Cách làm canh củ mài nấu tôm được đánh giá là hết sức đơn giản. Chỉ với nguyên liệu từ củ mài và tôm bạn đã có thể nấu món ăn với hương vị thơm ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Hãy bắt tay vào bếp để tạo một bữa ăn trọn vẹn vị quê hương cho gia đình thân yêu cùng thưởng thức nhé!
1. Củ mài là gì? Những lợi ích tuyệt vời của củ mài đối với cơ thể
Cây củ mài là thực vật thuộc họ thân leo thường được tìm thấy nhiều ở vùng núi của nước ta. Củ mài hình trụ có thể dài tới hàng mét, vỏ màu nâu xám, bên trong thịt có màu trắng mềm.
Từ xa xưa củ mài đã được ứng dụng trong y học cổ truyền với nhiều tác dụng tuyệt vời như:
-
Trong củ mài có chứa thành phần diosgenin được chứng minh có tác dụng làm tăng lượng vi khuẩn có lợi cho đường ruột, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hoá tốt hơn.
-
Hoạt chất protodioscin có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu LDL. Từ đó giảm các nguy cơ xơ vữa động mạch. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý mạch máu nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim cấp.
-
Củ mài giàu khoáng chất mangan giúp hỗ trợ chuyển hoá carbonhydrat, giúp tạo năng lượng cho tế bào hoạt động.
-
Nguồn cung cấp lượng vitamin C và chất chất chống oxy hóa cao giúp loại bỏ gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.
-
Allantoin là chất làm tăng sinh tế bào, hiệu quả nhanh trong hỗ trợ điều trị mụn nhọt, các bệnh lý ngoài da khác.
-
Vitamin B6 là thành phần quan trọng tác dụng phá vỡ homocysteine- một axit amin gây tổn thương thành mạch từ đó làm giảm các nguy cơ mắc các bệnh lý về mạch máu.
-
Bên cạnh đó, củ mài có chứa dioscorin, giúp ức chế hệ thống angiotensinogen, tăng tưới máu thận, giảm huyết áp hiệu quả.
-
Hàm lượng kali cao trong củ mài đóng vai trò quan trọng cân bằng nước điện giải, giữ nồng độ natri trong máu ở mức ổn định, từ đó kiểm soát tốt huyết áp, nhịp tim.
-
Củ mài có tác dụng làm đẹp được chị em phụ nữ đặc biệt yêu thích đó chính là xoá quầng thâm mắt, mờ thâm giảm nếp nhăn, sáng da, chống lão hoá.
Giá trị dinh dưỡng có trong canh canh củ mài nấu tôm
Củ mài là thực phẩm bổ dưỡng được chế biến thành nhiều món ngon trong mâm cơm của nhiều gia đình Việt đặc biệt là canh củ mài nấu tôm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng củ mài chứa hơn 50% tinh bột, ngoài ra còn nhiều các thành phần dinh dưỡng khác như lipid, protein, cholin, axit amin, nhiều yếu tố vi lượng khác.
Tôm là hải sản có ít calo nhưng giàu chất dinh dưỡng cho cơ thể, trung bình trong 100g tôm có chứa 99 Calo, 0.4g chất béo, 190mg cholesterol, 24g chất đạm cùng nhiều khoáng chất như phốt pho, đồng, magie…mang đến nhiều tác dụng cho cơ thể như:
-
Tăng cường trí nhớ, giảm căng thẳng chống trầm cảm, đồng thời trẻ hoá da.
-
Tổng hợp nucleotit và protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa tạo năng lượng trong cơ thể.
-
Tôm có chứa lượng selen cần thiết để cơ thể đào thải và loại bỏ các kim loại nặng ra khỏi cơ thể dễ dàng.
Củ mài nấu tôm được xem là sự kết hợp hoàn hảo với vị ngọt tự nhiên và thanh mát. Món ăn cũng được đánh giá là giàu dưỡng chất cho bữa cơm thêm phần chất lượng.
2. Chuẩn bị nguyên liệu làm canh củ mài nấu tôm
Nguyên liệu làm canh củ mài nấu tôm khá đơn giản, dễ tìm thấy ở chợ, siêu thị tiện lợi.
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Để thực hiện món canh củ mài nấu tôm bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu dưới đây:
-
Củ mài 500g
-
Tôm 150g
-
Gừng 50g
-
Hành tím 20g
-
Rau ngò 20g
-
Các loại gia vị như: Nước mắm, dầu ăn tiêu, hạt nêm, bột ngọt…
-
Dụng cụ: Nồi lớn, chảo, muống, dao mỗi thứ 1 cái.
2.2. Cách chọn tôm ngon
Để món canh củ mài nấu tôm được tròn vị bạn cần lưu ý chọn tôm tươi có một số đặc điểm như: Tôm tươi còn nguyên vẹn, không bị mất đầu, có dáng thẳng hoặc hơi cong, vỏ bóng, trơn, sống giữa thân tôm tươi và trong. Đầu và chân tôm gắn chặt với nhau, đuôi xếp gọn vào nhau.
Bạn có thể kiểm tra độ tươi của tôm bằng cách đưa tôm ra ánh sáng kéo dài thân để xem độ rộng của các khớp, nếu các khớp rộng chứng tỏ tôm không còn tươi hoặc tôm đông lạnh. Tuyệt đối không nên chọn tôm đã có mùi lạ, cầm có cảm giác nhớt dính vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị của canh củ mài nấu tôm.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tôm, chính vì vậy màu sắc, hình dáng tôm mỗi loại có những đặc điểm khác nhau. Khi mua bạn cần lưu ý phân biệt những loại tôm sau:
-
Tôm sú được nuôi phổ biến tại nước ta, có phần thịt chắc, kích thước lớn. Vỏ tôm tươi có màu xanh ngọc, bóng, trơn, dễ chế biến nhiều món ngon khác nhau.
-
Tôm sắt thuộc dòng tôm biển có kích thước nhỏ, tôm tươi có màu hồng trắng, để lâu sẽ chuyển sang màu hồng đậm. Thịt tôm dai, khi nấu có hương thơm hấp dẫn, vị ngọt ngon.
-
Tôm thẻ có bề ngoài khá giống tôm sú, vỏ mỏng, màu hơi xanh, thịt tôm có vị ngọt, mềm.
-
Tôm đất có thân dài, lớp vỏ dày, màu nâu đỏ, kích thước bằng ngón tay út. Khi ăn có vị giòn ngọt, vị tự nhiên không tanh như tôm biển.
Khi làm canh củ mài nấu tôm, bạn có thể chọn bất kỳ loại tôm nào. Tuy nhiên, để có hương vị thơm ngon nhất, bạn nên mua loại tôm sắt.
3. Cách làm canh củ mài nấu tôm hấp dẫn
Để làm canh củ mài nấu tôm thơm ngon hấp dẫn bạn cần thực hiện các bước sau:
3.1. Sơ chế nguyên liệu
-
Củ mài gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt lát thật mỏng ⅔ củ, ⅓ củ mài còn lại thái hạt lựu để khi ăn tạo cảm giác lạ miệng hơn.
Lưu ý nhỏ khi sơ chế củ mài
Khi sơ chế nguyên liệu nấu canh củ mài nấu tôm bạn hãy rửa sạch đất bám trên vỏ củ mài, cắt thành miếng ngâm trong nước sôi 5 phút, sau đó vớt ra ngâm nước lạnh 5 phút. Đây là mẹo nhỏ giúp bóc vỏ củ mài dễ dàng, đồng thời loại bỏ những chất có hại cho cơ thể.
-
Tôm rửa sạch, bóc vỏ, băm nhuyễn.
-
Ngò rửa sạch cắt rối.
3.2. Ướp tôm
Cho tôm đã băm nhuyễn vào bát cùng 2 muỗng hành tím băm, 1 muỗng cà phê gừng băm, ½ muỗng cà phê bột ngọt, ½ muỗng canh hạt nêm, 1 ít tiêu. Dùng muỗng trộn đều tất cả nguyên liệu ướp trong 10 phút để tôm thấm đều gia vị.
3.3. Hầm củ mài với tôm
Cho vào chảo lượng dầu ăn vừa đủ, đun nóng dầu rồi cho hành tím còn lại vào xào thơm.
Tiếp theo đổ 1 lít nước vào đun sôi, thêm vào 1 muỗng bột canh, ½ muỗng nước mắm, 1 muỗng bột ngọt và củ mài vào nấu.
Khi nước sôi lại, dùng muỗng múc viên nhân tôm vào. Nấu khoảng 10 phút cho khoai mềm thì cho rau ngò vào om và tắt bếp.
Lưu ý trong lúc nấu thường xuyên khuấy đều để khoai không dính vào đáy nồi. Không nấu quá lâu vì sẽ mất đi độ dẻo ngọt của canh củ mài nấu tôm.
3.4. Yêu cầu thành phẩm
Chén canh củ mài nấu tôm khi nấu xong có mùi thơm của tôm hoà quyện cùng vị ngọt mềm dẻo của củ mài. Đây thật sự là món ăn hấp dẫn, đầy chất dinh dưỡng cho gia đình của bạn vào những ngày mưa lạnh.
5. Bà bầu có ăn được canh củ mài nấu tôm không?
Canh củ mài nấu tôm chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao, mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng ăn canh củ mài nấu tôm không tốt cho bà bầu vào thời kỳ đầu của quá trình mang thai.
Nguyên nhân là do giai đoạn này bà bầu có sức đề kháng yếu, lượng hormone chưa ổn định. Đồng thời củ mài có đặc tính hoạt động như một hormon estrogen nên khi bà bầu ăn vào sẽ làm tăng lượng hormone trong cơ thể. Từ đó có thể gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Vậy nên bà bầu giai đoạn 3 tháng đầu cần hạn chế ăn củ mài.
Khi thai nhi đã phát triển lớn hơn bà bầu sẽ thường xuất hiện tình trạng táo bón, khó tiêu. Lúc này cần điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều rau, thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Bà bầu lúc này có thể ăn canh củ mài nấu tôm để tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
Tuy nhiên khi ăn bà bầu cần chú ý không nên ăn củ mài quá thường xuyên, nên kèm với các thực phẩm giàu protein khác để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.
4. Gợi ý 5 món ngon từ củ mài khác
Bên cạnh món canh củ mài nấu tôm đậm chất quê hương, bạn có thể chế biến củ mài thành nhiều món ăn ngon khác nhau như:
4.1. Canh củ mài hạt sen hầm xương
Canh củ mài hạt sen hầm xương là món ăn giàu dinh dưỡng. Hạt sen có chứa thành phần giúp tinh thần bạn thư giãn thoải mái, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ tốt.
Để nấu món ăn này bạn cần chuẩn bị nguyên liệu như củ mài tươi, sườn heo non, hạt sen khô, củ cây hoa huệ khô. Đầu tiên bạn cần sơ chế nguyên liệu, củ mài gọt vỏ, thái miếng vừa ăn, hạt sen, thịt heo rửa sạch.
Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào nồi với lượng nước vừa đủ và đun sôi, giảm lửa để hầm chín xương heo và hạt sen, nêm gia vị vừa ăn và tắt bếp. Vậy là bạn đã hoàn thành xong món canh thơm ngon hấp dẫn này rồi.
4.2. Cháo củ mài nấu tôm
Cháo củ mài tôm món ăn chứa lượng dinh dưỡng ngang bằng với canh củ mài nấu tôm. Nguyên liệu nấu cháo với củ mài khá đơn giản, điều quan trọng nhất bạn cần chuẩn bị là hầm xương heo để lấy nước.
Đối với củ mài sau khi sơ chế sạch bạn đem đi xay nhuyễn, tôm tươi bóc vỏ lấy thịt băm nhuyễn. Cho nước hầm xương vào nồi đun sôi rồi cho củ mài và tôm vào cùng lúc, khuấy đều tay rồi nêm thêm gia vị nấu trong khoảng 10 phút.
Vậy là bạn vừa hoàn thành món cháo củ mài tôm thơm ngon đầy dinh dưỡng, hãy thưởng thức hương vị ngay nhé.
4.3. Chè củ mài long nhãn
Cũng giống như canh củ mài nấu tôm chè củ mài long nhãn cũng là một món ăn đặc sản của miền núi. Vào những ngày hè oi bức bạn hãy vào bếp nấu ngay món chè để giải nhiệt này nhé. Nguyên liệu cần chuẩn bị: Củ mài, long nhãn, kỷ tử, táo tàu, đường.
Đầu tiên củ mài bạn rửa sạch gọt vỏ cắt thành miếng. Cho nước vào nồi cùng táo tàu, long nhãn đun sôi trong 10 phút thì cho củ mài vào nấu trong khoảng 10 phút.
Cuối cùng cho kỳ tử và thêm đường đúng khẩu vị của bạn. Chè khi chín rất dẻo, vị ngọt thanh mát, hương thơm cùng vị lạ của chè sẽ chinh phục bạn ngay từ lần đầu tiên thưởng thức.
Xem thêm: 4 Cách nấu chè bột củ mài dân giã, giải nhiệt mùa hè cực tốt
4.4. Củ mài kho nghệ
Nếu bạn đang muốn thêm món mới vào thực đơn cho gia đình thì món củ mài kho nghệ chính là một lựa chọn vô cùng hợp lý. Tuy món ăn không quen thuộc như canh củ mài nấu tôm nhưng lại có hương thơm, vị lạ ăn hoài không chán.
Nguyên liệu liệu chính cần chuẩn bị là củ mài, bột nghệ vàng, tỏi, mạch nha. Củ mài gọt vỏ rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Cho dầu ăn vào chảo cùng tỏi băm và bột nghệ đảo đến khi thơm thì cho củ mài vào xào đều. Thêm ⅓ muỗng cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê mạch nha, 2 chén nước vào rồi để lửa nhỏ trong khoảng 20 phút. Vậy là món củ mài kho nghệ thơm ngon độc đáo đã hoàn thành.
4.5. Củ mài luộc
Từ nhiều thế kỉ trước, củ mài được xem là món ăn dinh dưỡng thay cho cơm của nhiều người miền núi. Củ mài luộc rất dễ thực hiện, phù hợp vào những ngày bạn bận rộn không có thời gian nấu nhưng vẫn muốn cho gia đình có mâm cơm ngon.
Để nấu món ăn này bạn cần chuẩn bị 3-5 củ mài, mật mía, muối trắng. Củ mài rửa sạch, ngâm với ít muối để loại bỏ bụi bẩn, sau đó cho vào nồi, đổ nước ngập rồi đun sôi đến khi vỏ củ nứt ra. Cuối cùng hãy thưởng thức thành phẩm củ mài chấm mật mía.
Xem thêm: Bật Mí Cách Nấu Canh Cá Diêu Hồng Đưa Cơm Cho Ngày Se Lạnh
Món canh củ mài nấu tôm đậm chất hương vị của quê hương, mang đến cho gia đình bạn những trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời. Món ngon đầy dinh dưỡng, công thức chế biến đơn giản, bạn hãy vào bếp thực hiện và thưởng thức ngay thôi! Chúc bạn thành công với cách làm canh củ mài nấu tôm.