Chị em nội trợ hay sử dụng các loại rau thơm phổ biến với mùi thơm đặc trưng để tăng thêm vị ngon và hương thơm cho món ăn. Không chỉ vậy các loại rau này còn có công dụng chữa một số loại bệnh cực tốt.
1. Các loại rau thơm phổ biến tại nước ta
Rau thơm ngoài việc được biết đến là gia vị ăn kèm trong các bữa ăn mà nó còn có những công dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết.
1.1. Hành lá
Hành lá là gia vị phổ biến hàng ngày của các gia đình. Loại rau này rất dễ trồng và ít tốn công chăm sóc. Hành lá có công dụng rất tốt trong việc chữa bệnh phổ biến nhất là giải cảm.
Nếu cảm bạn nên ăn 1 bát cháo hành nóng nó sẽ giúp cơ thể thải khí độc, lưu thông mạch máu tính cay ấm nên khả năng giải cảm, làm ấm cơ thể hiệu quả. Không chỉ vậy, hành lá sẽ giúp tiêu đờm, giảm ho.
1.2. Tía tô một trong các loại rau thơm được ưa chuộng
Lá tía tô có màu tím hơi cứng, thường được sử dụng để ăn kèm với các món nộm, gỏi, phở… hoặc các món bún riêu cua, lẩu riêu hoặc cho thêm vào các món xào hay cháo.
Tía tô không chỉ có tác dụng trong các món ăn mà còn có thể dùng làm đẹp. Theo đông y lá lốt còn giúp giải cảm, trị phong hàn, hạ sốt. Ngoài ra, nó còn tốt cho hệ tiêu hóa nhờ tính ấm nóng có trong loại lá này.
1.3. Húng quế
Húng quế còn được biết đến với tên gọi như rau quế, húng chó,… Thường được ăn kèm với các món bún, phở hoặc lòng heo. Hạt của nó còn được dùng trong các món chè, nước giải khát và làm đẹp.
Lá húng quế không chỉ làm gia vị trong ẩm thực mà còn là thuốc hiệu quả để điều trị các bệnh như đau đầu, rối loạn kinh nguyệt, viêm da, trị cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu khá hiệu quả.
1.4. Rau răm
Nhắc tới các loại rau rau thơm phổ biến thì không thể bỏ qua rau răm. Loại rau gia vị này có vị hơi cay nồng, mùi hắc và có tính nhiệt thường được sử dụng khử mùi tanh trong các món cá kho, cháo sườn, cháo trai… ăn kèm với trứng vịt lộn, trong các món gỏi trộn, bánh cuốn, bánh tráng trộn….
Rau răm chứa nhiều vitamin như: Vitamin A, C, K, sắt, canxi, Magie có tác dụng tốt trong việc trị tiêu hóa kém, say nắng, giúp giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa tiêu chảy.
1.5. Rau kinh giới
Kinh giới được sử dụng rất nhiều trong các món nộm. Đặc biệt, đây là loại rau ăn kèm trong món bún đậu mắm tôm. Rau có vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm nó giúp tăng mùi vị cho món ăn, giảm mùi hắc của mắm tôm.
Ngoài ra, rau kinh giới chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất được xem là một vị thuốc có rất nhiều công dụng cho sức khỏe, giúp trị cảm lạnh, lợi tiểu, viêm họng, khàn tiếng, mụn nhọt, tăng cường thị lực…
1.6. Bạc hà
Bạc hà có vị the mát nó thường được sử dụng phổ biến để trang trí đồ uống hay các món bánh hoặc dùng làm rau ăn sống. Hiện nay, bạc hà còn được điều chế làm tinh dầu và nước hoa.
Bạc hà còn là loại thuốc quý trong việc chữa trị cảm cúm, đầy hơi, lợi tiêu hóa,… Tinh dầu bạc hà làm dịu cơn hen suyễn, trị ho, giải cảm, sát khuẩn làm xẹp vết cắn côn trùng,.. Với những công dụng tuyệt vời bạc hà đã trở thành loại rau được sử dụng nhiều trong chế biến ẩm thực.
1.7. Thì là loại rau giúp khử tanh
Nhắc đến các loại rau thơm phổ biến thì không thể không nói đến thì là. Loại rau này có vị ngọt hương thơm đặc trưng nên thường được sử dụng với các món hải sản hoặc các món cá, nhờ khả năng khử mùi tanh,
Ngoài công dụng trong việc khử mùi tanh cho các món ăn nó còn giúp bổ thận, chữa đau bụng, đau răng, giải độc, giảm đau hiệu quả. Đặc biệt nó còn được ví như dược liệu giúp bổ thận.
1.7. Lá lốt
Rau răm thường được sử dụng khử mùi tanh trong các món cá kho, cháo sườn, cháo trai hay các món ăn từ thịt như thịt bò cuốn lá lốt, chả viên lá lốt Nó góp phần đem lại hương vị đặc biệt cho các món ăn.
Theo đông y lá lốt có khả năng chữa các bệnh về xương khớp, giảm đau, trị tiêu hóa kém, say nắng giảm viêm hiệu quả. Không chỉ vậy nó còn được sử dụng để làm mỹ phẩm.
1.8. Rau mùi
Rau mùi hay còn được biết đến với tên gọi khác là ngò rí, rau ngò. Loại rau này bạn có thể sử dụng để ăn sống, làm salad, cho vào món hầm, xào để tăng thêm gia vị và đẹp mắt.
Rau mùi giúp tăng hương vị cho món ăn nhờ có vị ngọt, tính ấm, ngoài ra nó còn có có khả năng giải độc, kích thích hệ tiêu hóa, giảm sưng, kháng viêm… Tinh dầu chiết xuất từ ngò có khả năng diệt khuẩn hiệu quả.
1.9. Diếp cá
Trong các loại rau thơm, rau diếp cá thường ăn kèm với các món gỏi, bánh xèo… Ngoài ra, loại rau này có tác dụng tốt cho đường tiết niệu, trị bệnh trĩ hiệu quả. Rau diếp cá giã nhỏ đắp lên vết thương để sát trùng, tiêu viêm hiệu quả. Uống nước ép rau diếp cá cũng giúp giải nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên diếp cá khá kén người dùng vì mùi tanh đặc trưng.
Xem thêm:
Bà Bầu Ăn Rau Răm Được Không? Dù Nhiều Lợi Ích Nhưng Mẹ Bầu Cần Đặc Biệt Chú Ý
Ăn Rau Muống Nhiều Nhưng Bạn Đã Biết Cách Nhặt Rau Muống Nhanh, Phù Hợp Cho Từng Món?
2. Cách sử dụng rau thơm an toàn
Vì các loại rau thơm đa phần sẽ sử dụng để ăn sống nên bạn cần chú ý đến cách sử dụng để đảm bảo an toàn:
- Trước khi sử dụng, cần rửa sạch rau thơm với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Nên ngâm rau thơm trong nước muối khoảng 15 phút để loại bỏ ký sinh trùng trước khi sử dụng.
- Rau thơm thường được thái nhỏ hoặc để nguyên tùy thuộc vào món ăn các món ăn.
- Rau thơm có thể sử dụng cho món ăn ở nhiều thời điểm khác nhau tùy thuộc vào món ăn. Có thể cho rau thơm vào món ăn khi vừa chín, hoặc đã nhấc nồi xuống.
- Rau thơm có thể được sử dụng tươi hoặc khô, thường dùng cho các món ăn như bún, phở, gỏi, canh,… hoặc để pha trà, làm gia vị.
Các loại rau thơm phổ biến của nước ta rất nhiều, mỗi loại đều mang đến 1 hương vị và công dụng riêng. Bạn có thể chủ động trồng một số loại rau ở nhà như: rau mùi, tía tô, bạc hà, húng quế trong xô hoặc chậu để tiện khi cần dùng.