Các cách nấu nước gừng tắm cho bé tăng đề kháng, giảm khò khè, phòng trăm thứ bệnh

Các cách nấu nước gừng tắm cho bé tăng đề kháng, giảm khò khè, phòng trăm thứ bệnh

Từ lâu, cách nấu nước gừng tắm cho bé là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng, đặc biệt trong mùa đông. Mẹ lưu ngay cách làm để giúp con tăng đề kháng, giảm khò khè, tiêu đờm và phòng ngừa hàng trăm thứ bệnh hiệu quả. Lưu ngay cách nấu sau

1. Có thể tắm nước gừng cho bé ở độ tuổi nào?

Vào thời điểm trời trở gió, lạnh đi hoặc mùa đông thì các mẹ thường xuyên tìm kiếm cách nấu nước gừng tắm cho bé. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, mẹ cần biết bé được bé có thể tắm nước gừng ở độ tuổi nào.

Trẻ sơ sinh có làn da rất mỏng, dễ tổn thương trước những tác động từ bên ngoài. Vì thế nên việc tắm cho trẻ cũng cần sự cẩn thận và tỉ mỉ, tránh bị va đập hay tổn thương. Thông thường, các sản phẩm dùng cho trẻ sơ sinh đều nhẹ dịu để tránh gây kích ứng.

Trên thực tế, gừng là loại củ khá lành tính, có nhiều lợi ích trong việc giữ ấm cơ thể, hạn chế tình trạng cảm cúm hay bị nhiễm lạnh. Vì thế nên các mẹ hoàn toàn có thể sử dụng nước gừng để tắm cho bé.

Thậm chí, các bé được vài tuần tuổi là các mẹ đã có thể tham khảo các cách nấu nước gừng tắm cho bé. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng thực tế của từng bé mà các mẹ cần lưu ý liều lượng cũng như các nguyên liệu kết hợp cùng để không gây ra tình trạng kích ứng da.

Các cách nấu nước gừng tắm cho bé tăng đề kháng, giảm khò khè, phòng trăm thứ bệnh

Nhiều mẹ quan tâm đến cách nấu nước gừng tắm cho bé nhưng không phải ai cũng để ý xem bé bao nhiêu tháng tuổi mới có thể sử dụng

2. Lợi ích khi tắm nước gừng cho bé

Trước khi tìm hiểu cách nấu nước gừng tắm cho bé, mẹ cần biết các lợi ích từ việc cho bé tắm nước gừng. Có thể nói, tắm nước gừng cho bé được áp dụng khá phổ biến trong dân gian bởi dễ thực hiện, an toàn và đem lại hiệu quả cao.

Đối với trẻ sơ sinh, tắm nước gừng sẽ giúp giảm đáng kể các tình trạng da như mụn, rôm sảy, mẩn ngứa và dị ứng. Tắm nước gừng thường xuyên cũng giúp bé cảm thấy thoải má và ngủ ngon giấc hơn.

Các cách nấu nước gừng tắm cho bé tăng đề kháng, giảm khò khè, phòng trăm thứ bệnh

Tắm nước gừng có thể đem lại nhiều lợi ích tích cực cho bé

Mặt khác, cho bé tắm nước gừng còn giúp lưu thông máu hiệu quả, giúp trẻ ăn ngon hơn và cải thiện tình trạng giấc ngủ của bé. Bởi theo y học cổ truyển, gừng có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, lưu thông khí huyết và cải thiện sức khỏe, đồng thời, giúp cải thiện lưu lượng oxy và tăng cường tuần hoàn máu.

Ngoài ra, tắm nước gừng cho bé còn giúp làm ấm cơ thể, phòng ngừa bệnh cảm cúm và viêm họng. Bên cạnh đó, tắm nước gừng còn giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho bé, giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Nhờ những lợi ích tích cực đối với sức khỏe của bé nên không khó hiểu khi việc sử dụng nước gừng để tắm cho bé được áp dụng rộng rãi. Vậy cách nấu nước gừng tắm cho bé trong từng trường hợp với từng mục đích có gì khác nhau? Cùng theo dõi tiếp các thông tin dưới đây để có câu trả lời nhé.

3. Cách nấu nước gừng tắm cho bé sơ sinh

Như đã biết, gừng có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu để hỗ trợ và điều trị các tình trạng sức khỏe khác nhau. Cách nấu nước gừng tắm cho bé không quá phức tạp nhưng đòi hỏi mẹ phải để ý chọn nguyên liệu cho từng trường hợp.

Một số cách nấu nước gừng tắm cho bé đơn giản mà lại hiệu quả phải kể đến như sau:

3.1. Cách nấu nước gừng tắm cho bé bị cảm và ho nhẹ, rôm sảy

Gừng có tính ấm nên rất tốt trong việc giải cảm và điều trị tình trạng ho ở bé. Trong trường hợp này, cách nấu nước gừng để tắm cho bé được thực hiện như sau:

Các cách nấu nước gừng tắm cho bé tăng đề kháng, giảm khò khè, phòng trăm thứ bệnh

Cách nấu nước gừng tắm cho bé bị cảm và ho nhẹ

Chuẩn bị:

  • Nồi

  • Chậu

  • 1-2 củ gừng

  • 200ml nước sạch

Hướng dẫn cách làm:

  • Gừng đem đi rửa sạch, sau đó dùng chày giã nhuyễn.

  • Sau đó, cho gừng vừa giã vào nồi, rồi đổ thêm 200ml nước sạch.

  • Tiếp đến, đun nồi nước đến khi sôi thì tắt bếp, rồi đổ nước ra chậu và pha thêm chút nước sạch.

  • Cuối cùng, mẹ kiểm tra nước xem đã ấm chưa thì có thể dùng tắm luôn cho bé.

Lưu ý, trong khi tắm mẹ cần thật cẩn thận, tránh nước vào mắt hay tai bé. Sau khi tắm xong, mẹ cần lấy khăn khô mềm để lau thật khô và sạch trước khi mặc lại quần áo cho bé.

Ngoài ra, làn da còn non nớt của bé rất dễ kích ứng, mẩn đỏ hay rôm sảy nếu chịu tác động từ bên ngoài. Nếu bé bị rôm sảy, mẹ có thể tắm cho bé với nước gừng sẽ giúp cải thiện khá tốt và không tốn quá nhiều thời gian, giúp bé thoải mái và ngủ ngon giấc hơn.

3.2. Cách nấu nước gừng tắm cho bé bị cảm và ho vài ngày

Nước gừng còn có thể dùng để tắm khi bé gặp phải tình trạng cảm, ho vài ngày không khỏi. Khi bé bị cảm và ho vài ngày, mẹ có thể áp dụng cách nấu nước gừng tắm cho bé dưới đây nhé.

Các cách nấu nước gừng tắm cho bé tăng đề kháng, giảm khò khè, phòng trăm thứ bệnh

Cách nấu nước gừng tắm cho bé cải thiện tình trạng bị cảm và ho vài ngày

Chuẩn bị:

  • Nồi

  • Chậu

  • 2 củ gừng

  • 3 củ sả

  • 500ml nước sạch

Hướng dẫn cách làm:

  • Đầu tiên, rửa sạch gừng và sả, sau đó đem thái thành nhiều lát mỏng.

  • Cho 500ml nước sạch vào nồi rồi thêm gừng và sả đã thái lát rồi đun sôi.

  • Sau khi nước đã sôi thì tắt bếp và đổ ra chậu, đợi cho nước ấm thì dùng tắm cho bé.

  • Ngoài ra, mẹ có thể dùng nước gừng để xông hơi cho bé trong vòng 3-5 phút.

  • Cuối cùng, mẹ dùng khăn khô, mềm lau sạch cơ thể bé sau khi tắm hoặc xông hơi.

3.3. Cách nấu nước gừng tắm cho bé bị cảm và ho lâu ngày

Khi còn nhỏ, phổi và đường hô hấp chưa phát triển hoàn toàn thì bé rất dễ gặp phải tình trạng cảm, ho dai dẳng không khỏi. Đối với những bé sơ sinh bị cảm và ho lâu ngày, mẹ nên thử cách nấu nước gừng tắm cho bé dưới đây để giúp cải thiện hiệu quả và nhanh chóng.

Các cách nấu nước gừng tắm cho bé tăng đề kháng, giảm khò khè, phòng trăm thứ bệnh

Dùng nước gừng tắm cho bé bị cảm và ho lâu ngày có thể cải thiện khá nhiều các triệu chứng

Chuẩn bị:

  • Chậu

  • 3 củ gừng

  • 100ml rượu trắng

  • 500ml nước ấm

Hướng dẫn cách làm:

  • Gừng để nguyên vỏ đem đi rửa sạch, sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn

  • Bước tiếp theo, mẹ trộn gừng đã giã/xay với 100ml rượu trắng đã chuẩn bị sẵn.

  • Sau đó, cho nước ấm đã chuẩn bị vào hỗn hợp trên là đã hoàn thành nước gừng tắm cho bé bị cảm và ho lâu ngày.

  • Cuối cùng, mẹ tắm cho bé bằng nước gừng rồi dùng khăn mềm khô lau sạch cơ thể bé.

Lưu ý: với bé bị cảm và ho lâu ngày, mẹ chỉ nên tắm cho bé trong khoảng 3-5 phút là tốt nhất. Tắm quá lâu rất dễ dẫn đến tình trạng bé bị nhiễm lạnh, nhất là vào mùa đông.

4. Những lưu ý khi cho bé tắm nước gừng

Những lợi ích của việc tắm nước gừng cho bé là điều không cần bàn cãi quá nhiều. Cách nấu nước gừng tắm cho bé cũng rất đơn giản mà có thể đem lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, với làn da mỏng manh của bé mà không thực hiện đúng cách thì có thể ảnh hưởng đến làn da và thậm chí là cả sức khỏe. Vì vậy, khi cho bé tắm nước gừng, mẹ nên đặc biệt lưu ý một số điều sau:

  • Chú ý đến thời gian cho bé tắm: Thời gian tắm cho bé tốt nhất là từ 5 – 10 phút nhằm đảm bảo lỗ chân lông trẻ giãn nở. Thời gian này vừa đủ để làm sạch cho bé cũng vừa đủ để các tinh chất có lợi tác động đến cơ thể. Nếu kéo dài thời gian tắm có thể khiến cơ thể bé nhiễm lạnh và tăng nguy cơ bị bệnh và có thể làm các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.

  • Không gian tắm cho bé: Để tránh gió lùa và khiến trẻ bị cảm và ho nặng hơn, tốt nhất mẹ nên cho bé tắm trong phòng thay vì ở ngoài trời. Tuy nhiên, hãy đảm bảo độ thoáng của không gian để tránh ngột ngạt nhé.

  • Liều lượng gừng vừa đủ: Do da của bé sơ sinh rất nhạy cảm trong giai đoạn này, vì vậy mẹ chỉ nên dùng một lượng gừng vừa đủ khi tắm nước gừng cho bé.

  • Tìm hiểu xem con có bị kích ứng hay không: Mẹ nên kiểm tra trước xem bé có bị nhạy cảm với gừng không bằng cách chấm nước gừng lên da và đợi trong khoảng 5 – 10 phút. Nếu thấy vùng da đó ửng đỏ hay kích ứng thì mẹ không nên dùng nước gừng tắm cho bé. Còn nếu không có hiện tượng gì thì mẹ có thể bắt đầu tắm bình thường.

  • Thay đổi linh hoạt hoặc ngâm chân nếu bé không thể tắm với gừng: Nếu bé bị kích ứng với gừng và không thể tắm nước gừng, mẹ có thể cho trẻ ngâm chân trong khoảng 10 – 15 phút cũng rất tốt cho sức khỏe.

  • Tần suất tắm nước gừng: Để tránh bé bị cảm lạnh trong mùa đông hay thời tiết lạnh, gió mùa, mẹ có thể cho trẻ sơ sinh tắm nước gừng 1 – 2 lần/tuần sẽ giúp giữ ấm và tăng sức đề kháng cho cơ thể bé.

  • Nên cho bé uống nước trước khi tắm: Nếu bé bị cảm, sốt hoặc có các triệu chứng cúm, hãy cho bé uống một cốc nước ấm hoặc nước ấm có thêm một lát gừng trước khi tắm. Điều này giúp điều hòa cơ thể bé, kích thích hệ tiêu hóa và bổ sung lượng nước cần thiết.

  • Trường hợp nếu trẻ sơ sinh yếu và có bệnh thì mẹ cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi cho bé tắm nước gừng.

Các cách nấu nước gừng tắm cho bé tăng đề kháng, giảm khò khè, phòng trăm thứ bệnh

Các mẹ cần đặc biệt lưu ý khi tắm nước gừng cho con để tránh con bị kích ứng hoặc làm nghiêm trọng thêm một số triệu chứng

Xem thêm:

Trà Gừng Có Tác Dụng Gì? Cho Thêm Nguyên Liệu Này Uống Tốt Hơn Cả Thảo Dược

  • Cách Làm Trà Gừng: Chỉ Cần Cho Thêm Thứ 3 Thứ Này Cảm Cúm, Đau Đầu Đều Biến Mất
  • Không thể phủ nhận rằng việc tắm nước gừng cho bé là rất tốt. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như tìm hiểu để chọn được cách nấu nước gừng tắm cho bé sao cho phù hợp, hạn chế kích ứng.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *