Cháo lươn là nguồn thực phẩm cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Vì thế cách nấu cháo lươn cho người bệnh được tìm kiếm rất nhiều khi gia đình có người ốm, muốn bồi bổ sức khỏe. Để có được món cháo thơm ngon, bổ dưỡng, ăn không tanh thì bạn cần học ngay bí quyết nấu món cháo lươn được chia sẻ này.
1. Cháo lươn có tác dụng gì với người bệnh?
Trước khi tìm hiểu cách nấu cháo lươn cho người bệnh, chúng ta cần nắm được công dụng và lợi ích của cháo lươn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt lươn là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, trong đó bao gồm:
-
Protein: Thịt lươn chứa hàm lượng protein cao, chiếm khoảng 18% trọng lượng thịt.
-
Vitamin: Thịt lươn chứa nhiều vitamin, bao gồm vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin PP, niacin, flavonoid, biotin.
-
Khoáng chất: Thịt lươn chứa nhiều khoáng chất, bao gồm sắt, natri, kali, canxi, magie, phốt pho.
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt lươn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:
-
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai và người mới ốm dậy.
-
Tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể khỏe khoắn, chống lại bệnh tật.
-
Tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại từ môi trường.
-
Hỗ trợ chữa được một số bệnh như đau nhức xương, kiết lỵ, suy dinh dưỡng,…
-
Thịt lươn chứa nhiều vitamin A, E, giúp làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa.
2. Cách nấu cháo lươn cho người bệnh không bị tanh
Cháo lươn bổ dưỡng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì vậy, bạn nên lưu ý cách nấu cháo lươn cho người bệnh dưới đây để kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho người thân đang bị ốm.
2.1. Cháo lươn đồng truyền thống
Cháo lươn đồng thơm ngon, bổ dưỡng, có vị ngọt của lươn, vị đậm đà của gia vị, ăn nóng hôi hổi rất hấp dẫn.
Nguyên liệu
-
Lươn đồng: 500 – 700g
-
Gạo tẻ: 2 bát
-
Hành lá, rau răm, ngò gai
-
Gia vị: muối, hạt nêm, nước mắm, tiêu, bột ngọt (có thể dùng bột ngọt hoặc không)
Sơ chế nguyên liệu
-
Lươn đồng làm sạch nhớt, cắt bỏ đầu, đuôi, bỏ nội tạng, rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo.
-
Dùng dao cắt phía dưới bụng lươn rồi dùng sợi lạt mềm cho vào bụng xoăn lại để lấy ruột ra.
-
Cho lươn vào nồi nước luộc cùng với một vài lát nghệ hoặc gừng, chỉ luộc sơ rồi vớt ra để tuốt thịt bỏ xương. Phần xương này sẽ đem đi giã nhuyễn.
-
Phần thịt lươn đem ướp với các loại gia vị: muối, hạt nêm, nước mắm, tiêu, bột ngọt.
Cách nấu
-
Phần xương lươn được lọc để lấy nước cốt.
-
Cho gạo tẻ vào nồi nước xương lươn, đun cháo trong vòng 30 phút.
-
Cho thịt lươn đã ướp vào nồi cháo, khuấy đều.
-
Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, cho hành lá, rau răm, ngò gai xắt nhỏ và thịt lươn đã vào vào đảo đều rồi thưởng thức.
2.2. Cháo lươn bí đỏ
Ngoài cách nấu cháo lươn cho người bệnh truyền thống, bạn cũng có thể nấu cháo lươn với rau củ, đặc biệt là bí đỏ để món cháo đầy đủ chất dinh dưỡng nhất.
Nguyên liệu
-
Lươn đồng: 100g
-
Bí đỏ: 100g
-
Gạo tẻ: 1 chén
-
Nước mắm: 1ml
-
Dầu ăn, tỏi, hạt tiêu
Sơ chế
-
Lươn đồng làm sạch nhớt, cắt bỏ đầu, đuôi, bỏ nội tạng, rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo.
-
Bí đỏ rửa sạch, gọt vỏ, thái lát hoặc băm.
Cách nấu
-
Cho lươn và vài lát gừng tươi vào nồi, đổ ngập nước, đặt nồi lên bếp đun sôi rồi hạ lửa nhỏ luộc khoảng 5 phút trên lửa vừa.
-
Sau khi lươn chín, vớt lươn và gừng ra.
-
Cho bí đỏ vào nồi nước luộc lươn đun với lửa nhỏ, nấu khoảng 5 phút để bí đỏ chín nhừ.
-
Lươn để hơi nguội, gỡ lấy thịt và lại bỏ xương.
-
Khi bí đỏ đã chín, cho cháo trắng vào, khuấy đều.
-
Cho thịt lươn vào trộn đều, nêm thêm nước mắm vừa ăn, khuấy đều, nấu tiếp khoảng 1 phút, tắt bếp.
>> Xem thêm: Cách Nấu Cháo Lươn Cho Bé Vừa Ngon Vừa Rẻ Giúp Con Mau Ăn Chóng Lớn
2.3. Cháo lươn chuẩn Nghệ An
Không phải tự nhiên mà cháo lươn Nghệ An lại nổi tiếng trứ danh. Đây cũng được xem là cách nấu cháo lươn cho người bệnh vừa bổ dưỡng, vừa dễ ăn và ngon miệng.
Nguyên liệu:
-
500g lươn đồng
-
100g gạo tẻ.
-
50g gạo nếp
-
30g củ nghệ tươi
-
50g tía tô, rau răm
-
Hành lá, 3 củ hành khô
-
Gia vị: hạt tiêu, dầu ăn, hạt nêm, đường, ớt tươi (hoặc ớt bột).
Sơ chế nguyên liệu:
-
Rửa sạch lươn với nước và loại bỏ nhớt bằng cách xóc cùng muối và chanh. Mổ bụng, loại bỏ phần đầu và ruột, chỉ giữ lại phần thịt.
-
Luộc thịt lươn cùng hành lá và gừng để khử mùi tanh, sau đó để nguội.
-
Lọc thịt lươn đã chín, gỡ bỏ hết xương nhỏ, chỉ giữ lại phần xương dài để nấu cháo.
Cách nấu:
-
Rang gạo cho đến khi hơi vàng để cháo có màu đẹp.
-
Ninh gạo cùng với nước xương lươn, để lửa riu riu để gạo nở. Khi thấy bọt nổi, vớt sạch và khuấy đều cháo.
-
Thêm muối, hạt nêm, bột ngọt theo khẩu vị khi cháo gần chín.
-
Hành khô bóc vỏ, rửa sạch và đập dập hoặc cắt lát.
-
Rửa sạch nghệ, giã lấy nước cốt hoặc sử dụng bột nghệ tươi để thay thế.
-
Đun nóng dầu, phi thơm hành tím, sau đó thêm thịt lươn và gia vị. Xào đều tay trong 5-7 phút.
-
Pha nước mắm chanh, tiêu, ớt để làm nước chấm.
-
Múc cháo ra tô, thêm thịt lươn xào, rưới nước mắm pha lên, và trang trí bằng hành lá, tía tô, rau răm.
Ở Nghệ An, các loại rau củ như cà rốt, hành tím, hành trắng và nghệ tươi thường được kết hợp khi nấu. Bên cạnh đó, cháo lươn ăn với rau sống như rau xà lách, rau diếp cá, rau thơm,… cũng rất ngon.
Tùy theo sở thích và khẩu vị của mỗi người mà có thể thay đổi cách nấu cháo lươn cho người bệnh cho phù hợp.
3. Mẹo nấu món cháo lươn bất bại
Cháo lươn là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nấu cháo lươn cho người bệnh thơm ngon nhất. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn nấu được món cháo lươn chuẩn vị, đủ dinh dưỡng:
-
Sử dụng nguyên liệu tươi ngon: Để nấu được món cháo lươn ngon, bạn cần lựa chọn nguyên liệu tươi ngon. Lươn nên chọn lươn đồng, còn sống, có màu đen bóng, thịt chắc. Gạo nên chọn gạo tẻ ngon, hạt tròn đều, không bị gãy. Rau củ, rau thơm cũng nên chọn loại tươi ngon, không bị dập nát.
-
Sơ chế lươn sạch sẽ: Lươn là loại thực phẩm có nhiều nhớt và mùi tanh. Do đó, bạn cần sơ chế lươn sạch sẽ trước khi nấu. Để lươn hết nhớt, bạn có thể xát lươn với muối hạt hoặc gừng giã nhỏ. Sau đó, bạn rửa lươn lại với nước sạch nhiều lần cho hết nhớt và tanh.
-
Nấu cháo ở nhiệt độ thích hợp: Cháo lươn nên được nấu ở nhiệt độ vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ. Nếu nấu cháo ở nhiệt độ quá to, cháo sẽ bị khê và lươn sẽ bị dai. Nếu nấu cháo ở nhiệt độ quá nhỏ, cháo sẽ lâu chín và lươn sẽ không ngon.
-
Thỉnh thoảng quấy cháo: Để tránh cháo bị cháy dính, bạn nên thỉnh thoảng khuấy đều cháo. Bạn cũng có thể sử dụng nồi áp suất để nấu cháo, giúp cháo chín đều và không bị cháy.
-
Nêm gia vị vừa ăn: Cách nấu cháo lươn cho người bệnh là khi nấu cháo lươn, bạn nên nêm gia vị vừa ăn, tránh nêm quá nhiều gia vị sẽ làm mất đi hương vị tự nhiên của lươn và cháo.
-
Thêm rau củ, rau thơm: Để món cháo lươn thêm thơm ngon và bổ dưỡng, bạn có thể thêm các loại rau củ như cà rốt, hành tím, tỏi, nghệ tươi. Bạn cũng có thể thêm các loại rau thơm như rau mùi, rau răm, ngò gai để tạo hương thơm đặc trưng cho món cháo.
4. Người mắc bệnh gì không nên ăn cháo lươn?
Không thể phủ nhận những giá trị dinh dưỡng từ món cháo lươn mang đến cho người thưởng thức, đặc biệt là người ốm. Tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo rằng không phải ai cũng nên tiêu thụ thịt lươn, nhóm người mắc các bệnh lý sau tốt nhất không nên ăn cháo lươn.
-
Nhóm người bệnh gút, thịt lươn được coi là một loại thực phẩm có thể gây ra các vấn đề và làm tăng nặng tình trạng bệnh. Bởi thịt lươn chứa một lượng purin, một loại hợp chất hóa học khi chuyển hóa sẽ tạo ra acid uric. Đối với người gút, mức acid uric cao có thể dẫn đến tình trạng tạo thành các tinh thể urat trong các khớp, gây đau, sưng, và viêm khớp.
-
Những người có mỡ máu cao có thể ăn thịt lươn, nhưng cần hạn chế chế biến nó thành các món chiên xào, thay vào đó nên sử dụng các phương pháp nấu cháo, hấp hoặc nướng.
-
Trẻ em dưới 1 tuổi cần tránh việc lạm dụng do loại thủy sản này có thể gây dị ứng ở một số trường hợp. Nếu cha mẹ muốn cho con ăn thì đối với trẻ có tiền sử dị ứng, việc thận trọng và quan sát biểu hiện dị ứng sau mỗi lần ăn là quan trọng.
>> Xem thêm: Cách Nấu Cháo Lươn Cho Bà Đẻ Không Tanh
Nhiều người cho rằng, lươn là loài thủy sản da trơn và có mùi tanh nên không có cảm giác ngon miệng khi ăn. Đặc biệt với người đang bị ốm, khả năng hấp thu kém và trạng thái cơ thể yếu càng khó ăn các loại thực phẩm đặc thù. Thế nhưng nếu học được cách nấu cháo lươn cho người bệnh theo công thức ở trên, đảm bảo không tanh, thơm ngon hấp dẫn, người ốm sẽ ăn ngon miệng và nhanh hồi phục sức khỏe.