Cách nấu chè con ong dẻo thơm, cay ngọt cho mâm cúng tròn vị

Cách nấu chè con ong dẻo thơm, cay ngọt cho mâm cúng tròn vị

Chè con ong là một món chè truyền thống dân tộc của người Việt. Cách nấu chè con ong tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách nấu chuẩn vị. Áp dụng ngay những công thức sau bạn sẽ có ngay đĩa chè con ong tuyệt hảo để sum vầy cùng cả gia đình ngày Tết.

2.2.1. Bước 1: Ngâm nếp và nấu xôi

  • 2.2.2. Bước 2: Xay gừng và lọc
  • 2.2.3. Bước 3: Nấu nước đường
  • 2.2.4. Bước 4: Cho xôi vào nước đường
  • 2.2.5. Bước 5: Thành phẩm
  • 1. Vì sao chè con ong lại xuất hiện trong mâm cúng ban thờ?

    Chè con ong bắt nguồn từ dân tộc Kinh thuộc huyện Chợ Mới là đặc sắc hơn cả. Món chè quen thuộc này là loại ẩm thực mang tính tâm linh, tín ngưỡng từ lâu đời và giá trị dinh dưỡng cao. Cách nấu chè con ong được lưu truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác nối tiếp nhau giữ gìn nét truyền thống đẹp.

    Tuy được gọi là chè nhưng bản chất của chè con ong lại là xôi ngọt. Hạt xôi nấu với đường nên thành phẩm mềm dẻo, thơm nồng. Đặc trưng hương vị của chè con ong là kết tinh của vị ngọt từ đường thơm, vị dẻo của gạo nếp, bột sắn dây mát dịu, gừng ấm nóng. Vào ngày Tết Đoan ngọ, các hạt xôi dẻo mềm là hình ảnh tượng trưng cho nhộng ong. Khi người ta ăn hết các nhộng ong này thì sâu bọ không còn nảy nở, sinh sôi để phá hoại mùa màng nữa.

    Bên cạnh ý nghĩa này thì chè con ong còn có một ý nghĩa khác. Đó là sự hòa quyện giữa những hương vị trong chè đại diện cho sự tụ họp đông đúc, đùm bọc lẫn nhau của các thành viên trong gia đình vào ngày tất niên, bên nhau vào giây phút giao thừa, chuyển giao từ năm cũ sang năm mới.

    Cách nấu chè con ong dẻo thơm, cay ngọt cho mâm cúng tròn vị

    Chè con ong mang theo nét truyền thống của người Việt xưa

    Vị chè con ong là sự hòa quyện của hương gừng ấm nồng, nếp dẻo thơm. Nhâm nhi bát chè cùng một tách trà ấm nóng là thú vui và cũng là nét văn hóa của các gia đình Việt xưa. Vào ngày Tết, người ta thường làm chè con ong vào bữa cơm tất niên, cúng tổ tiên, cúng giao thừa cùng với xôi vò hoặc xôi gấc. Chính vì những ý nghĩa đó mà dù có trải qua bao nhiêu thời gian giao thoa giữa các thế hệ thì món chè con ong vẫn có mặt trong mâm cúng trên bàn thờ những ngày quan trọng trong năm.

    2. Cách nấu chè con ong dẻo thơm, ngon ngọt

    Để nấu được một nồi chè con ong thơm ngon, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu. Một điều mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm là thành phần của chè con ong khá dễ tìm lại bảo quản được lâu. Dưới đây là cách nấu chè con ong truyền thống chuẩn vị:

    2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

    Các nguyên liệu bạn cần chuẩn bị để nấu chè con ong bao gồm:

    • 300g gạo nếp ngon;

    • 2 củ gừng nhỏ;

    • 1 muỗng canh mè rang;

    • 100g đường thốt nốt;

    • 1 ít lá dứa;

    • 1 ít dầu ăn;

    • 1 ít muối.

    Cách nấu chè con ong dẻo thơm, cay ngọt cho mâm cúng tròn vị

    Gạo nếp phải ngon thì món chè thành phẩm mới dẻo thơm

    Mẹo:

    • Chọn gạo nếp có kích thước các hạt to đều, bên ngoài căng bóng, hạt gạo còn nguyên vẹn, không bị gãy, màu trắng, không bị mùn, không có màu vàng, mùi hương thơm đặc trưng tự nhiên.

    • Không chọn loại gạo nếp bị bạc bụng hoặc có màu trắng lạ để nấu chè. Nguyên nhân vì đây là gạo đã trải qua xây xát quá kỹ khiến lớp cám bao quanh hạt gạo nếp chứa nhiều chất dinh dưỡng bị mất đi. Hạt gạo nếp chất lượng hiện nay bị trộn với loại kém chất lượng để bán giá cao. Bí quyết nhận biết là để một nhúm gạo trong lòng bàn tay để so sánh kích thước và màu sắc giữa các hạt gạo.

    • Nếp nấu xôi ngon nhất là nếp ngỗng với đặc điểm hạt to, dài trông như quả trứng ngỗng thu nhỏ, hương vị thơm nhẹ, màu trắng sữa. Khi nếp được nấu chín thì nở vừa, mềm, dẻo nhiều, thơm hạt. Dù xôi nếp có nguộij thì vẫn dẻo ngon, không cứng khô.

    • Bạn có thể thay thế nếp ngỗng bằng những loại nếp ngon khác như nếp nhung, nếp nương, nếp cái hoa vàng hoặc các loại nếp khác đều được. Tùy thuộc vào từng loại nếp mà hương vị xôi sau khi nấu thành phẩm sẽ khác nhau.

    • Gạo nếp bị tẩm hóa chất, kém chất lượng sẽ khiến chè không có mùi thơm, hương thơm bị phân hủy trong quá trình nấu xôi và chà xát với nước.

    Xem thêm: Cách Nấu Chè Đậu Đen Với Nếp Thơm Ngon, Dẻo Mềm Miễn Chê

    2.2. Cách thực hiện

    Hướng dẫn cách nấu chè con ong chi tiết qua 5 bước sau:

    Bước 1: Ngâm nếp và nấu xôi

    • Vo gạo nếp với nước để loại bỏ bụi bẩn bằng cách đổ 300ml nước sạch vào tô đựng gạo nếp, cho thêm nửa muỗng cà phê muối vào rồi khuấy đều.

    • Ngâm gạo nếp từ 4 đến 5 tiếng, có thể ngâm qua đêm nếu có thời gian. Bạn có thể rút ngắn lại 3 tiếng. Sau khi nếp đã được ngâm mềm thì dùng rây lược qua, để nếp ráo nước. Một điều cần lưu ý là bạn phải canh thời gian cho chuẩn bởi nếu ngâm quá lâu thì nếp khi nấu chín sẽ bị nhão, ngâm chưa đủ thì sẽ bị cứng.

    • Đổ nước vào xửng hấp, đun sôi. Xếp lá dứa ở bên dưới đáy xửng, đổ nếp đã ngâm vào xửng, dàn đều, khoét một lỗ giữa xửng rồi đậy nắp, hấp xôi khoảng 20 – 25 phút.

    • Sau khi hấp 20 phút, cho một tí dầu ăn vào, dùng đũa xới đều nếp rồi hấp thêm 5 – 10 phút nữa để xôi chín mềm. Khi nấu xôi, nếu thấy xôi bị khô thì bạn cho thêm chút nước lên trên bề mặt, dùng đũa xới tơi rồi tiếp tục nấu.

    Mẹo:

    • Cho một chút dầu ăn vào xôi trong quá trình hấp để thành phẩm được bóng đều, đẹp mắt.

    • Để nấu xôi không bị khô hay nhão, bạn trải nếp đều khi đổ vào xửng để nếp được chín đều khi hấp.

    • Chọc đũa vào nếp 3, 4 lỗ to để tạo thành lỗ khí cho hơi nước lưu thông khắp nồi.

    • Nước cho vào nồi dưới của xửng hấp nên chiếm khoảng 1/3 dung tích nồi nhằm giúp hơi nước bốc lên vừa đủ làm hạt nếp mềm.

    • Một cách nấu chè con ong ngon là bạn có thể nấu xôi bằng nồi cơm điện nếu không có thời gian canh xửng hấp.

    Cách nấu chè con ong dẻo thơm, cay ngọt cho mâm cúng tròn vị

    Gạo nếp cái hoa vàng dùng để nấu chè con ong

    Bước 2: Xay gừng và lọc

    • Rửa sạch gừng, cạo sạch vỏ rồi cắt thành từng lát mỏng.

    • Xay nhuyễn gừng trong máy xay sinh tố cùng 100ml nước lọc.

    • Lọc lại phần gừng vừa xay qua rây để lấy nước cốt gừng.

    Bước 3: Nấu nước đường

    • Để chảo lên bếp, cho đường thốt nốt, nước cốt gừng vào chảo.

    • Nấu trên lửa vừa đến khi đường thốt nốt tan hết, hỗn hợp sôi và sánh lại là được. Bạn có thể tăng hoặc giảm lượng đường tùy theo ý thích để đạt độ ngọt như mong muốn.

    • Trong thời gian đợi nước đường sôi, bạn rang mè trắng cho vàng lên, dậy mùi thơm rồi đổ ra chén.

    Bước 4: Cho xôi vào nước đường

    • Hạ nhỏ lửa, cho xôi nếp vào chảo.

    • Dùng đũa trộn đều tay đến khi thấy xôi được áo đều đường, các hạt xôi đã tơi ra, chuyển sang màu vàng nâu đẹp mắt thì tắt lửa.

    Mẹo:

    • Trong quá trình đảo xôi trong nước đường, bạn hãy vặn lửa nhỏ để giúp hỗn hợp nước đường thấp đều vào xôi. Nhờ vậy, xôi sẽ không bị cháy, khô và lên màu đẹp mắt.

    • Khi cho xôi vào nước đường, bạn không nên đun quá lâu mà cần đảo đều tay để hạt xôi còn ươn ướt vừa độ. Nếu không, chè ra khuôn sẽ khi quá nhão hoặc quá khô mất ngon.

    Xào xôi với nước đường là một công đoạn trong cách nấu chè con ong

    Bước 5: Thành phẩm

    • Lấy lượng xôi vừa đủ để vào bát nhỏ, ép chặt, tạo hình rồi trút ra đĩa.

    • Rắc lên chén xôi một ít mè rang, trang trí đẹp mắt là hoàn thành.

    Món chè con ong thành phẩm có màu vàng nâu khá bắt mắt. Xôi nếp dẻo mềm, dậy mùi gừng và mè rang thơm nức, hòa quyện trong đường thốt nốt ngọt dịu không bị gắt, đảm bảo một khi đã ăn là sẽ không thể dừng. Nếu thực hiện đầy đủ và đúng các bước trong cách nấu chè con ong, bạn sẽ thu được chè với màu đẹp mắt, hạt không khô, không bị nát, vị ngọt vừa vặn. Chè con ong có thể ăn nóng hay ăn nguội đều ngon nhưng nhiều người nhận xét rằng ăn nguội có vị ngon hơn và đỡ ngán. Món chè này ăn ngon nhất là vào những ngày trời mưa lạnh, pha thêm một tách trà hạt sen hoặc trà hoa nhài để thưởng thức cùng cho trọn vị.

    Để món chè con ong được đảm bảo chất lượng, tốt nhất bạn nên dùng trong ngày hoặc để bên ngoài thời tiết mát trong 10 – 12 tiếng. Trong trường hợp không ăn hết, bạn hãy dùng màng bọc thực phẩm gói lại, để trong ngăn mát tủ lạnh từ 1 đến 2 ngày để món ăn không bị khô. Khi nào muốn dùng, bạn hãy mang đi quay trong lò vi sóng hoặc đi hấp nóng lại rồi thưởng thức.

    Xem thêm: Cách Nấu Chè Vừng Bổ Dưỡng, Thơm Ngon, Càng Ăn Càng Ghiền

    3. Chè con ong nấu với đường gì ngon nhất?

    Cách nấu chè con ong chính gốc Bắc là phải được nấu kèm với mật mía. Mật mía phải chọn loại hàng đầu để màu mật vàng, không đen, không cạn. Khi nấu, người ta mang mật mía pha cùng mật ong đến độ ngọt vừa phải tạo thành hỗn hợp ngọt thanh, thơm mùi mật ong.

    Cách nấu chè con ong dẻo thơm, cay ngọt cho mâm cúng tròn vị

    Đường mía giúp chè con ong có màu vàng óng đẹp mắt

    Bên cạnh mật mía, bạn có thể thay thế bằng đường thốt nốt. Đặc điểm của đường thốt nốt là không bị ngọt gắt và tạo màu vàng đẹp mắt. Bạn nên mua đường thốt nốt tại cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh, siêu thị, cửa hàng uy tín để sở hữu sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ. Khi mua, bạn cần kiểm tra hạn sử dụng, bao bì bên ngoài còn nguyên, không bị ố màu hay bị rách, đường bên trong không có vết thâm, không nổi mốc, không chảy dịch bất thường.

    Chè con ong vẫn cho hương vị thơm ngon nếu được thay bằng đường cát vàng, đường đỏ hoặc đường cát trắng. Tuy nhiên, một điều hạn chế trong cách nấu chè con ong là các loại đường này sẽ không mang đến màu vàng đẹp mắt như chè truyền thống được nấu từ mật mía, mật ong hay đường thốt nốt.

    Chè con ong được các gia đình Việt ưa chuộng bởi vị mềm dẻo thơm ngon, bùi béo vô cùng cuốn hút. Hãy vào bếp và trổ tài nấu ngay với cách nấu chè con ong được chia sẻ chi tiết ở trên, đảm bảo dù vụng về tới đâu bạn cũng có thể làm được.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *