Cách nấu chè cho người tiểu đường để họ có thể yên tâm ăn mà không lo tăng các chỉ số là vấn đề được quan tâm. Bởi với những ai gặp tình trạng này, chè là món thường ít được ăn thậm chí bị liệt vào danh sách cấm. Tuy nhiên, chỉ cần bạn biết cách lựa chọn nguyên liệu và chế biến cẩn thận, những người bệnh cũng có thể thưởng thức món tráng miệng ngon ngọt này.
2.1.1. Nguyên liệu nấu chè đậu xanh
1. Người bị tiểu đường có được ăn chè không?
Tiểu đường chính là một căn bệnh mãn tính, trong đó cơ thể không có khả năng sản xuất hoặc sử dụng insulin một cách hiệu quả. Chính vì thế, hormone này không thể chuyển hóa đường từ thức ăn thành năng lượng dẫn đến lượng đường trong máu tăng dần, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Chè lại chính là món ăn có hàm lượng đường khá cao. Tuy nhiên, một số món chè được chế biến từ nguyên liệu đậu đen, đậu xanh,… có hàm lượng chất xơ, protein dồi dào. Nếu ăn đúng cách có thể giúp tăng lượng đề kháng trong cơ thể, ổn định đường huyết cũng như bảo vệ sức khỏe một cách tốt hơn.
Không những thế, vitamin trong các loại hạt còn có lợi cho việc sản xuất insulin, giảm thiểu các chứng bệnh tiểu đường. Do đó, nếu chế biến đúng cách thì người bị tiểu đường cũng có thể ăn các món chè phù hợp.
Thực tế, những địa chỉ bán chè bên ngoài thường sử dụng nhiều chất tạo ngọt không tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Vậy nên nếu muốn ăn chè, bạn nên học cách nấu chè cho người tiểu đường tại nhà để kiểm soát được lượng đường một cách thích hợp.
2. Gợi ý một số cách nấu chè cho người tiểu đường
Người tiểu đường chỉ nên thưởng thức các món chè được nấu từ những nguyên liệu có chứa lượng đường thấp và giàu chất dinh dưỡng, một số món chè thích hợp bao gồm:
2.1. Chè đậu xanh
Theo nghiên cứu, đậu xanh có khá nhiều chất xơ và protein tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn có thể học cách nấu chè cho người tiểu đường với nguyên liệu này để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể người bệnh.
Nguyên liệu nấu chè đậu xanh
Muốn học cách nấu chè cho người tiểu đường với đậu xanh, bạn nên chuẩn bị những nguyên liệu sau:
-
200g đậu xanh
-
200ml sữa tươi không đường
-
200ml nước lọc
-
100g đường phèn hoặc đường ăn kiêng
Lưu ý: Vì đây là món tráng miệng dành cho người bị tiểu đường vậy nên bạn không nên sử dụng sữa đặc hay sữa tươi có đường. Bạn cần hạn chế lượng đường tối đa. Bên cạnh đó, không nên ăn đậu xanh quá liên tục và thường xuyên mà hãy cân bằng chế độ ăn cho thích hợp.
Cách nấu chè cho người tiểu đường từ đậu xanh
-
Bước 1: Đem đậu rửa sạch, ngâm với nước ấm khoảng 2 tiếng cho đến khi đậu nở mềm. Bắc lên bếp một nồi nước và hầm đậu cho đến khi chín thì tắt bếp.
-
Bước 2: Khi đã thấy đậu chín, cho thêm sữa tươi không đường cùng đường ăn kiêng vào và khuấy đều cho đến khi đường tan hoàn toàn. Nấu thêm khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp, cho chè ra bát để thưởng thức.
Lưu ý: Khi nấu chè đậu xanh, bạn nên nấu với mức lửa nhỏ để đậu chín mềm, không nát và tiết ra được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Đặc biệt, nếu muốn món tráng miệng này có hương vị dẻo ngọt hơn thì hãy thêm đậu đỏ vào nấu cùng.
2.2. Chè đậu đen
Chè đậu đen bổ dưỡng, có công dụng tuyệt vời trong thanh nhiệt, giải độc và giảm cân. Trong đó, đậu đen cũng là nguyên liệu ít đường, giàu dưỡng chất phù hợp cho người bị bệnh này. Cách nấu chè cho người tiểu đường từ đậu đen khá đơn giản như sau:
Nguyên liệu nấu chè đậu đen
Những nguyên liệu cần chuẩn bị để học cách nấu chè đậu đen cho người tiểu đường bao gồm:
-
100g đậu đen
-
200ml sữa tươi không đường
-
100g đường ăn kiêng
-
1 ít muối
Lưu ý: Đậu đen cần chọn những loại đậu hạt chắc, không bị sâu để giàu dưỡng chất và nấu được món chè ngon, chất lượng hơn.
Cách nấu chè cho người tiểu đường từ đậu đen
-
Bước 1: Đậu đen sau khi mua về thì rửa sạch và ngâm trong nước cho mềm và dễ nấu hơn. Hầm đậu đen cùng nước với lửa nhỏ cho đậu chín hoàn toàn, tắt bếp.
-
Bước 2: Cho những nguyên liệu còn lại vào nồi đậu đen trước đó và khuấy đều cho chúng hòa tan vào nhau, nấu thêm khoảng 5 phút nữa là có thể tắt bếp. Cuối cùng, hãy múc chè ra bát và thưởng thức.
Lưu ý: Bạn nên ăn chè đậu đen cách bữa ăn chính khoảng 3 – 4 tiếng để tránh tình trạng giảm hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, khi nấu nên nêm nếm với lượng đường vừa phải tránh cho chè quá ngọt.
Xem thêm: Vào Bếp Trổ Tài 5 Cách Nấu Chè Đỗ Đen Đặc Bằng Những Nguyên Liệu Đơn Giản Nhất
2.3. Chè đậu Hà Lan
Trong đậu Hà Lan có chứa khá nhiều crom, nguyên tố vi lượng này giúp cơ thể sản sinh thêm nhiều insulin tốt cho người bị tiểu đường. Đặc biệt, cách nấu chè cho người tiểu đường từ đậu Hà Lan cũng không quá khó.
Nguyên liệu nấu chè đậu Hà Lan
Những nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu món chè này bao gồm:
-
100g đậu Hà Lan
-
200ml sữa tươi không đường
-
100g đường ăn kiêng
-
1 ít muối
Cách nấu chè cho người tiểu đường từ đậu Hà Lan
-
Bước 1: Đậu Hà Lan nên rửa sạch và ngâm trong nước qua đêm hoặc ít nhất 3 tiếng. Cho đậu đã rửa vào nồi nước, thêm ít muối và để lửa nhỏ, hầm cho đến khi đậu chín.
-
Bước 2: Cho sữa tươi không đường và đường ăn kiêng vào nồi trên, khuấy đều cho tan hoàn toàn. Nấu thêm lúc nữa cho chín và múc ra bát để thưởng thức.
Lưu ý: Thông thường khi nấu chè sẽ dùng nước cốt dừa để nấu cho thơm, tuy nhiên nước cốt dừa không tốt cho người bị tiểu đường. Vì thế bạn có thể dùng sữa tươi không đường để thay cho nước cốt dừa.
2.4. Chè khoai môn bắp
Chè khoai môn bắp là lựa chọn tiếp theo dành cho người bị tiểu đường. Món tráng miệng này vừa ngon miệng mà lại khá dễ thực hiện.
Nguyên liệu nấu chè khoai môn bắp
Những nguyên liệu cần thiết để nấu món chè khoai môn bắp như sau:
-
1 củ khoai môn
-
4 trái bắp
-
50g bột báng
-
2 muỗng canh bột sắn dây
-
1 ít đường
Lưu ý: Đường sử dụng để nấu chè nên là đường ăn kiêng hoặc đường phèn phù hợp cho người bị tiểu đường. Ngoài ra, nên chọn khoai môn, bắp tươi nếu muốn thành phẩm chè thơm, ngon hơn.
Cách nấu chè cho người tiểu đường từ khoai môn và bắp (ngô)
-
Bước 1: Bột báng cần được rửa sạch và ngâm nước lạnh khoảng 30 phút. Với bắp thì cần bào nhỏ phần hạt, giữ cùi lại để nấu nước cho ngọt. Khoai môn gọt sạch vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ rồi ngâm với nước muối và vớt ra để ráo.
-
Bước 2: Cho khoai cùng lõi bắp vào nồi nước, đun sôi khoảng 10 phút. Vớt lõi bắp ra, thêm hạt bắp vào hạ lửa, tiếp tục nấu.
-
Bước 3: Đem bột báng đi luộc chín rồi thả vào tô nước lạnh. Bột sắn dây thì hòa tan với nước lạnh trước khi nấu.
-
Bước 4: Nếu thấy khoai, bắp đã chín mềm, nêm đường ăn kiêng cho vừa ăn và bỏ bột sắn dây vào khuấy đều cho đến khi sánh lại thì tắt bếp. Cuối cùng, bạn chỉ cần cho chè ra bát và thưởng thức.
Lưu ý: Khi thưởng thức món chè, bạn chỉ nên ăn một bát chè nhỏ khoảng 200ml mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều.
Xem thêm: Chia Sẻ 7 Cách Nấu Chè Thạch Rau Câu Thanh Mát, Giải Nhiệt Mùa Hè
2.5. Chè hạt sen bột sắn
Hạt sen nổi tiếng là loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Cách nấu chè cho người tiểu đường từ hạt sen cũng rất dễ thực hiện, cụ thể như sau:
Nguyên liệu nấu chè bột sắn
Nếu muốn quá trình học cách nấu chè cho người tiểu đường diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, bạn nên chuẩn bị trước các nguyên liệu như:
-
50g hạt sen
-
100g bột sắn dây
-
10g đường ăn kiêng
-
1 ít muối
Lưu ý: Hãy sử dụng hạt sen tươi, bởi nó sẽ có nhiều chất dinh dưỡng tốt hơn cho người bệnh và món chè khi nấu ra sẽ chất lượng, ngon miệng hơn.
Cách nấu chè cho người tiểu đường từ hạt sen
-
Bước 1: Hạt sen khi mua về đem đi rửa sạch và loại bỏ hết phần tâm bên trong trước khi nấu. Cho hạt sen vào nồi, đổ nước ngập, thêm một ít muối để hầm cho chín mềm.
-
Bước 2: Khi thấy hạt sen đã chín, thêm đường ăn kiêng vào khuấy đều cho đường tan và nêm lại cho độ ngọt vừa phải. Tiếp tục đun sôi rồi thêm hỗn hợp bột sắn dây vào, khuấy đều tay để bột không bị vón cục lại.
-
Bước 3: Sau khi nồi chè đã sánh lại, hãy tắt bếp rồi múc chè ra bát để thưởng thức.
Lưu ý: Hạt sen trước khi nấu cần được loại bỏ hoàn toàn phần tâm sen, tránh cho chè khi nấu bị đắng.
3. Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý gì khi ăn chè?
Ngoài học cách nấu chè cho người tiểu đường, nếu muốn ăn chè mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe, người bị tiểu đường cần lưu ý một số vấn đề như:
-
Chỉ nên ăn chè được làm từ những nguyên liệu ít đường như: Đậu đen, hạt sen, bí đỏ,…
-
Theo dõi lượng đường trong máu để kiểm soát và hạn chế lượng chè khi cần thiết.
-
Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc điều trị, hãy tham khảo ý kiến, tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.
-
Hạn chế sử dụng đường cát trắng, đường mía bởi chúng dễ gây tăng đường huyết trong máu. Nếu muốn thêm độ ngọt cho chè hãy dùng các chất làm ngọt tự nhiên như mật ong, vani, đường ăn kiêng.
-
Chỉ nên ăn với lượng chè vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
-
Không nên ăn chè khi đói bởi nó sẽ dễ gây tụt đường huyết.
-
Không nên sử dụng những món chè có quá nhiều đường đặc biệt là được làm từ nước cốt dừa. Bởi lượng đường trong nước cốt dừa khá cao, không tốt cho sức khỏe người bệnh.
-
Nên ăn chè sau khi ăn cơm ít nhất là 1 tiếng để tránh trường hợp làm tăng lượng đường trong máu một cách đột ngột. Ngoài ra, việc tiêu thụ chè vào buổi sáng hoặc buổi trưa sẽ dễ kiểm soát đường huyết tốt hơn so với buổi tối.
Cách nấu chè cho người tiểu đường ngon miệng, bổ dưỡng với những nguyên liệu như: Đậu đen, đậu xanh, bột sắn,… khá dễ dàng. Ngoài ra, bạn còn có thể lựa chọn một số loại thực phẩm khác để nấu chè, tuy nhiên hãy hạn chế chọn các loại có hàm lượng đường cao. Cùng học và làm một nồi chè thật ngon để thưởng thức thôi nào!