Ăn dặm là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Vì thế nên cách nấu bữa ăn dặm đầu tiên cho bé có ý nghĩa rất lớn. Thế nhưng lựa chọn cách nấu thế nào, thực đơn ra sao vẫn luôn là câu hỏi khó.
1. Thời điểm phù hợp khi tập cho bé ăn dặm lần đầu
Trước khi tìm hiểu về cách nấu bữa ăn dặm đầu tiên cho bé, các mẹ cần xác định được thời điểm cho bé tập ăn dặm lần đầu. Khi bắt đầu giai đoạn ăn dặm, bé sẽ có những biểu hiện mà mẹ bỉm có thể để ý sau đây:
-
Miệng bé hay nhai chóp chép khi thấy người lớn ăn hoặc có biểu hiện lè lưỡi đòi ăn.
-
Bé đã có thể ngồi vững không cần người đỡ và hay há miệng khi mẹ đưa đồ ăn lại gần.
-
Tay chân khua khoắng muốn cầm lấy đồ ăn khi có người đưa lại gần.
-
Bé đã uống được gần 1000ml sữa mỗi ngày và hay đòi bú ban đêm.
Phía trên là một vài biểu hiện từ bé mà mẹ có thể để ý. Theo chuyên gia thì thời gian ăn dặm sẽ tùy thuộc vào quá trình phát triển của mỗi bé, tuy nhiên thông thường sẽ bắt đầu khi bé được 6 tháng tuổi cho đến 18 tháng tuổi.
Giai đoạn này sữa mẹ sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất cho bé, do vậy nên cần bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng từ ăn dặm. Mỗi bé sẽ có phương pháp ăn dặm cũng như chế độ dinh dưỡng khác nhau, vì vậy các mẹ nên lưu ý để bé yêu được đảm bảo cung cấp đầy đủ nhất.
2. Những vật dụng cần thiết cho bé ăn dặm
Bố mẹ nhận thấy bé đã đến tuổi ăn dặm nhưng còn nhiều lúng túng không biết nên chuẩn bị những vật dụng gì và cho bé ăn như thế nào? Sau đây chính là một số vật dụng cần thiết cho bé ăn dặm mà bố mẹ có thể tham khảo:
-
Chuẩn bị ghế ăn dặm: Bé đến độ tuổi ăn dặm đã có thể ngồi vững không cần điểm tựa hoặc ai đó đỡ sau lưng. Tuy nhiên để cho bé làm quen dần dần, bạn nên chuẩn bị một chiếc ghế ăn dặm. Vật dụng này sẽ giúp bé ngồi vững vàng khi ăn, có thể theo dõi cách ăn uống từ gia đình và học hỏi theo.
-
Yếm ăn dặm: Đây là vật dụng cần thiết cho bé để khi bé ngồi ghế ăn dặm thức ăn không bị vương vãi ra bàn, dây bẩn ra quần áo.
-
Dụng cụ bếp: Khi cho bé ăn dặm tốt nhất mẹ nên tự nấu để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cũng như chất lượng vệ sinh. Một số dụng cụ cần có như: máy xay, rây lọc, nồi nấu chậm, nồi ủ,…
-
Dụng cụ bảo quản: Chế biến các món ăn dặm sẽ mất khá nhiều thời gian, do vậy hãy chuẩn bị những vật dụng bảo quản cho những nguyên liệu xay sẵn phù hợp với nhiều lần sử dụng. Với bố mẹ bận rộn không có nhiều thời gian hãy chuẩn bị khay bảo quản lớn có nắp đậy dành cho các loại rau củ quả đã sơ chế để trong ngăn đông tủ lạnh.
-
Bát ăn dặm và thìa ăn dặm: Nếu không có bát và thìa ăn dặm bạn nên chuẩn bị một chiếc thìa nhỏ và khay đựng bằng vật liệu mềm để không ảnh hưởng đến vùng lợi còn non nớt của trẻ.
-
Bình tập uống: Khi trẻ khi được 6 tháng tuổi có thể sử dụng bình tập uống để hạn chế tình trạng vương vãi nước ra sàn nhà, quần áo.
3. Cách nấu bữa ăn dặm đầu tiên cho bé đầy đủ dinh dưỡng
Khi bé bắt đầu ăn dặm chắc hẳn nhiều mẹ bỉm sẽ gặp nhiều khó khăn về thực đơn, cách chế biến làm sao để cung cấp cho bé đầy đủ dưỡng chất. Để bé làm quen dần dần thì trong bữa ăn dặm đầu tiên mẹ có thể sử dụng các loại bột pha sẵn hoặc bột rau củ. Tiếp theo đó sẽ thay đổi menu cho đa dạng với bột thịt cá, bột hải sản.
3.1. Bột sữa ăn dặm
Bột vị ngọt chính là sự lựa chọn hoàn hảo khi bắt đầu ăn dặm với những bé trong độ tuổi từ 6-7 tháng tuổi. Để đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh cho bé, bạn có thể thực hiện làm bột ăn dặm tại nhà theo những bước đơn giản sau đây:
Nguyên liệu cần có:
-
Bột gạo xay nhuyễn 10g
-
Sữa mẹ (hoặc sữa công thức mà bé đang sử dụng) 50ml
Cách nấu bữa ăn dặm đầu tiên cho bé với bột gạo:
-
Bước 1: Cho phần bột xay nhuyễn cùng 1 chút nước lọc vào nồi quấy đều tay trên lửa nhỏ.
-
Bước 2: Đun đến khi bột chín là có thể tắt bếp và cho ra đĩa.
-
Bước 3: Hòa thêm một chút sữa mẹ hoặc sữa công thức bé đang sử dụng để gia tăng hương vị. Trong những lần đầu ăn dặm nên pha bột thật loãng đế bé làm quen.
3.2. Bột ăn dặm với rau củ
Ngoài bột gạo thì bạn cũng có thể làm bột rau củ với cách chế biến nhanh chóng:
Nguyên liệu cần có:
-
Các loại rau củ quen thuộc như: khoai lang, khoai tây, bí đỏ, cà rốt… khoảng 20g
-
Sữa mẹ (hoặc sữa công thức mà bé đang sử dụng) khoảng 50ml
Cách nấu bữa ăn dặm đầu tiên cho bé với bột rau củ:
-
Bước 1: Phần rau củ mua về rửa sạch, gọt vỏ và thái miếng nhỏ sau đó đen luộc chín. Nghiền nhuyễn hoặc xay mịn bằng máy xay và lọc qua rây để loại bỏ bã.
-
Bước 2: Có thể đun sôi phần hỗn hợp trên lửa nhỏ, khuấy đều tay để bột được ấm nóng.
-
Bước 3: Cho hỗn hợp ra đĩa, hòa thêm một chút sữa mẹ hoặc sữa công thức bé đang sử dụng để gia tăng hương vị.
Sau khi bé đã làm quen dần mẹ có thể sử dụng thêm một chút dầu olive hoặc dầu mè để bé làm quen và giúp gia tăng hương vị, kích thích sự thèm ăn ở trẻ nhỏ.
Đối với những bé sau trong giai đoạn 7-9 tháng tuổi thì các mẹ có thể thay đổi dần menu với những đĩa bột vị mặn để bổ sung chất đạm từ thịt, cá. Giai đoạn này bạn có thể chuẩn bị thêm cho bé yêu những chiếc bánh flan để kích thích vị giác ở trẻ.
4. Chia sẻ kinh nghiệm cho bé ăn dặm từ lần đầu tiên
Ngoài cách nấu bữa ăn dặm đầu tiên cho bé thì kinh nghiệm chăm bé trong giai đoạn này cũng là điều rất được quan tâm. Và các bậc phụ huynh cần biết một số điều dưới đây:
4.1. Nguyên tắc cho bé ăn dặm lần đầu tiên
Trong những lần ăn dặm đầu tiên bé sẽ rất khó làm quen, gây ra cho mẹ bỉm nhiều vấn đề. Không chỉ xoay quanh các cách nấu bữa ăn dặm đầu tiên cho bé, mẹ cần có chế độ ăn uống phù hợp để bé nạp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự vận động cả ngày dài. Có một số điều mà mẹ bỉm cần lưu ý sau đây:
-
Vệ sinh sạch sẽ tay chân và chỗ ăn của bé: Không chỉ bữa ăn dặm đầu tiên mà trong toàn bộ các bữa ăn, mẹ nên vệ sinh tay chân sạch sẽ cho bé trước khi vào bữa. Bởi trẻ nhỏ thường có thói quen cho tay vào miệng, điều này không đảm bảo được vấn đề vệ sinh cho bé. Vị trí bé ăn cũng nên được vệ sinh sạch sẽ.
-
Cho bé ăn ngồi: Không nên cho bé nằm ăn để tránh tình trạng bé bị nôn, trớ, ọe.
-
Loại bỏ những âm thanh xung quanh: Không nên để những âm thanh xung quanh ảnh hưởng đến quá trình bé ăn như: tiếng nô đùa, tiếng tivi, tiếng điện thoại,… sẽ khiến bé mất tập trung và tạo thói quen xấu (vừa ăn vừa xem).
-
Thời gian ăn: Khoảng thời gian hợp lý nhất chính là buổi sáng sau ngủ dậy 2 tiếng vì lúc này bé đói và háu ăn nhất. Do vậy cho bé ăn sẽ dễ dàng hơn, bé dễ tiếp nhận đồ ăn hơn các khoảng thời gian khác trong ngày.
-
Đa dạng thực đơn cho bé: Nhiều mẹ bỉm vẫn còn gặp khó khăn khi tìm kiếm cách nấu bữa ăn dặm đầu tiên cho bé và chưa lựa chọn được món ăn phù hợp. Theo khuyến cáo từ chuyên gia, khi bé bắt đầu làm quen với ăn dặm, mẹ nên chọn những loại cháo loãng từ bột gạo xay nhuyễn hay bột rau củ. Hạn chế pha bột đặc quá sớm vì có thể khiến bé bị nghẹn, tắc đường thở.
-
Lượng thức ăn phù hợp: Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé làm quen với lượng đồ ăn từng ít một; chỉ khoảng 3 thìa cà phê. Nếu con vẫn còn những biểu hiện háu ăn và muốn ăn thêm thì sẽ chuẩn bị tiếp. Nên kết hợp đa dạng nguồn nguyên liệu từ rau xanh, trái cây: chuối, bơ, bí đỏ, bông cải xanh,…. để bổ sung dưỡng chất cho quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
-
Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa: Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện, quá trình tiêu thụ và xử lý thức ăn còn hạn chế. Thay vì chuẩn bị một khẩu phần ăn thật lớn, bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nên lên trước thực đơn món ăn dặm trong vòng 1 tuần để tránh trường hợp bị bối rối không biết nên chuẩn bị món gì cho bé.
-
Thời điểm ăn dặm lần đầu: Bên cạnh việc tìm kiếm cách nấu bữa ăn dặm đầu tiên cho bé thì bố mẹ cũng nên trang bị kiến thức về thời điểm bắt đầu bữa ăn này. Với những trường hợp bé có biểu hiện sốt, ho, hoặc có bệnh,… sẽ không hợp tác ăn uống và có thể dẫn đến trường hợp sặc thức ăn vô cùng nguy hiểm.
4.2. Có nên sử dụng gia vị trong những bữa ăn dặm của bé?
Theo khuyến cáo từ Viện Dinh Dưỡng, trong các khẩu phần ăn dặm cho các bé dưới 12 tháng tuổi bố mẹ không nên sử dụng các gia vị nêm nếm. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có số lượng “chồi vị giác” rất lớn nên khả năng cảm nhận và phân biệt thức ăn rất tốt. Do đó nên cho bé ăn dặm hướng tới các nguyên vật liệu cơ bản trước tiên để làm quen.
Việc nêm nếm sẽ bị ảnh hưởng theo khẩu vị của bố mẹ, có thể gây nên tình trạng dư thừa lượng muối trong cơ thể trẻ. Lượng muối cần cung cấp cho trẻ chỉ nên dao động trong khoảng 2-3gr/ngày. Lượng muối này đã được tính dựa trên các nguồn nguyên liệu cung cấp như: thịt, cá, phô mai,…
Xem thêm:
- Mẹ Lưu Ngay Cách Nấu Bột Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Ngon Miễn Chê Bổ Dưỡng Miễn Bàn
- Thực Hành Ngay Cách Nấu Bột Mặn Cho Bé Ăn Dặm Giúp Bé Chóng Lớn
Với những ngày đầu tiên ăn dặm mẹ bỉm không cần quá lo lắng bởi bé sẽ không tiêu thụ lượng thức ăn quá nhiều. Chủ yếu quá trình này là giúp bé làm quen với việc ăn thô, bổ sung dưỡng chất từ món ăn khác ngoài sữa mẹ. Hy vọng sau bài viết trên đây, các bạn đã bỏ túi nhiều kiến thức bổ ích và bí kíp về cách nấu bữa ăn dặm đầu tiên cho bé.