Cách nấu chè khoai tím không hề khó như mọi người vẫn nghĩ. Đây là món chè có hương vị thơm ngon và mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của bạn. Lưu ngay công thức này để chế biến cho người thân, bạn bè cùng thưởng thức.
4.1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
1. Khoai tím là gì?
Khoai tím hay còn gọi với tên gọi khác là khoai mỡ, đây là thực phẩm khá quen thuộc với nhiều người. Khoai tím là loại khoai thuộc họ dây leo có tên khoa học là Dioscorea Alata và được trồng nhiều ở những khu vực như châu Phi, Ấn Độ và Malaysia.
Về hình dáng bên ngoài thì khoai tím thường có kích thước to hơn khoai lang. Lớp vỏ bên ngoài của khoai có màu nâu đen và thường xù xì, nhiều rễ. Bên trong ruột của khoai sẽ có màu tím đậm đặc trưng và vô cùng đẹp mắt.
Bên cạnh có tên gọi khác là khoai mỡ thì ở nước ta khoai tím còn được gọi với nhiều tên như củ mõ, khoai vạc,… Người dân thường trồng loại khoai này theo hình thức độc canh và sau khoảng 2 – 3 tháng trồng thì cây sẽ cho củ.
2. Giá trị dinh dưỡng có trong khoai tím
Khoai tím (khoai mỡ) là thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá dồi dào. Theo nghiên cứu, trong 100g khoai tím có chứa khoảng:
-
Năng lượng: 120kcal
-
Carbohydrate: 27gr
-
Chất xơ: 4gr
-
Canxi: 20mg
-
Sắt: 0.36mg
Bên cạnh đó, trong khoai còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như đạm, natri, sắt, axit béo và đặc biệt không chứa cholesterol tốt cho sức khỏe.
3. Lợi ích tuyệt vời của chè khoai mỡ
Chè khoai mỡ không chỉ là món ăn thơm ngon, hấp dẫn mà còn mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe:
-
Tốt cho tim mạch: Trong khoai mỡ có chứa nhiều vitamin B6 có công dụng bẻ gãy hợp chất Homocysteine, đây là hợp chất gây phá hủy thành mạch máu và làm nguy hại đến tim mạch. Trong khoai còn chứa nhiều Kali rất tốt cho việc ổn định đường huyết và hạn chế bệnh cao huyết áp. Cùng với đó, trong khoai mỡ còn chứa Dioscorea có tác dụng làm giảm huyết áp cũng như giảm tăng máu đến thận rất tốt cho hệ tim mạch của cơ thể.
-
Giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu: Nghiên cứu về bệnh tiểu đường đã cho thấy rằng trong khoai mỡ có chứa flavonoid có công dụng giúp giảm lượng đường trong máu và đặc biệt là với những người bệnh tiểu đường loại 2. Cùng với đó, chất này còn có tác dụng bảo vệ các tế bào sản xuất insulin trong gan và kháng insulin cho cơ thể.
-
Giúp giảm thiểu các hội chứng mãn kinh: Khoai mỡ mang đến nhiều công dụng tốt cho phụ nữ và đặc biệt là phụ nữ đang ở độ tuổi mãn kinh. Khi bước đến độ tuổi này, các chị em phụ nữ sẽ gặp những triệu chứng khó chịu như loãng xương. Khi ăn khoai mỡ, sẽ giúp các chị em hạn chế tình trạng này xảy ra.
-
Hỗ trợ những vấn đề về xương khớp: Khoai mỡ có thể giúp cải thiện được những vấn đề liên quan đến xương khớp như đau cơ bắp, đau hệ thần kinh, viêm khớp dạng thấp,… rất hiệu quả.
-
Cải thiện bệnh hen suyễn: Hen suyễn là bệnh liên quan đến đường hô hấp và những người mắc bệnh này thường sẽ gặp tình trạng khó khăn trong việc thở. Từ đó, nếu bổ sung đầy đủ các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin A,… sẽ giúp giảm và cải thiện bệnh này. Trong khoai mỡ có hàm lượng vitamin A và vitamin C khá cao từ đó giúp cải thiện bệnh.
4. Thử ngay 02 cách nấu chè khoai tím thơm ngon, hấp dẫn
Chè khoai tím (khoai mỡ) là món ăn được nhiều người yêu thích và có cách nấu khá đơn giản. Dưới đây là hai cách nấu chè khoai tím thơm ngon, hấp dẫn mà bạn có thể áp dụng để có món chè ngon cho gia đình, người thân cùng thưởng thức.
4.1. Cách nấu chè khoai tím (khoai mỡ) nước cốt dừa
Cách nấu chè khoai tím (khoai mỡ) nước cốt dừa đơn giản, gồm các công đoạn sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
500g khoai tím (khoai mỡ)
-
100g dừa nạo
-
250ml nước dừa tươi
-
150ml nước cốt dừa
-
Lá dứa
-
Vani
-
Bột năng
-
Đường cát
Để cách nấu chè khoai tím thêm phần thơm ngon, khi chọn lựa khoai bạn cần lưu ý những điều sau:
-
Nên chọn những củ có hình thuôn dài, kích thước cân xứng, không bị méo mó hay dập nát.
-
Khi chọn khoai, bạn dùng tay bấm thử vào củ khoai nếu cảm thấy cứng thì đó là khoai dẻo và ngon.
-
Không nên chọn những củ mềm nhũn, kích thước quá to hoặc có mùi lạ.
Cách nấu chè khoai tím nước cốt dừa
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu thì bạn chỉ cần áp dụng các bước trong cách nấu chè khoai tím dưới đây là đã có món chè béo bùi.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Khoai sau khi mua về bạn gọt vỏ rồi rửa sạch.
-
Sau đó, cắt khoai thành từng khoanh tròn dày khoảng 2 – 3cm.
Bước 2: Hấp khoai mỡ (khoai tím)
-
Cho khoai vào nồi hấp trong khoảng 15 phút thì cho lá dứa vào.
-
Sau đó, bạn hấp thêm khoảng 5 phút đến khi thấy khoai mềm là hoàn thành.
Bước 3: Nấu nước cốt dừa
-
Cho bột năng vào chén rồi cho khoảng 2 muỗng nước cốt dừa vào và khuấy đều.
-
Kế tiếp, cho nước cốt dừa vào nồi và cho lên bếp nấu với lửa lớn. Khi nước cốt dừa sôi, bạn cho bột năng và vani vào.
-
Khuấy đều tay trong 5 phút thì cho đường vào và tiếp tục nấu khoảng 2 phút thì tắt bếp.
Bước 4: Dầm và ướp khoai mỡ
-
Sau khi hấp khoai mỡ, bạn cho khoai ra tô rồi dùng muỗng tán nhuyễn.
-
Sau khi khoai đã được tán nhuyễn bạn cho vào 50ml nước cốt dừa, 100g đường rồi trộn thật đều.
-
Cuối cùng, cho thêm vào 250ml nước dừa tươi rồi khuấy đều để các nguyên liệu hòa tan hoàn toàn.
Bước 5: Nấu chè khoai mỡ (khoai tím)
-
Chuẩn bị nồi và bắc lên bếp.
-
Sau đó, cho khoai và vani vào nấu với lửa nhỏ trong khoảng 10 phút thì tắt bếp là hoàn thành các công đoạn trong cách nấu chè khoai tím.
Bước 6: Thưởng thức
-
Khi đã hoàn thành cách nấu chè khoai tím nước cốt dừa, bạn tắt bếp và đợi chè nguội là có thể thưởng thức.
-
Cho chè ra chén rồi cho thêm nước cốt dừa và dừa nạo vào là có thể thưởng thức.
4.2. Cách nấu chè khoai tím (khoai mỡ) dẻo
Cách nấu chè khoai tím dẻo khá đơn giản chỉ với những nguyên liệu dễ tìm. Cách chế biến món chè này gồm các công đoạn:
Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
300g khoai tím
-
50g bột năng
-
Gừng
-
Đường thốt nốt
-
Lá dứa
-
Đậu phộng rang
Cách nấu chè khoai tím dẻo
Khi những nguyên liệu trong cách nấu chè khoai tím đã được chuẩn bị đầy đủ, bạn hãy áp dụng các bước sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Khoai mỡ sau khi mua về bạn gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành từng khúc nhỏ.
-
Gừng bạn gọt vỏ rồi rửa sạch sau đó cắt thành những sợi nhỏ.
Bước 2: Hấp khoai mỡ
-
Bạn cho khoai vào xửng và hấp trong khoảng 20 phút đến khi khoai mềm là hoàn thành.
-
Sau khi khoai đã chín mềm, bạn cho ra tô rồi dùng muỗng dầm nhuyễn.
Bước 3: Tạo hình cho khoai
-
Sau khi đã nghiền nhuyễn khoai, bạn cho khoai và 50g bột năng vào tô rồi trộn thật đều.
-
Sau khi đã kết dính thành một khối, bạn tiến hành lấy từng phần bột nhỏ và vo thành những viên tròn vừa ăn.
Bước 4: Luộc khoai đã vo viên
-
Bạn cho những viên khoai đã vo vào nồi nước sôi và luộc trong khoảng 5 phút.
-
Sau khi luộc chín, bạn thả viên khoai vào nước lạnh ngâm trong 5 phút rồi vớt ra để ráo.
Bước 5: Nấu nước đường gừng
-
Bắc nồi lên bếp rồi lần lượt cho vào 200ml nước và gừng đã cắt sợi.
-
Kế tiếp, cho vào 100g đường thốt nốt, lá dứa và nấu trong khoảng 15 phút đến khi nước đường sôi thì tắt bếp.
Bước 6: Thưởng thức
-
Với các bước trên là bạn đã hoàn thành cách nấu chè khoai tím dẻo thơm ngon.
-
Bạn chỉ cần cho các viên khoai đã luộc ra chén rồi cho nước đường vào là đã có thể thưởng thức.
-
Với hai cách nấu chè khoai tím đơn giản được giới thiệu ở trên, chắc chắn rằng bạn sẽ nấu được món chè thơm ngon này.
Xem thêm:
- Cách Nấu Chè Khoai Sọ Với Nếp Dẻo Thơm Ngon Không Kém Gì Ngoài Hàng
- Cách Nấu Chè Khoai Mài Đậu Xanh Ngon Nhưng Bà Bầu Không Nên Ăn Vì Tác Hại Vô Biên
5. Bảo quản chè khoai mỡ như thế nào?
Để giúp chè khoai mỡ vẫn giữ hương vị dẻo mềm và thơm béo trong một vài ngày thì bạn cần lưu ý những điều sau:
-
Sau khi hoàn thành các bước trong cách nấu chè khoai tím, không nên chan nước cốt vào hết một lần mà khi nào ăn bạn hãy cho nước dừa vào. Điều đó giúp bảo quản chè được lâu hơn.
-
Để giúp chè vẫn giữ được độ dẻo, mềm thì sau khi ăn xong bạn cho phần chè còn lại vào hộp và cho vào ngăn mát của tủ lạnh. Khi ăn, chỉ cần hâm nóng lại là có thể thưởng thức.
6. Lưu ý khi ăn chè khoai tím
Khi ăn chè khoai tím (khoai mỡ) bạn cần lưu ý những điều sau:
-
Không nên ăn quá nhiều chè khoai tím: Chè có tính mát nên bạn không nên ăn nhiều vì có thể gây tình trạng lạnh bụng, tiêu chảy.
-
Không nên ăn chè vào buổi tối: Vào buổi tối thông thường bạn đã ăn nhiều món và nếu ăn chè khoai mỡ có thể gây nên tình trạng khó chịu và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
-
Không nên ăn chè khoai tím sau khi ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ: Chè khoai tím có tính thanh mát nên khi ăn sau khi sử dụng quá nhiều thực phẩm dầu mỡ sẽ làm giảm đi những công dụng của chè và còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
-
Không nên ăn khi đang đói: Bạn nên ăn chè khoai tím sau bữa ăn sẽ giúp phát huy được những công dụng trong chè một cách tốt nhất và không gây hại cho sức khỏe.
Có thể nói, cách nấu chè khoai tím khá đơn giản và ai cũng có thể thực hiện được. Chỉ với những nguyên liệu dễ tìm ngay tại nhà bạn đã có thể tạo nên món chè có hương vị béo bùi vô cùng hấp dẫn. Chúc bạn vào bếp thành công với các công thức trên.