Đỗ đen có thể biến tấu thành nhiều món chè thơm ngon khác nhau. Song cách nấu chè đỗ đen truyền thống vẫn được nhiều người ựa chọn để giải tỏa cơn thèm ngọt và giải nhiệt cực mùa hè. Học ngay công thức nấu chuẩn để vào bếp trổ tài cho cả nhà thưởng thức bạn nhé.
1. Bật mí hàm lượng dinh dưỡng trong món chè đỗ đen ít ai biết
Chè đỗ đen là món ăn vặt dân dã nhưng lại chứa giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Theo đó, đỗ đen có hàm lượng protein thực vật cao hơn rất nhiều so với đậu xanh hay đậu đũa. Trong 100g đỗ đen chứa đến 25g protein, tức gấp 4 lần so với trứng gà hoặc thịt bò. Đỗ đen cũng cung cấp đầy đủ các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần.
Bên cạnh đó, 100g đỗ đen chứa 51g carb, giúp cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào. Ngoài ra, các loại vitamin B như B1, B2, B3,… có trong đỗ đen cũng đóng góp vai trò cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng và hoạt động của hệ thần kinh.
Đặc biệt, đỗ đen còn chứa nhiều khoáng chất quan trọng cho xương và răng như canxi, magie, photpho,… hay các khoáng chất vi lượng như sắt giúp vận chuyển oxy trong máu. Đây chính là lý do, mòn chè đỗ đen rất được nhiều người yêu thích và mê mẩn thưởng thức.
2. Tìm hiểu lợi ích tuyệt vời của chè đỗ đen với sức khỏe
Chè đỗ đen không chỉ đơn thuần là món tráng miệng thanh mát mà còn chứa đầy đủ các dưỡng chất tốt, mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách.
Thưởng thức ly chè đỗ đen mỗi ngày cung cấp lượng lớn khoáng chất quan trọng như kali, magie, canxi, phốt pho,… những thành phần này giúp bảo vệ tim mạch, hạ huyết áp hiệu quả, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ, suy tim. Chưa kể, hàm lượng chất chống oxy hóa có trong đỗ đen còn có tác dụng phòng ngừa ung thư, kích thích sản sinh tế bào mới, ngăn chặn quá trình lão hóa diễn ra quá sớm.
Bên cạnh đó, nhờ hàm lượng cao protein thực vật, chất xơ và các loại vitamin nhóm B, đỗ đen có thể kiểm soát lượng đường trong máu ổn định, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. Đồng thời giúp cân bằng các chỉ số dinh dưỡng giúp giảm cân an toàn. Đỗ đen còn được biết đến như một vị thuốc đông y quý, có tác dụng thanh lọc gan, thận, giúp loại bỏ các độc tố tích tụ lâu ngày ra khỏi cơ thể.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Đậu Đỏ Mềm Nhừ, Béo Ngậy Hấp Dẫn Chỉ Trong Phút Mốt
3. Cách nấu chè đỗ đen truyền thống thơm ngon, chuẩn vị
Dù được biến tấu thành nhiều món khác nhau nhưng hương vị đặc biệt của món chè đỗ đen truyền thống vẫn làm xiêu lòng biết bao thức khách. Vị ngon khó cưỡng, thơm bùi của đỗ đen quyến luyến nơi đầu lưỡi, càng ăn càng ngon. Chỉ cần bạn áp dụng theo đúng cách nấu chè đỗ đen truyền thống thì đảm bảo cả gia đình bạn đều khen ngon không ngớt khi được thưởng thức.
3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Để hoàn thành cách nấu chè đỗ đen truyền thống, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết sau:
- 300g đậu đen
- 200g đường cát
- 100g bột năng
- 1 ống dầu chuối
- 150g dừa khô nạo
- 200ml nước cốt dừa
- 50g dừa tươi bào sợi
- 5 nhánh lá dứa
3.2. Thực hiện cách nấu chè đỗ đen truyền thống
Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu để nấu chè, bạn sẽ bắt tay vào tiến hành theo các bước hướng dẫn sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Chọn đỗ đen tươi, các hạt đều nhau về kích cỡ, màu đen bóng có ánh, da căng mọng không sâu bệnh.
Ngâm đỗ đen trong nước lạnh khoảng 2-3 tiếng để hạt nổ, nấu nhanh mềm và chín đều hơn. Sau đó vớt ra xả lại bằng nước sạch 2-3 lần.
Phần cơm dừa nạo thái nhỏ, cho vào rổ xiết lấy 300ml nước cốt.
Ngâm tiếp bã dừa với 500ml nước sôi, để 20 phút rồi lọc lấy nước dừa để nấu chè.
Rửa sạch lá dứa, xé nhỏ ra từng lá.
Bước 2: Nấu chè
Cho đỗ đen đã ngâm vào chảo khô rang đến khi thấy săn vỏ, có mùi thơm.
Cho đỗ đen vào nồi đã đổ sẵn nước dừa. Nấu với lửa nhỏ 25-30 phút cho đỗ mềm.
Thêm 200g đường và 3 muỗng dầu chuối, đun tiếp 5 phút nữa rồi tắt bếp.
Bước 3: Làm nước cốt dứa
Cho nước cốt dừa và lá dứa vào nồi sôi khoảng 3 phút. Thêm 1 nhúm muối, tắt bếp và vớt lá dứa ra.
Bước 4: Làm trân châu
Trộn 5 muỗng bột năng với nước nóng thành khối mịn. Vo tròn thành viên nhỏ.
Luộc chín trân châu trong nồi nước sôi.
Bước 5: Thưởng thức
Múc chè ra bát, cho thêm 4-5 viên trân châu đã luộc chín và nước cốt dừa lên trên bề mặt chè là bạn có thể thưởng thức ngay. Bạn có thể thưởng thức chè ngay khi còn nóng để cảm nhận được vị bùi ngọt của đỗ đen. Nếu muốn ăn lạnh thì bạn có thể thêm đá viên hoặc đá bào vào.
Chè đỗ đen chỉ thực sự ngon khi đỗ đen mềm chứ không bị nát, vị thanh nhẹ. Sự hòa quyện giữa vị ngọt, béo của nước cốt dừa càng ăn càng ngon.
4. Mẹo nấu chè đỗ đen truyền thống nhanh mềm, không sượng cực ngon
Chè đỗ đen là món ăn thanh mát, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nấu chè đỗ đen truyền thống đúng cách để đỗ mềm dẻo thơm ngon mà không bị sượng. Dưới đây là hai mẹo vặt đơn giản mà hiệu quả giúp bạn nấu được nồi chè đỗ đen ngon lành mà lại tiết kiệm thời gian.
4.1. Ngâm đỗ đen qua đêm trước khi nấu
Ngâm đỗ trong nước sạch, để qua đêm hoặc ít nhất 4-5 tiếng để đỗ ngấm nước sẽ giúp đỗ mềm ra, rút ngắn được thời gian nấu sau này. Đồng thời việc này còn loại bỏ được các chất độc hại, thuốc bảo quản có trong đỗ.
4.2. Nấu chè đỗ đen với lửa nhỏ, hạn chế đảo nhiều
Trong quá trình nấu chè, bạn chỉ nên đun với lửa nhỏ khoảng 1 tiếng là đỗ đen sẽ chín mềm, không nên đảo nhiều dễ làm đỗ bị vỡ vụn. Khi nấu bạn hãy nhớ bổ sung thêm nước để đỗ được ngấm đều, mềm dẻo hơn.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Hạt Sen Bổ Dưỡng, Thanh Lọc Cơ Thể, Ai Cũng Có Thể Trổ Tài
Như vậy, bạn đã biết cách nấu chè đỗ đen truyền thống thơm ngon, ngọt bùi rồi phải không nào. Áp dụng chuẩn công thức bên trên bạn sẽ có ngay bát chè đỗ đen truyền thống với vị ngọt dịu, thơm bùi của đỗ đen hòa quyện với nước cốt dừa đảm bảo bay sạch nồi chè lúc nào không hay. Bạn hãy thường xuyên vào bếp nấu món này để giải nhiệt cho cả gia đình vào mùa hè một cách hiệu quả nhé.