Cách nấu cháo lươn cho bà đẻ không tanh, đảm bảo mẹ ăn ngon lành

Cách nấu cháo lươn cho bà đẻ không tanh, đảm bảo mẹ ăn ngon lành

Cách nấu cháo lươn cho bà đẻ được nhiều người tìm kiếm nhờ thành phần dinh dưỡng tuyệt vời có trong thịt lươn. Tuy nhiên, khi tiến hành nấu cháo, bạn cần đặc biệt lưu ý cách sơ chế và xào lươn để không sản sinh ra các ấu trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

1. Phụ nữ sau sinh có ăn được lươn không?

Thịt lươn có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt với người vừa ốm dậy, thể trạng còn yếu. Đặc biệt phụ nữ sau sinh hoàn toàn có thể ăn lươn. Bởi lươn giúp bổ khí, dưỡng huyết, kiện tỳ, khử phong, thông lạc và bổ gan thận. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn có khả năng chữa suy thận, đau lưng mỏi gối, cải thiện các tình trạng sa tử cung và suy nhược cơ thể.

Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sản phụ không nên ăn quá nhiều lươn vì loài thủy sản này có tính hàn, ăn nhiều sẽ gây ra tình trạng lạnh bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó, vị tanh đặc trưng của lươn nếu không được sơ chế kỹ có khả năng làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Ngoài lươn, mẹ bầu sau sinh cũng có thể nạp một số loại thực phẩm như cá hồi, thịt bò nạc, các cây họ đậu, sữa ít béo, trứng và các loại rau xanh để tăng cường sức khỏe, cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Cách nấu cháo lươn cho bà đẻ không tanh, đảm bảo mẹ ăn ngon lành

Bà đẻ sau sinh có thể kết hợp lươn cùng một số thực phẩm khác để cải thiện sức khỏe

2. Cách nấu cháo lươn cho bà đẻ

Cách nấu cháo lươn cho bà đẻ là công thức được nhiều người tìm kiếm nhờ giá trị dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời mà lươn mang lại.

2.1. Giá trị dinh dưỡng của lươn

Với hàm lượng dưỡng chất cao cùng hương vị thơm ngon, thịt lươn có thể chế biến thành nhiều món như gỏi lươn, miến lươn, lươn xào… Thành phần dinh dưỡng có trong thịt lươn được tính như sau:

  • Protein: 18.7g

  • Chất béo: 0.9g

  • Phospho: 150mg

  • Canxi: 39mg

  • Sắt: 1.6mg

  • Cholesterol: 0.05g

  • Calo: 285

  • Các loại vitamin khác: vitamin A, B1, B2, B6, D, PP… và một số khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Với bảng dinh dưỡng này, thịt lươn được xếp vào nhóm thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, phù hợp với các đối tượng như người bệnh, người già, trẻ nhỏ và đặc biệt là bà đẻ sau sinh.

2.2. Nguyên liệu

Nguyên liệu nấu cháo lươn cho bà đẻ:

  • Lươn: 200 – 300g

  • Gạo tẻ: ⅓ bát

  • Gạo nếp: 1-2 nắm

  • Nước dùng: nước hầm xương heo

  • Hành khô: 3 củ

  • Nghệ, rau mùi: mỗi thứ 1 ít

  • Gia vị: mắm, mì chính, bột canh, hạt tiêu

Cách nấu cháo lươn cho bà đẻ ngon chính là phần lươn không nhớt. Để làm được điều này, bạn cần thực hiện sơ chế lươn trước khi cho vào nấu cháo bằng 4 cách sau đây:

  • Tuốt lươn bằng nước vo gạo: bạn cho nước vo gạo vào một chậu nhỏ, sau đó cho lươn vào và tiến hành tuốt lươn cho đến khi hết nhớt.

  • Bóp lươn với muối: để nguyên lươn trong túi bóng khi mới mua về, bạn cho thêm muối hạt (một nắm to) vào, sau đó lắc mạnh để chà xát mình lươn.

  • Chà lươn với tro bếp: đây là phương pháp lâu đời từ thời ông bà ngày xưa sử dụng, bạn chỉ cần lấy ít tro bếp, xát lên thân lươn cho sạch nhớt và rửa sạch là xong.

  • Sử dụng nước ấm: bạn đun nước sôi để nguội tầm 60-70 độ C, sau đó cho lươn vào nồi và đậy chặt nắp, để cho lươn quẫy mạnh đến khi hết nhớt thì vớt ra và rửa sạch.

Ngoài ra, cách lọc lươn cũng cần phải làm kỹ để loại bỏ những chất bẩn, nhầy trong nội tạng mà không gây ảnh hưởng đến phần thịt nguyên chất. Bạn có thể thử 2 cách sau:

  • Nếu là lươn chín, bạn dùng 1 đôi đũa hoặc dùng tay tuốt thịt lươn từ trên đỉnh đầu xuống dưới.

  • Nếu là lươn sống, bạn dùng dao nhọn và cắt từ phần đầu lươn sau đó lọc thịt theo xương cho đến khi hết thịt.

2.3. Cách làm

Cách nấu cháo lươn cho bà đẻ kiểu truyền thống bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Lươn sơ chế sạch nhớt, cho vào luộc chín sau đó gỡ lấy thịt cùng tiết lươn, để riêng phần đầu và xương sang một bên.

  • Bước 2: Phần thịt lươn cho gia vị vào ướp cho ngấm.

  • Bước 3: Xương và đầu lươn cho vào cối giã nát, trộn với nước luộc lươn rồi tiến hành lọc lấy nước và phần thịt lươn còn sót.

  • Bước 4: Gạo nếp, gạo tẻ vo sạch và cho vào nồi nấu cùng nước hầm xương sau đó tiến hành ninh cháo.

  • Bước 5: Khi cháo ninh gần nhuyễn, bạn đổ dầu ăn vào chảo, phi thơm hành khô và xào lươn cho săn, giã nghệ hoặc cho tinh bột nghệ vào để lươn có màu đẹp mắt.

  • Bước 6: Lươn đã xào đổ chung vào cháo đun thêm khoảng 2-3 phút cho ngấm, bạn điều chỉnh lại gia vị sao cho phù hợp và tắt bếp.

Cách nấu cháo lươn cho bà đẻ không tanh, đảm bảo mẹ ăn ngon lành

Cách nấu cháo lươn cho bà đẻ thơm ngon chuẩn vị

Xem thêm: Vợ đảm mách bạn cách nấu cháo bột cá lóc ngon, đổi vị cho bữa cơm nhà

3. Bà đẻ cần lưu ý gì khi ăn cháo lươn?

Lươn là thực phẩm tốt cho sức khỏe, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu, tuy nhiên, món ăn này cũng tiềm tàng các nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không ăn đúng cách. Một số điều phụ nữ sau sinh cần lưu ý khi ăn cháo lươn bao gồm:

  • Không nên ăn cháo lươn cùng các loại thực phẩm khác như thịt chó, rau kinh giới, rau bina…

  • Không ăn những đồ có tính hàn như chuối tiêu, dưa hấu, tôm, cua… sau khi ăn cháo lươn để tránh tình trạng lạnh bụng hoặc đau bụng.

  • Cháo lươn cần phải ăn ngay khi còn nóng, tuyệt đối không bỏ thêm rau răm vì có thể gây hại cho sức khỏe mẹ và bé.

  • Sơ chế và làm chín kỹ thịt lươn trước khi ăn bằng cách nấu, ninh nhừ, hấp cách thủy… do trong lươn chứa ấu trùng ký sinh có khả năng chịu nhiệt cao. Nếu không được nấu chín, ấu trùng có thể còn sống và đi vào hệ tiêu hóa của con người.

  • Bạn nên cẩn thận khi mua lươn, tránh mua lươn ươn hoặc đã chết do các hợp chất protein trong lươn có khả năng chuyển hóa thành chất độc histamine khi lươn chết, gây hại cho sức khỏe, thậm chí là ngộ độc.

  • Cháo lươn nên ăn vào buổi sáng để cơ thể có thể hấp thụ hết các chất dinh dưỡng cần thiết, nếu ăn vào ban đêm sẽ nhanh đói, gây khó ngủ.

Cách nấu cháo lươn cho bà đẻ không tanh, đảm bảo mẹ ăn ngon lành

Lươn phải được sơ chế và lọc thịt thật kỹ

4. Gợi ý 3 cách nấu cháo lươn bổ dưỡng cho cả gia đình

Ngoài cách nấu cháo lươn cho bà đẻ, bạn có thể sử dụng lươn để nấu đa dạng các món cháo cho cả gia đình cùng thưởng thức. Dưới đây là một số gợi ý:

4.1. Cháo lươn Nghệ An

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cháo lươn Nghệ An:

  • Lươn đồng: 500gr

  • Gạo nếp: 80gr

  • Tỏi, gừng: 1 củ

  • Ớt: 1 trái

  • Hành tím: 10gr

  • Hành lá: 1 ít

  • Gừng: 4 nhánh

  • Gia vị: nước mắm, muối, bột canh, bột nghệ…

Cách nấu cháo lươn cho bà đẻ theo hương vị Nghệ An truyền thống:

  • Bước 1: Lươn cho vào sơ chế, luộc chín, lọc lấy phần thịt còn xương và đầu giã nát, lọc qua rây lấy nước.

  • Bước 2: Nước xương lươn đổ thêm 400ml nước cất, thêm 1 nhánh gừng, 2 muỗng nước mắm và cho gạo nếp vào khuấy cùng để nấu cháo. Trong thời gian này, bạn đun sôi cháo 10 phút rồi tắt bếp nghỉ 10 phút, sau 3 lần như thế là cháo sẽ chín nhừ chuẩn vị.

  • Bước 3: Bạn đổ dầu ăn vào chảo và bắc lên bếp, khi dầu nóng, đổ thịt lươn vào xào ở lửa vừa cho đến khi săn lại. Tiếp đến, hành tím, tỏi, ớt băm nhỏ nêm cùng gia vị sau đó đổ chung vào xào thêm 5 phút rồi tắt bếp.

  • Bước 4: Cuối cùng, bạn múc cháo ra chén, thêm thịt lươn xào và hành lá thái nhỏ, rắc ít hạt tiêu lên trên là hoàn thành.

4.2. Cháo lươn cho bé ăn dặm

Ngoài cách nấu cháo lươn cho bà đẻ, món ăn này cũng được tùy ý chế biến cho phù hợp với trẻ đang trong thời gian ăn dặm từ 06-12 tháng tuổi. Nguyên liệu để làm bao gồm:

  • Lươn đồng: 500gr

  • Gạo tẻ: 1 chén

  • Tỏi: 1 củ

  • Gừng: 1 lát

  • Bột nghệ: ¼ muỗng cà phê

  • Nước mắm: 1 muỗng canh

  • Gia vị: muối, hạt nêm, tiêu xay

Cách làm như sau:

  • Bước 1: Bạn sơ chế lươn sạch nhớt như các hướng dẫn bên trên, sau đó cho vào nồi luộc và thêm 1 lát gừng khoảng 15 – 30 phút đến khi lươn chín thì tắt bếp, để nguội và gỡ thịt.

  • Bước 2: Phần xương và đầu lươn ướp cùng 1 thìa muối rồi cho vào luộc 15 – 20 phút lấy nước dùng, sau đó vớt ra và bỏ đi.

  • Bước 3: Gạo vo sạch, cho thêm ½ thìa cà phê muối và đổ nước vào ninh cho nhừ. Khi nấu, bạn liên tục khuấy đều tay cho cháo không bị khét phần đáy.

  • Bước 4: Bạn bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào rồi phi thơm hành tỏi, thả phần thịt lươn vào xào sơ qua cho săn lại, ướp cùng ¼ muỗng bột nghệ, 1 chút tiêu xay, hạt nêm và nước mắm cho thịt ngấm gia vị rồi tắt bếp.

  • Bước 5: Khi cháo gần chín nhừ, bạn trút phần thịt lươn vào nồi, khuấy đều và nêm gia vị cho vừa ăn là hoàn thành.

4.3. Cách nấu cháo lươn cho bà đẻ thêm đậu xanh

Nguyên liệu bao gồm:

  • Lươn: 300g

  • Gạo tẻ: 100g

  • Đậu xanh: 100g

  • Nước dùng: nước hầm xương lợn hoặc nước luộc gà

  • Tinh bột nghệ: 1 thìa

  • Hành khô, rau mùi, hành lá: mỗi thứ 1 ít

  • Gia vị: dầu ăn, muối, hạt tiêu, mì chính, bột canh

Cách nấu cháo lươn cho bà đẻ thêm đậu xanh như sau:

  • Bước 1: Lươn sơ chế cho sạch nhớt, sau đó cho vào luộc chín cùng 1 nhánh gừng nhỏ.

  • Bước 2: Bạn gỡ thịt lươn cho vào tô, phần xương và đầu cho vào cối giã nát để lọc lấy nước.

  • Bước 3: Gạo tẻ, đậu xanh vo sạch, cho vào nồi ninh nhừ cùng nước hầm xương và nước lươn.

  • Bước 4: Khi cháo nhừ, bạn cho thịt lươn vào xào sau đó đổ chung cùng cháo, đun thêm trong vòng 3 phút.

  • Bước 5: Bạn nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp là hoàn thành.

Cách nấu cháo lươn cho bà đẻ không tanh, đảm bảo mẹ ăn ngon lành

Thành phẩm tô cháo lươn đậu xanh ngọt bùi, thơm hương

Xem thêm: Đậu xanh có tác dụng gì? Công dụng thứ 3 khiến nhiều người bất ngờ

5. Lươn làm món gì ngon ngoài cháo?

Để làm đa dạng thực đơn hàng ngày, đồng thời cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, mẹ bỉm có thể áp dụng một số cách chế biến lươn thành nhiều món khác nhau như:

  • Lươn om chuối đậu

  • Lươn cuốn lá lốt

  • Lươn kho gừng

  • Lươn nướng sốt kiểu Nhật

  • Lươn xào sả ớt

  • Súp lươn

  • Lươn chiên giòn

  • Lươn xào lăn

Cách nấu cháo lươn cho bà đẻ quan trọng nhất là phần sơ chế, vì vậy bạn nên lưu ý làm sạch lươn thật kỹ trước khi tiến hành nấu cháo. Cơ thể mẹ bầu sau sinh cực kỳ nhạy cảm, nếu như ăn các loại thực phẩm bẩn, ươn, không được chế biến kỹ hay kém chất lượng có thể gây ra tình trạng ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến con khi cho trẻ bú sữa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *