai mì |
1kg |
Bột nếp (bột năng) |
100g |
Đậu phộng (đã rang chín) |
30g |
Bột báng |
50g |
Bột khoai |
50g |
Nước cốt lá dứa, lá cẩm, hoa đậu, hạt gấc |
mỗi loại 1 chén |
Muối, đường |
Vừa đủ |
Tiến hành
-
Khoai mì rửa sạch, thái nhỏ, đem vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó, lọc qua túi và vắt lấy nước cốt. Lấy phần xác khoai cho vào tô, trộn thêm bột năng, đường, nước cốt dừa đến dính lại. Để nguyên cho tinh bột lắng xuống, tiếp tục lấy xác khoai đem đi.
-
Đem hỗn hợp trộn với nước lá dứa, chia ra bát rồi đổ mỗi bát một màu. Ta được 5 màu: trắng, đỏ, xanh lá, tím, cam. Sau đó đem viên tròn, mang hấp hoặc luộc chín (cần để ý mức độ chín của khoai), tắt bếp, vớt ra đĩa.
-
Đổ 200ml nước cốt dừa, thêm nước lọc, đun sôi, thêm đường và muối vừa ăn. Cho bột báng, bột nếp, bột khoai vào cùng. Cho thêm khoai viên vào, đun sôi thì tắt bếp.
Thành phẩm
Bạn múc chè ra chén, thêm đậu phộng đã rang là hoàn thành xong cách nấu chè khoai mì bột nếp ngon xuất sắc rồi!
4.3. Cách nấu chè khoai mì với nếp, chuối
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Thành phần | Định lượng |
Khoai mì (sơ chế kỹ) |
2 củ |
Chuối chín (rửa sạch, bóc vỏ, thái vừa ăn) |
5 quả |
Lá dứa (rửa sạch) |
2 nhánh |
Bột nếp |
100g |
Dừa bào |
50g |
Mè rang |
50g |
Đường thốt nốt |
100g |
Nước cốt dừa |
vừa ăn |
Tiến hành
-
Xào chuối: đem ngâm chuối chín với đường, 1 muỗng rượu gạo trong 1 tiếng. Sau đó, đổ vào chảo vào xào qua, không đảo mạnh để tránh chuối bị nát.
-
Hấp khoai mì: Khoai mì đem thái vừa ăn, đem đi hấp, khi chín thì vớt ra để nguội.
-
Nấu nước đường: đem nước đổ vào nổi, cho lá dứa, đun sôi, cho đường thốt nốt vừa ăn, thêm ít muối cho đậm đà. Bạn cho thêm bột nếp tới khi sánh đặc thì tắt bếp.
Thành phẩm
Bạn múc nước đường ra bát, thêm khoai mì, chuối đã xào, rắc thêm ít hạt mè và dừa bào là hoàn thành cách nấu chè khoai mì với nếp và chuối ngon tuyệt rồi!
5. Chè khoai mì với nếp có đem bán được không?
Đây là món ăn được nhiều người ưa thích vì hương vị ngon với nhiều dưỡng chất. Do vậy, không khó để nhận ra rằng nhiều quán ăn hiện nay đã cho món chè khoai mì này vào menu và nhận được các phản hồi tốt.
Tuy nhiên, bạn nên biến tấu cách nấu chè khoai mì với nếp thành nhiều kiểu khác nhau, phối hợp nhiều nguyên liệu hơn nhưng cơ bản cách nấu vẫn như cũ. Ví dụ như các món: chè khoai mì với đậu xanh, chè khoai mì lá dứa,…
Điều này vừa đem lại hương vị ngon hơn, đa dạng màu sắc, kích thích vị giác của khách hàng, đảm bảo buôn may bán đắt!
Xem thêm: Cách Nấu Chè Thái Kinh Doanh Đảm Bảo Khách Hàng Kéo Đến Nườm Nượp
6. Lưu ý trong cách nấu chè khoai mì mài với nếp
-
Sơ chế khoai mì: yêu cầu tỉ mỉ kỹ càng, gọt sạch vỏ (trong vỏ sắn có chứa xyanua). Trong quá trình nấu lưu ý xem khoai chín chưa, nếu chưa chín thì có thể bị ngộ độc.
-
Không nên ăn nhiều khoai mì: khoai mì có khá nhiều chất dinh dưỡng nhưng ăn quá nhiều khoai mì cũng dễ bị ngộ độc, khó tiêu, không tốt cho đường tiêu hoá.
-
Đối tượng không nên ăn chè mì mài: trẻ còn nhỏ có hệ tiêu hoá kém, mẹ bầu hạn chế (tuyệt đối không ăn sống).
-
Bảo quản: nên để trong tủ lạnh, không nên để quá 1 ngày nếu không chè dễ bị ôi thiu, có hại cho sức khỏe.
- Có thể biến tấu thành đa dạng món ăn: nếu nhà bạn có nhiều nguyên liệu khác thì hãy thử sáng tạo ra các món ăn với công thức mới xem sao. Khoai mì có thể thay bằng các loại củ giàu tinh bột khác như khoai lang, củ dong,… Bột nếp thay thế bằng bột năng, bột khoai, bột mì,… đều được.
Cách nấu chè khoai mì với nếp khá đơn giản, nguyên liệu thì dễ tìm mua và còn rất dễ dàng kết hợp nhiều nguyên liệu để cho ra công thức mới. Bạn còn chần chờ gì nữa, hãy vào bếp ngay để trổ tài chiêu đãi mọi người nhé!
chè