Chả cá thu là một món ăn dễ chế biến với hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Chả cá có thể biến tấu thành nhiều món khác nhau và làmột món ngon cứu cánh cho những bà nội trợ bận rộn. Vậy còn lý do gì để bạn không lưu ngay công thức này lại và trổ tài vào bếp ngay thôi nào.
1. Giá trị dinh dưỡng của cá thu
Cá thu là một loại cá lớn, có thịt săn chắc và có nhiều dầu. Trong cá thu có nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm: 189g calo, chất béo, chất đạm, natri và một lượng nhỏ omega-3.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Trong cá thu có axit béo omega-3 DHA và EPA, chất giúp giảm các bệnh về tim mạch. Nhờ có omega-3 nên khi hấp thụ cá thu vào trong cơ thể bạn hoàn toàn không tăng cholesterol.
- Bổ sung sức khỏe thần kinh: Cá thu có tác dụng ngăn ngừa sự suy giảm chức năng trí tuệ và cải thiện khả năng nhận thức, cải thiện trí nhớ cho người cao tuổi, cũng như người lao động trí tuệ.
- Bổ máu: Với lượng sắt, vitamin B12 và các folate có trong cá thu sẽ giúp người ăn cá thu cung cấp đủ chất dinh dưỡng để cải thiện những căn bệnh thiếu máu. Như chúng ta đề biết, sắt là thành phần tham gia vào quá trình tạo máu hay là thành phần có trong hồng cầu. Thiếu hụt sắt thì cơ thể sẽ không thể sản sinh ra máu nuôi cơ thể.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Omega-3 không chỉ giúp hỗ trợ sức khỏe tim mach hay vấn đề thị giác. Omega-3 có trong cá thu còn giúp người ăn giảm các bệnh về tiểu đường.
Qua những giá trị dinh dưỡng của cá thu, ta có thể thấy rõ sự đa dạng dưỡng chất của cá thu. Đối với trẻ nhỏ hay người lao động và cả người già đều nên thêm cá thu vào thực đơn bữa ăn để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Xem thêm: 9 Cách Nấu Cháo Cá Thu Cho Bé Làm Là Thành Công Mẹ Yên Tâm Con Tăng Cần Đều
2. Cách chế biến chả cá thu
2.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu |
Định lượng |
Cá thu |
700g |
Lòng trắng trứng |
1 cái |
Bột nở |
½ muỗng cà phê |
Bột khoai tây |
½ muỗng canh |
Các dụng cụ nấu chả cá thu: Dao, thớt, máy xay, các loại bát, khuôn, hộp đựng thực phẩm, nồi chiên không dầu (nếu có).
Mẹo chọn cá thu tươi, ngon
Mẹo khử mùi tanh của cá thu Có rất nhiều cách để khử mùi cá thu: Bạn có thể dùng nước vo gạo, nước muối, giấm, rượu hay sữa tươi không đường
|
2.2. Các bước chế biến chả cá thu
Bước 1: Sơ chế cá thu
- Đầu tiên, bạn cần rửa sạch cá thu với nước muối để làm mất mùi tanh của cá thu. Tiếp đến bạn dùng dao cắt vây cá thu, dùng dao sắc để mổ bụng cá và lấy ruột ra. Sau khi đã loại bỏ ruột cá thì bạn đem cá thu đi rửa lại với nước sạch.
- Cuối cùng, bạn chặt cá thu thành từng khúc để cắt thành những miếng phi lê cá thu.
Mách nhỏ
|
Bước 2: Ướp cá
-
Bạn cho phần cá thu được cắt nhỏ vào một cái bát to, cho thêm 1 củ hành tím cắt lát, 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê dầu ăn, 1/2 muỗng cà phê bột nở, 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu, 1/2 muỗng canh bột khoai tây. Sau đó, bạn trộn đều lên để gia vị ngấm đều vào cá.
- Sau khi đã trộn đều gia vị xong, bạn cho cá vào hộp đựng thực phẩm rồi cho vào tủ đông lạnh khoảng 4-5 tiếng hoặc bạn cũng có thể để qua đêm.
Mách nhỏ
|
Bước 3: Xay chả cá thu
-
Sau khi để đông lạnh đủ thời gian, thì bạn cắt thành những miếng nhỏ để xay.
- Bạn cho cá đã được thái nhỏ vào trong máy xay rồi cho thêm 1 lòng trắng trứng vào. Tiếp đến, bạn xay chả cá với tốc độ cao và xay đến khi chả cá nhuyễn và có màu trắng.
- Bạn lấy một cái khuôn rồi bọc một lớp màng bọc thực phẩm ở bên trong. Tiếp theo, bạn cho phần chả cá đã được xay mịn vào trong khuôn. Bạn dập dập nhẹ khuôn để giúp cho bề mặt được dàn đều. Cuối cùng, bạn chờ khoảng 10 phút rồi gỡ khuôn ra.
Mách nhỏ
|
Bước 4: Chiên chả cá thu
Bạn cho dầu vào chảo, đun sôi dầu ăn rồi cho chả cá thu vào chiên cho cá thu vàng đều 2 mặt.
Mách nhỏ
|
Bước 5: Thành phẩm
-
Chả cá thu được hoàn thành có bên ngoài màu vàng, bên trong trắng tinh. Khi bạn sờ có thể cảm nhận độ dai mềm của miếng chả cá thu.
- Nếu bạn thấy chả cá có những vết rỗ nhỏ khi cắt chả cá ra, thì bạn cũng đừng lo lắng về độ bở hay việc chả cá bạn làm ra không được mịn. Ngay cả chả cá ngoài hàng mà chúng ta hay mua về cũng có những vết rỗ nhỏ đó.
3. Những lưu ý khi ăn cá thu
Với các loại cá biển hay hải sản từng ghi nhận một số trường hợp dị ứng hay ngộ độc thực phẩm vì vậy bạn cần phải lưu ý.
- Không nên ăn cá thu bị ươn: Vì trong cá bị ươn thường có vi khuẩn, kí sinh trùng phát triển sẽ làm tăng khả năng nhiễm độc khi bạn ăn cá.
- Chỉ nên ăn 2-3 lần cá thu một tuần: Sinh vật biển đều có những lượng thủy ngân nhỏ trong cơ thể nó. Nên việc bạn tiêu thụ quá nhiều cá thu cũng sẽ khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng.
- Không ăn cá thu nếu bạn dị ứng với cá hay hải sản: Dị ứng sẽ gây ngứa, nổi mẩn hay thậm trí gây nguy hiểm cho cơ thể.
- Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với cá thu sống: Khi bạn tiếp xúc với cá thu như việc chạm vào cá để phân biệt cá tươi hay sơ chế cá thu cần được rửa thật kỹ với xà phòng.
4. Các món ngon có thể được chế biến cùng với chả cá thu
- Bún chả cá
- Chả cá thu sốt cà chua
- Chả cá thu kho
- Chả cá thu sốt cay
- …
5. Cách bảo quản chả cá thu
Đối với chả cá thu đã được chiên hoặc hấp thì cách tốt nhất là bạn nên hút chân không rồi mới cho vào ngăn đông. Tuy nhiên, nếu bạn không có máy hút chân không, thì bạn có thể để vào những hộp đựng thực phẩm.
- Với nhiệt độ dưới 0 độ C thì bạn có thể bảo quản chả cá thu được từ 2 đến 3 tháng.
- Với nhiệt độ từ 0 đến 5 độ C thì chả cá thu có thể được bảo quản khoảng 1 tháng.
- Nếu bạn để chả cá ở nhiệt độ 10 độ C thì chả cá có thể giữ được khoảng 2 ngày.
Do đó, bạn nên làm vừa đủ để gia đình ăn trong vòng 2 tuần là hợp lý nhất, hạn chế lạm dụng khả năng bảo quản của tủ lạnh vì chất dinh dưỡng của thực phẩm cũng sẽ bị giảm đi.
Xem thêm: Cá Thu Làm Gì Ngon: Món Thứ 3 Từ Già Đến Trẻ Không Chê Vào Đâu Được
Chả cá thu là một ngón ăn giàu dinh dưỡng và vô cùng đưa miệng. Từ chả cá thu, ta có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau. Với tính ứng dụng cao như vậy, bạn còn chần chờ gì mà không vào bếp để trổ tài đầu bếp với món ngon này thôi.