Với giá trị dinh dưỡng cao, các loại nấm ăn được ở Việt Nam được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Không chỉ là nguyên liệu chế biến, nấm còn xuất hiện trong nhiều bài thuốc quý giúp cải thiện sức khoẻ hiệu quả cho con người.
1. Nấm rơm
Nấm rơm là một trong các loại nấm ăn được phổ biến ở Việt Nam ta, được sử dụng trong rất nhiều món ăn. Nấm rơm được mọc từ rơm rạ có màu trắng, xám, xám đen và có tùy các loại kích thước. Bên trong nấm rơm có chứa nhiều các chất như Vitamin A, B1, B2, D, E, C và axit amin.
2. Các loại nấm ăn được: Nấm kim châm
Nấm kim châm hay còn được gọi là nấm kim chi đây là một loại nấm có màu trắng và mọc thành từng cụm đều nhau. Nấm kim châm là thực phẩm được sử dụng rất nhiều trong các món ẩm thực tại các nước châu Á và đặc biệt nhất là ở các món lẩu.
3. Nấm hương
Nấm hương còn có tên gọi khác là nấm đông cô, Nấm có màu nâu sẫm đường kính bề mặt khoảng 4 – 10cm. Đây là loại nấm mọc ký sinh trên các cây lá to. Loại nấm này ở Việt Nam thường mọc hoang. Nấm hương khi chế biến mang lại cho món ăn một mùi thơm đặc trưng và hấp dẫn hơn.
4. Nấm tai mèo
Nấm tai mèo còn được gọi với một cái tên khác là mộc nhĩ và gọi tắt là nấm mèo. Đây là một loại nấm có hình dạng tựa như 1 cái tai của con người và có màu nâu sẫm. Chúng thường mọc trên các thân cây đã bị mục. Nấm tai mèo khi được chế biến vào món ăn sẽ tạo độ dai giòn “sần sật”.
4. Nấm hầu thủ
Nấm hầu thủ hay còn được biết tới cái tên đó chính là nấm đầu khỉ nó có hình dáng hình cầu hoặc hình bầu dục. Nó mọc thành từng chùm có tua xuống như đầu khỉ lúc già thì các tua sẽ chuyển màu vàng như bờm sư tử. Loại nấm này được nuôi trồng ở nhiều các quốc gia. Nấm hầu thủ không chỉ là một thực phẩm và nó được xếp vào loại dược liệu mang lại một giá trị lớn cho con người.
5. Nấm mỡ
Trong danh sách các loại nám ăn được, nấm mỡ đây là một số ít loài nấm có thể ăn sống. Loại nấm này có bắt nguồn từ vùng đồng cỏ Châu Âu và Bắc Mỹ.
Hình dáng của nấm mỡ khi chưa trưởng thành sẽ có màu trắng và nâu. Hiện nay nó được trồng tại hơn 70 quốc gia bởi giá trị dinh dưỡng và mùi hương thơm ngon.
6. Nấm thái dương
Nấm thái dương đây là một loại nấm được bắt nguồn từ Brazil. Đây không chỉ được nhắc tới như một trong những loại nấm ngon và có dược tính quý. Nó có màu nâu hồng ở mũ và cuống trắng hình trụ, đường kính khoảng từ 3 – 4 cm và khi nở sẽ lên tới 8 cm.
7. Nấm linh chi
Một trong những tên gọi khác của nấm linh chi thường được biết đến là tiên thảo, vạn niên nhung hay nấm trường thọ. Từ cổ chí kim, nấm linh chi đã được coi như một loại thuốc quý hiếm, bởi loại nấm này có tác dụng vô cùng tốt cho người dùng. Nấm linh chi có vị nhạt khi dùng, tính ấm và có tác dụng giải độc, bảo vệ gan, bồi bổ trí não, ích vị lợi niệu,…
8. Nấm tràm
Một trong các loại nấm ăn được và sinh trưởng tự nhiên sâu trong các rừng Tràm chính là nấm tràm, chúng rất lành tính và tốt cho dinh dưỡng. Về bề ngoài, nấm tràm có màu nâu tím, bên trong và mịn và hình thức khá đẹp. Tuy nhiên, nếu uống nước ngay sau khi ăn loại nấm này bạn có thể sẽ cảm thấy đắng miệng. Đây được xem là đặc tính riêng chỉ có ở loại nấm này.
Tại Việt Nam, nấm tràm phát triển nhiều nhất ở khu vực Phú Quốc, người dân nơi đây thường sử dụng nấm kết hợp các loại hải sản để có nhiều món ăn ngon phục vụ du khách đến đây.
9. Nấm bào ngư
Nấm bào ngư – một trong các loại nấm ăn được, chúng cũng thường được biết đến với cái tên nấm sò. Nấm bào ngư được tìm thấy đầu tiên tại Đức từ rất lâu trước đây, hiện tại loại nấm này được trồng phổ biến tại nhiều quốc gia để làm thực phẩm.
Loại nấm này thường mọc thành nhiều các lớp xen kẽ nhau tạo thành các hình bậc thang, trên các thân cây khô và có dấu hiệu suy yếu. Nấm bào ngư mang màu trắng ngà hoặc hơi ngả vàng, chúng thường chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
10. Nấm thông
Nấm thông thuộc nhóm các loại nấm ăn được, loại nấm này sinh trưởng tại các vùng có khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới. Bạn có thể quan sát và thấy chúng mọc thành các đám nhỏ bám trên mặt đất, nhất là tại các khu vực rừng thông. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến loại nấm này có tên là nấm thông.
Khi mới phát triển, nấm thông có màu tím, về sau có thể chuyển sang màu vàng hoặc nâu, đường kính của loại nấm này có thể lên tới 15cm
Xem thêm:
Lá Hẹ Có Tác Dụng Gì? Bất Ngờ Tác Dụng Của Lá Hẹ Với Nam Giới
Ngó Sen Là Gì? “Vị Thuốc Thần Kỳ” Cho Sắc Đẹp Và Sức Khoẻ
Các loại nấm ăn được thường được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như món chay hoặc ăn cùng với các món lẩu. Tuy nhiên, bạn nên mua nấm ở những nơi uy tín và không nên ăn nấm dại vì rất dễ ngộ độc.