Cách nấu cháo tỉ lệ 1:5 vô cùng đơn giản. Chỉ với một vài nguyên liệu dễ tìm, bạn có thể nấu cho bé những bữa ăn dặm ngon miệng và giàu dinh dưỡng. Thêm vào đó, bé dễ dàng làm quen với thức ăn thô, ăn giỏi và nhanh lớn.
1. Nấu cháo tỉ lệ 1:5 là gì?
Nấu cháo tỉ lệ 1:5 là đun hỗn hợp từ gạo và nước theo tỉ lệ 1 gạo – 5 nước. Tỉ lệ này phù hợp với trẻ trong khoảng 7 – 8 tháng.
Đây là cách nấu cháo theo tỉ lệ của người Nhật, được nhiều mẹ lựa chọn vì phương pháp này giúp khả năng ăn thô và quá trình tiêu hóa của trẻ tốt hơn.
2. Lợi ích khi nấu cháo theo tỉ lệ 1:5
Việc cho bé ăn cháo theo tỉ lệ 1:5 mang lại nhiều lợi ích không tưởng:
-
Giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt
-
Tăng trải nghiệm của vị giác, bé dễ dàng làm quen với thức ăn hơn
-
Luyện cho bé khả năng nhai và nuốt
3. Cách nấu cháo rây tỉ lệ 1:5 kiểu Nhật bằng nồi cơm điện
Cách nấu cháo rây tỉ lệ 1:5 vô cùng nhanh gọn. Bạn có thể nấu cháo rây bằng nồi thường, nồi nấu chậm, nồi ủ hay nồi cơm điện. Đặc biệt với cách nấu cháo tỉ lệ 1:5 bằng nồi cơm điện, bạn không cần đứng khuấy liên tục như nấu bằng nồi, rất phù hợp với các mẹ bận rộn.
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Cách nấu cháo tỉ lệ 1:5 rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu và dụng cụ quen thuộc như sau:
-
20gr gạo
-
100ml nước
-
Dầu ô liu
-
Nồi cơm điện
-
Rây lọc cháo
-
Muỗng
3.2. Vo gạo
Đầu tiên, bạn cần rửa tay và vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ. Sau đó bạn vo gạo nhẹ tay 02 lần. Bạn không nên vo gạo quá nhiều lần vì như vậy sẽ làm gạo mất vị ngọt và các chất dinh dưỡng.
3.3. Nấu cháo
Đối với cách nấu cháo tỉ lệ 1:5 bằng nồi cơm điện, bạn chỉ cần cho 20gr gạo đã vo sạch và 100ml nước lọc vào một chiếc bát sứ, sau đó đặt bát vào giữa nồi và bấm nút nấu. Khi nồi cơm điện báo chín cũng là lúc cháo đã nhừ.
3.4. Rây cháo cho bé
Tiếp đến, bạn đặt rây lên một cái bát, sau đó múc từng phần cháo vào rây và chà nhẹ bằng muỗng.
Nếu bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy rây cháo lại lần 2 để cháo mịn hơn. Trong trường hợp cháo sau khi đã được rây còn đặc, bạn hãy cho thêm một chút nước nóng vào và khuấy đều.
4. Lưu ý trong cách nấu cháo tỉ lệ 1:5 cho bé
Trong cách nấu cháo tỉ lệ 1:5, nếu bạn nắm được một số lưu ý sau, món cháo rây sẽ ngon ngọt và giữ trọn các chất dinh dưỡng:
-
Ngâm gạo trước khi nấu khoảng 8 tiếng để cháo nhanh nhừ.
-
Nếu nấu cùng các nguyên liệu khác, bạn nên chọn các loại cá trắng hoặc thịt nạc không mỡ.
-
Không nên thêm bất cứ loại gia vị nào khi bé đang trong giai đoạn ăn dặm.
5. Cách tăng độ thô cho bé ăn dặm kiểu Nhật theo từng giai đoạn
Bạn không nên áp ngay chế độ ăn dặm cho trẻ bằng cách nấu cháo tỉ lệ 1:5 cũng không kéo dài cách này trong thời gian dài. Tốt nhất bạn nên tăng độ thô theo từng giai đoạn của bé. Điều này sẽ giúp bé làm quen với thức ăn thô và tập sử dụng các giác quan trong quá trình ăn.
5.1. Giai đoạn 1: 5 – 6 tháng tuổi của bé – “Giai đoạn nuốt chửng”
Các bé ở giai đoạn thứ 1 thường chưa cử động lưỡi ra phía trước và phía sau. Vì vậy, khi chế biến thức ăn, mẹ nên lưu ý đặc điểm của thức ăn như sau:
Độ cứng thức ăn
Thức ăn của bé trong giai đoạn này nên ở trạng thái lỏng như canh/súp. Bạn hãy cho bé ăn khi bé thấy đói, trước giờ cho bé bú sữa, mỗi ngày một lần. Bé nên ăn cháo có tỉ lệ 1:10 cùng với 1 loại thực phẩm duy nhất.
Độ thô của thức ăn
-
Cháo: mẹ hãy rây cháo qua lưới từ 2 – 3 lần để cháo mịn. Sau khi bé đã quen, bạn nên giảm số lần rây.
-
Rau củ quả: luộc mềm và rây nhuyễn chúng ngay khi còn nóng.
-
Rau: bạn luộc mềm và thái nhỏ phần lá theo hai chiều ngang và dọc, sau đó rây đến khi rau nhuyễn.
-
Cá và thịt trắng: bạn luộc, bỏ da và xương của cá, sau đó thêm nước vào rồi rây nhuyễn.
Số lần ăn
Lượng thức ăn cần của bé ở giai đoạn 1 đã tăng nên bạn có thể thêm 1 bữa ăn phụ vào buổi chiều.
Lượng thức ăn trong 1 lần ăn
-
Tinh bột: cháo theo tỉ lệ 1:10, ăn từng thìa một.
-
Rau củ quả: ăn theo từng thìa một.
-
Chất đạm: 1 thìa đậu phụ hoặc 1 thìa cá, thịt trắng.
5.2. Giai đoạn 2: 7 – 8 tháng tuổi của bé – “Giai đoạn nhai trệu trạo”
Ở giai đoạn này, trẻ có thể nghiền thức ăn bằng lưỡi và hàm trên. Vì thế, khi nấu cháo rây, mẹ cần chú ý những điều sau:
Độ cứng cơ bản
Các thức ăn cho bé 7 – 8 tuổi cần có độ cứng giống với độ cứng của đậu phụ
Độ thô cơ bản của thức ăn
Khi nấu cho bé 7 – 8 tháng tuổi, bạn nên bám sát hướng dẫn sau:
-
Cháo: mẹ nên nấu cho bé ăn cháo theo tỉ lệ 1:7. Với các bé ở nửa đầu giai đoạn 2, khi nấu cháo rây, bạn nên rây mịn 8 phần, sau đó nghiền 2 phần còn lại bằng thìa. Cháo cho các bé ở nửa sau giai đoạn 2 thì chỉ cần nghiền bằng thìa.
-
Rau: bạn luộc mềm và băm nhuyễn rau cho bé ở nửa đầu giai đoạn 2. Với các bé ở nửa sau giai đoạn 2, bạn luộc mềm và cắt rau nhỏ theo 2 chiều ngang và dọc.
-
Cá và thịt trắng: cá cần được hấp hoặc luộc chín, bỏ da và xương rồi nghiền nhuyễn. Đối với thịt, bạn rây 8 phần và giữ nguyên 2 phần còn lại.
Số lần ăn
Bé nên ăn 2 bữa/1 ngày, 1 lần vào buổi sáng và 1 lần vào buổi chiều tối.
Lượng thức ăn trong 1 lần ăn
-
Tinh bột: từ 50gr – 80gr
-
Chất đạm: 10 – 15gr thịt, 10 – 15gr đậu hũ, 30gr – 40gr lòng đỏ trứng, 50 – 70gr sản phẩm từ sữa
-
Rau củ quả: 20gr – 30gr
5.3. Giai đoạn 3: 9-11 tháng tuổi của bé – “Giai đoạn nhai tóp tép”
Đến giai đoạn này, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt và tăng độ thô của các món ăn như sau:
Độ cứng cơ bản
Các thực phẩm nên có độ cứng giống với độ cứng của chuối.
Độ thô của thức ăn
-
Cháo: cháo nên được nấu ở tỉ lệ 1:5. Khi bé đã quen với tỉ lệ 1:5, bạn nên chuyển sang nấu cháo tỉ lệ 1:3 (cháo đặc nguyên hạt).
-
Củ quả: bạn cần cắt những nguyên liệu này khoảng 5 – 6mm, sau đó luộc/hấp mềm và nghiền nát bằng muỗng.
-
Rau: Bạn luộc mềm rồi cắt nhỏ chúng theo 2 chiều dọc và ngang.
-
Cá, thịt trắng: những miếng thịt, cá cần được luộc, bỏ da và xương rồi cắt miếng dài từ 5 – 8mm.
Số lần ăn
Ở giai đoạn này, bạn nên tạo cho bé thói quen ăn giống người lớn bằng cách tăng số lần ăn lên 3 bữa/1 ngày và ngồi ăn cùng với gia đình.
Lượng thức ăn trong 1 lần ăn
-
Tinh bột: 90gr cháo cơm hạt và 80gr cơm nát
-
Rau củ quả: 30 – 40gr
-
Chất đạm: 15gr cá, 15gr thịt, 45gr đậu, ½ quả trứng và 80gr sản phẩm từ sữa
5.4. Giai đoạn 4: 12-18 tháng tuổi của bé – “Giai đoạn nhai thành thạo”
Ở giai đoạn này, bé đã có thể nhai nát thức ăn. Vì vậy, đây là thời điểm hoàn hảo để cho bé luyện tập ăn thức ăn mềm, không cần được nghiền nhuyễn.
Độ cứng cơ bản
Thức ăn dành cho các bé từ 12 – 18 tháng có độ cứng giống như thịt viên.
Độ thô thức ăn
-
Cơm: cơm nên được nấu bằng lượng nước nhiều hơn so với bình thường. Khi bé đã quen thì chuyển sang cơm thường.
-
Củ quả: bạn hấp/luộc mềm rồi cắt chúng thành miếng vừa miệng.
-
Rau: luộc mềm rồi cắt rau khoảng 1cm để bé cảm nhận được phần xơ.
-
Cá, thịt: bạn luộc, bỏ da và xương rồi cắt miếng vừa ăn sao cho bé cảm nhận được thớ của miếng thịt và cá.
Số lần ăn
Cữ ăn 1 ngày của bé gồm 3 bữa chính và 1 bữa phụ.
Lượng thức ăn trong 1 lần ăn
-
Tinh bột: 90gr cơm nát, 80gr cơm thường
-
Rau củ quả: 40 – 50gr
-
Chất đạm: 15 – 20gr cá, 15 – 29gr thịt, 50 – 55gr đậu phụ, ½ – ⅔ quả trứng và 100gr sản phẩm từ sữa
Khi đã nắm được cách nấu cháo tỉ lệ 1:5 thơm ngon, bạn có thể luyện cho bé làm quen với thức ăn từ sớm dễ dàng, giúp bé ăn giỏi và chóng lớn. Tuy nhiên, khi áp dụng cách nấu cháo tỉ lệ 1:5, 1:7 hay 1:10, bạn cần xác định các giai đoạn ăn dặm ứng với độ tuổi của con để hạn chế ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa non nớt.