Cách nấu cháo vịt xiêm sao cho thơm ngon và đạt chuẩn yêu cầu phải tỉ mỉ trong từng khâu sơ chế và thực hiện. Tuy nhiên, chỉ với các bước làm dưới đây, đảm bảo bạn sẽ tạo nên món ăn ngon, bổ dưỡng cho cả gia đình ngay lần đầu thực hiện.
1. Ăn cháo vịt xiêm có tốt không?
Một tô cháo vịt cỡ vừa thường chứa khoảng 256 calo. Điều này có nghĩa là nếu bạn đang theo dõi lượng calo tiêu thụ hàng ngày, việc ăn một tô cháo vịt sẽ cung cấp một lượng calo đáng kể.
Cháo vịt không chỉ là món ăn ngon mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như:
-
Tăng cường hệ thống miễn dịch: Cháo vịt là nguồn cung cấp selen – một trong những chất chống oxy hóa quan trọng, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và chống viêm hiệu quả. Ăn thịt vịt hay cháo vịt cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
-
Bảo vệ xương: Một số nghiên cứu khoa học cho thấy ăn thịt vịt có thể cải thiện mật độ và sức mạnh của xương.
-
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Thịt vịt chứa nhiều axit béo omega-3, có lợi cho tim mạch. Axit béo omega-3 giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ và rối loạn nhịp tim và có tác dụng làm chậm sự hình thành mảng bám trên thành mạch máu, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
-
Nạp năng lượng cho cơ thể: Thịt vịt chứa axit amin thiết yếu, giúp cơ thể sản xuất năng lượng cho các hoạt động hằng ngày.
-
Tốt cho hệ thần kinh: Hàm lượng axit pantothenic có trong thịt vịt không chỉ giúp cung cấp năng lượng mà còn giúp duy trì sự ổn định của hệ thần kinh. Chính vì vậy, việc tiêu thụ thịt vịt không chỉ giúp ngăn ngừa chứng trầm cảm mà còn giúp giảm căng thẳng và lo âu.
-
Hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp: Lượng selen trong thịt vịt rất quan trọng đối với sức khỏe của tuyến giáp.
-
Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu: Thịt vịt cung cấp vitamin B12, hỗ trợ sự phát triển của tế bào hồng cầu và thần kinh. Ngoài ra, hàm lượng sắt trong thịt vịt cũng đáp ứng nhu cầu bảo vệ hồng cầu và hemoglobin. Nói tóm lại, thịt vịt không chỉ cung cấp vitamin B12 để duy trì sức khỏe, giúp ngăn ngừa thiếu máu hiệu quả.
-
Giảm Cholesterol: Chất béo không bão hòa đơn trong mỡ vịt giúp duy trì mức cholesterol HDL “tốt” và giảm mức độ cholesterol LDL “xấu”.
Với những tác dụng kể trên, việc bổ sung cháo vịt xiêm vào thực đơn hàng ngày không chỉ mang đến những bữa ăn ngon miệng và hấp dẫn của bạn mà còn tạo ra những lợi ích to lớn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu ngay cách nấu cháo vịt xiêm ngon dưới đây.
2. Cách nấu cháo vịt xiêm đơn giản
Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách nấu cháo vịt xiêm thơm ngon, hấp dẫn giúp bạn đổi món cho gia đình của mình.
2.1. Nguyên liệu và những dụng cụ cần chuẩn bị
Trong cách nấu cháo vịt xiêm, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu và dụng cụ sau:
-
1 con vịt vịt xiêm hoặc vịt cỏ (tùy theo sở thích của bạn)
-
1 chén gạo tẻ, trong đó có một ít gạo nếp để cháo dẻo hơn.
-
100g nấm rơm
-
2 củ tỏi khô
-
4 trái ớt tươi
-
Một nhánh gừng tươi
-
10 cây hành lá
-
4 – 6 củ hành tím
-
Các loại rau thơm ăn kèm như tía tô, húng quế, mùi tàu,…
-
Dụng cụ: Bếp, nồi, chảo, tô, chén, muỗng, đũa.
Cách chọn vịt xiêm ngon
Cách nấu cháo vịt xiêm có thành công hay không phụ thuộc 1 phần vào cách chọn nguyên liệu, đặc biệt là thịt vịt. Muốn chọn được vịt xiêm ngon thì bạn nên lưu ý một số điểm sau đây:
-
Nên chọn vịt xiêm trưởng thành, có kích thước vừa phải, không quá to hay quá nhỏ. Vịt trưởng thành thường nặng từ 2-3 kg.
-
Lông vịt xiêm ngon thường có màu xanh đen óng mượt, không xơ xác hay gãy rụng. Di chuyển linh hoạt, nhanh nhẹn. Mắt vịt sáng rõ, không có dấu hiệu lờ đờ hay chảy nước mắt.
-
Mỏ vịt xiêm ngon có màu vàng cam. Chân vịt có màu vàng, khỏe mạnh, không bị nấm hay lở loét. Phần ức dày, nhiều thịt, khi ấn vào thấy rắn chắc. Phần bụng dày, không nhăn nheo.
2.2. Cách nấu cháo vịt xiêm chi tiết
Cách nấu cháo vịt xiêm tuy không quá phức tạp nhưng bạn cần tỉ mỉ trong từng công đoạn, từ sơ chế đến bước chế biến. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế thịt vịt là công đoạn quan trọng nhất trong cách nấu cháo vịt xiêm. Bởi thịt vịt có sơ chế cẩn thận thì thành phẩm mới thơm ngon và không bị hôi. Vì vậy, bạn cần sơ chế cẩn thận theo hướng dẫn sau: Sau khi rửa sạch thịt vịt, bạn dùng muối hạt xát lên toàn bộ con vịt để khử khuẩn và khử mùi hôi, sau đó rửa lại bằng nước. Tiếp theo, bạn dùng hỗn hợp rượu và gừng để xát lại một lần nữa rồi rửa lại và để ráo.
Mẹo nhỏ: Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng chanh hoặc muối và giấm để làm sạch và khử mùi hôi cho thịt vịt.
Lấy gạo đi vo cho thật sạch, để ráo nước rồi rang trên chảo với lửa nhỏ cho đến khi gạo chuyển sang màu vàng nhạt. Rang gạo trước khi nấu sẽ giúp cháo có mùi thơm và vị ngon hơn.
– Các nguyên liệu khác:
-
Hành lá: Nhặt bỏ phần gốc, rửa sạch. Phần hành trắng cắt khúc dài khoảng 3 – 5cm, phần lá xanh thái nhỏ.
-
Rau thơm: Rửa sạch, để ráo.
-
Nấm rơm: Rửa sạch, thái mỏng rồi xào qua với một ít hành phi cho thơm.
-
Hành tím: Lấy 2 củ hành tím đi bóc vỏ, thái lát mỏng rồi phơi nắng cho hơi héo.
Bước 2: Phi hành
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng. Cho hành tím vào phi, đảo đều tay cho đến khi hành vàng giòn thì vớt ra, để ráo dầu.
Khi hành nguội sẽ giòn và ngon hơn. Bạn có thể bảo quản hành phi trong hộp kín hoặc túi nilon, tránh để tiếp xúc với không khí quá lâu hành dễ bị ỉu.
Bước 3: Cách nấu cháo vịt xiêm
Lấy 3 củ hành tím giữ nguyên cả gốc và vỏ, đem nướng cho thơm lừng, sau đó bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi đập dập.
Đun sôi một nồi nước sau đó cho hết hành vừa nướng vào rồi bỏ vịt vào nồi luộc. Để lửa to rồi giảm lửa nhỏ để vịt được chín dần từ từ, nước luộc không bị cạn.
Mẹo nhỏ: Hành nướng giúp loại bỏ mùi hôi của vịt, đồng thời tăng thêm hương vị cho thịt và nước dùng. Khi luộc vịt, bạn mở nắp nồi và thường xuyên vớt bọt, như vậy sẽ giúp loại bỏ các cặn bẩn và làm cho nước luộc trong ngọt tự nhiên.
Khoảng 15 phút sau, bạn cho gạo vào nấu chung với vịt, khi thịt vịt chín mềm, bạn vớt thịt ra để nguội. Sau đó bạn cho nấm vừa xào vào nồi cháo.
Nếu khi lấy vịt ra, gạo chưa bung đều thì tiếp tục nấu cho đến khi gạo mềm và bung vừa phải và không quá nhừ. Tiếp theo, bạn nêm gia vị vào cháo cho hợp khẩu vị.
Bước 4: Chặt vịt thành từng miếng nhỏ
Sau khi thịt vịt nguội, bạn chặt vịt thành những miếng nhỏ vừa miệng, sắp xếp thịt lên đĩa sao cho hấp dẫn. Thịt vịt sẽ được thưởng thức cùng với cháo và các loại rau thơm.
Bước 5: Pha nước mắm gừng để chấm thịt vịt
– Tỏi lột vỏ. Ớt rửa sạch, loại bỏ hạt, cắt nhỏ. Gừng gọt vỏ, giã nát. Cho tất cả vào cối và giã nhỏ, sau đó pha chung với nước mắm ngon theo tỉ lệ 2 mắm – 1 đường.
Khuấy đều hỗn hợp nước mắm, cho thêm một ít nước cốt chanh để có vị chua, cay, mặn, ngọt hài hòa.
Bước 6: Làm gỏi bắp cải để ăn kèm
Bạn có thể làm thêm món gỏi bắp cải để ăn chung với cháo vịt xiêm như ở quán:
Cách làm món gỏi này khá đơn giản:
Bắp cải thái sợi mỏng, rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào ngăn mát của tủ lạnh khoảng 1 giờ đồng hồ cho giòn. Cà rốt thái sợi, rau răm xắt nhỏ.
Nước trộn gỏi được làm từ giấm và đường theo tỉ lệ 1:1 cùng một chút hành tím băm nhuyễn. Khi dùng, trộn bắp cải, cà rốt, rau răm với nước trộn gỏi, rắc thêm hành phi và đậu phộng rang lên trên rồi ăn kèm cháo vịt xiêm.
Bước 7: Trang trí món ăn
Cháo vịt giữ nhiệt độ nóng, múc ra bát, rắc thêm tý hành lá, đầu hành, hành phi và tiêu lên trên. Sắp xếp lại đĩa thịt vịt, đem đĩa rau sống và chén nước mắm gừng ra rồi thưởng thức.
2.3. Yêu cầu thành phẩm:
Cách nấu cháo vịt xiêm thành công là khi thành phẩm đạt được các yêu cầu sau: Cháo khi ăn sẽ có mùi thơm của thịt vịt, mùi hành lá và hành phi đặc trưng, hấp dẫn, nước dùng thì có vị ngọt tự nhiên, hạt gạo bung vừa phải. Độ loãng của cháo cũng rất quan trọng. Cháo không được quá đặc cũng như không nên quá loãng, mà phải vừa phải để tạo cảm giác ngon miệng khi thưởng thức. Thịt vịt thì chín mềm, vị dai ngọt tự nhiên. Khi chấm với nước mắm gừng cay cay lại càng ngon hơn nhiều.
Cháo vịt xiêm nên được giữ nóng đến khi thưởng thức để đảm bảo hương vị thơm ngon.
2.4. Lưu ý khi nấu cháo vịt
Ngoài ra, còn có cách nấu cháo vịt xiêm khác rất ngon và dễ ăn, đặc biệt phù hợp cho trẻ nhỏ và những người cao tuổi. Đó chính là đem xé nhỏ thịt vịt rồi cho vào nồi cháo chín nấu thêm vài phút rồi mới múc ra ăn.
Ngoài cách nấu cháo vịt xiêm như trên, các chị em cũng có thể kết hợp thêm các nguyên liệu khác như đậu xanh, khoai môn,….để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng cho món cháo vịt xiêm.
3. Những lưu ý khi ăn cháo vịt xiêm
Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng ăn được cháo vịt xiêm. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn cháo vịt xiêm bạn cần biết:
3.1. Những ai nên và không nên ăn ăn cháo vịt xiêm?
Theo quan điểm của Đông y, thịt vịt được xem là một loại thực phẩm có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, và có tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.
Việc ăn thịt vịt hay cháo vịt xiêm còn được cho là sẽ giúp hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, lao phổi và ung thư (trong quá trình xạ trị, hóa trị). Ngoài ra, thịt vịt cũng có lợi cho người bệnh suy nhược cơ thể, chán ăn, sốt, phù nề, và người sau khi bệnh.
Đặc biệt, thịt vịt còn có tác dụng tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ, đồng thời giúp đẩy lùi chứng yếu sinh lý. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nam giới đang gặp phải vấn đề về sinh lý.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng trong thịt vịt chứa lượng chất béo và cholesterol khá cao, do đó bạn chỉ nên ăn phần ức hoặc dùng ức vịt để nấu cháo nếu đang thực hiện chế độ ăn giảm cân.
Hơn nữa, trong thịt vịt cũng chứa lượng purin cao, có thể gây tăng axit uric trong cơ thể, gây đau nhức khớp xương. Vì thế, người bị bệnh gout cũng nên kiêng ăn cháo vịt xiêm.
Cuối cùng, cháo vịt xiêm có tính hàn, do đó những người bị huyết áp thấp hay nữ giới bị chứng rối loạn kinh nguyệt cũng nên hạn chế ăn món này.
3.2. Cháo vịt xiêm không nên ăn cùng món gì/ kỵ với thực phẩm gì?
Cháo vịt xiêm tuy là một món ăn bổ dưỡng nhưng bạn tuyệt đối không nên ăn món này cùng với những loại thực phẩm sau đây để tránh “rước họa vào thân”:
– Các loại quả có tính nóng
Thịt vịt có tính hàn, có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu kết hợp với các loại quả có tính nóng như mận, xoài, mít, nhãn, chôm chôm,… sẽ gây ra sự mất cân bằng nhiệt trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như chướng bụng, khó tiêu. Do đó, bạn nên tránh ăn những loại thực phẩm này cùng một lúc.
– Thịt ba ba
Thịt ba ba và thịt vịt có chứa các chất kỵ nhau. Cả hai loại thực phẩm này đều giàu dinh dưỡng, nhưng khi ăn cùng nhau sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, gây ra các bệnh như phù nề và tiêu chảy. Vì vậy, bạn cũng nên tránh kết hợp hai loại thực phẩm này trong một bữa ăn.
– Thịt rùa
Thịt rùa và thịt ba ba là hai loài động vật có quan hệ họ hàng với nhau, nên trong thịt rùa cũng có các chất dinh dưỡng tương tự như thịt ba ba. Theo y học, thịt rùa và thịt vịt đều có tính giải nhiệt, bổ và mát cho cơ thể. Tuy nhiên, khi ăn cùng nhau sẽ làm dư chất trong cơ thể, gây ra tình trạng âm thịnh dương suy, dẫn đến phù nề, tiêu chảy.
– Tỏi
Tỏi là một gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người Việt. Tỏi có tác dụng tăng hương vị và kích thích tiêu hoá. Nhưng đối với các món thịt vịt thì lại không nên cho tỏi vào. Bởi vì tỏi có tính nóng, trong khi thịt vịt có tính hàn, điều này sẽ làm rối loạn hệ tiêu hoá của bạn, gây ra các hiện tượng như chướng hơi, sình bụng.
– Trứng gà
Theo Đông Y thì trứng gà và thịt vịt đều thuộc tính hàn. Khi ăn chung hai loại thực phẩm này sẽ làm suy giảm nguyên khí trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và khả năng hô hấp.
Xem thêm:
Học Lỏm Cách Nấu Cháo Vịt Hạt Sen Cho Bé Đơn Giản, Thơm Ngon
Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Vịt Khoai Môn Thơm Ngon, Đậm Đà
Trên đây là cách nấu cháo vịt xiêm đơn giản và tiện lợi. Hãy thử vào bếp vào chế biến ngay món ăn bổ dưỡng này cho những người thân yêu trong gia đình của bạn. Chúc bạn sẽ có một bữa ăn ngon miệng cùng gia đình!