Nếu bạn cảm thấy cơ thể không được khỏe hoặc bị cảm cúm, cách nấu cháo hành sẽ là một biện pháp giúp bạn giải cảm, làm nóng người hiệu quả. Với nguyên liệu đơn giản, cháo hành có thể được chế biến rất nhanh chóng và không cần quá nhiều công sức.
1. Dinh dưỡng có trong món cháo hành
Cháo hành là một món ăn rất phổ biến, thậm chí món ăn này còn xuất hiện trong tác phẩm văn học lâu đời. Cháo hành còn được xem là món ăn gốc của rất nhiều công thức cháo khác hiện nay. Cháo hành tuy đơn giản, không cầu kỳ nhưng lại chứa một hàm lượng dinh dưỡng nhất định rất tốt cho cơ thể, như là:
-
Carb: Gạo là nguyên liệu chính trong cháo, chứa nhiều carbohydrat, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.
-
Vitamin và các khoáng chất: Trong hành có chứa nhiều dưỡng chất như vitamin C, vitamin B6. Cùng với các khoáng chất như kali, mangan, và chất xơ.
-
Chất chống vi khuẩn và chống viêm: Gừng thường được thêm vào cháo không chỉ để tăng hương vị mà còn vì nó có các tính chất chống vi khuẩn và chống viêm, giúp làm ấm bụng rất hữu hiệu.
Cháo hành thường được chế biến một cách đơn giản. Đây chính là một lựa chọn nhẹ nhàng và dễ tiêu hóa, đặc biệt phù hợp với những người đang cảm thấy ốm sốt, bị khó tiêu hoặc những người cần giải rượu để tỉnh táo hơn.
2. Chuẩn bị nguyên liệu
Với cách nấu cháo hành đơn giản, bạn không cần chuẩn bị nguyên liệu quá cầu kỳ. Chỉ với một số nguyên liệu sau, bạn đã có được món cháo hành ngon miệng, dễ ăn:
-
1 chén gạo nở, khoảng 100g
-
1 củ gừng
-
50g hành lá
-
1.5 lít nước dùng
-
Các gia vị nêm nếm: Muối, bột ngọt, hạt nêm, tiêu
-
Một số loại rau sống như hành tây, ngò, rau mầm (tùy chọn)
-
Hành phi, tỏi phi (tùy chọn)
3. Cách nấu cháo hành
- Bước 1 – Chuẩn bị gạo và nước dùng: Trước khi nấu, bạn cần vo sạch gạo với nước và để gạo ngâm trong nước ít phút. Sau đó, tiến hành đun sôi nước hoặc để hương vị cháo ngon hơn, bạn có thể sử dụng nước luộc gà.
- Bước 2 – Nấu cháo: Sau khi nước dùng đã sôi, bạn đổ gạo đã ngâm vào nước. Khi gạo chín và nở, giảm lửa và để hỗn hợp sôi trong lửa nhỏ, khuấy đều tay để gạo không bị bám vào đáy nồi và cháy. Nêm nếm cháo với muối, bột ngọt và hạt nêm tùy theo khẩu vị của gia đình.
- Bước 3 – Chế biến gừng và hành: Với gừng đã chuẩn bị, bạn gọt vỏ và bào miếng mỏng hoặc thái sợi nhỏ. Với hành lá, bạn rửa sạch và thái nhuyễn. Cho gừng thái sợi và hành băm nhuyễn vào nồi cháo, đảo đều qua một lần rồi tắt bếp. Nếu không thích hành và gừng nguyên vị, bạn có thể đảo chúng với dầu sôi để có mùi vị thơm hơn.
- Bước 4 – Thêm rau sống (Tùy chọn): Nếu muốn, bạn có thể cho kèm một số loại rau sống như hành tây, ngò, hoặc rau mầm vào trước khi tắt bếp.
Cháo hành gừng nên được ăn nóng. Cháo tuy có nguyên liệu đơn giản nhưng mùi vị dịu nhẹ, hấp dẫn và dễ ăn. Cháo phù hợp với cả trẻ nhỏ, người trưởng thành lẫn người lớn tuổi. Bạn có thể dùng kèm với một số gia vị khác như nước mắm, tiêu, hoặc sốt ớt nếu thích.
Ngoài ra, bạn cũng có thể phi thơm thêm hành tỏi băm nhuyễn và ăn kèm với cháo. Hành tỏi phi sẽ giúp món cháo thêm đậm đà và có mùi thơm hấp dẫn hơn rất nhiều.
4. Lưu ý về cách nấu cháo hành và bảo quản
Để món cháo hành thơm ngon và có tác dụng giải cảm hữu hiệu, trong quá trình nấu cháo và bảo quản cần đặc biệt lưu ý:
4.1. Về cách nấu
-
Trong quá trình nấu, bạn cần lưu ý cháo nên được nấu trong mức lửa nhỏ và thường xuyên đảo cháo đều tay để tránh tình trạng cháo bị khê làm giảm vị ngon.
-
Bạn có thể gia giảm lượng gạo, lượng nước và các gia vị nêm nếm tùy khẩu vị của gia đình. Nếu cháo bị loãng, bạn có thể thêm vào cháo một chút cơm chín để tăng độ đặc sệt. Ngược lại, nếu cháo bị đặc, bạn có thể cho thêm nước dùng để cháo được loãng hơn.
-
Có thể sử dụng nước luộc gà hoặc nước hầm xương thay cho nước trắng để cháo có vị thơm ngon hơn.
-
Với cách nấu cháo hành ăn kèm thêm rau sống như hành tây, ngò, hay rau mầm, hãy thêm chúng vào cháo trước khi ăn để có mùi vị ngon hơn.
4.2. Về cách bảo quản
-
Bạn có thể bảo quản cháo trong ngăn đá tủ lạnh từ 2-3 ngày, tuy nhiên không nên trộn lẫn với hành và các loại gia vị, rau thơm khác.
-
Để hạn chế tình trạng cháo bị đặc, bạn có thể thêm một ít nước khi hâm nóng lại.
-
Lưu ý, bạn không nên ăn lại cháo khi đã có dấu hiệu chảy nhiều nước hoặc có mùi chua khó chịu.
Có thể nói, cách nấu cháo hành là một phương pháp “chữa cháy” hiệu quả cho những ngày không có nhiều thời gian, công sức. Cháo hành không chỉ đơn giản, nhanh chóng mà còn rất tốt cho những người có hệ tiêu hóa kém, hoặc đang cảm thấy không khỏe trong người. Với những người đang ốm yếu, hãy ăn cháo khi còn nóng để tác dụng giải cảm, làm ấm người được phát huy hiệu quả hơn.
Xem thêm:
- Bật mí cách nấu cháo hành Thị Nở giúp giải cảm, đơn giản mà hiệu quả không ngờ
- Thực hành ngay cách nấu cháo hành cho người ốm chóng khỏe trở lại