Cách nấu chè lam ngọt dẻo chuẩn vị truyền thống, ăn là nhớ Tết xưa

Cách nấu chè lam ngọt dẻo chuẩn vị truyền thống, ăn là nhớ Tết xưa

Học ngay cách nấu chè lam để chiêu gia đình những dịp sum vầy, gắn kết tình cảm và gợi nhắc những câu chuyện ngày xưa. Được ví như thức quà ngọt dẻo, trọn vẹn hương vị quê hương và sự ấm áp tình gia đình, ai thử một lần cũng nhớ mãi

1. Tại sao chè lam lại gắn liền với hương vị ngày Tết?

Chè lam từ xưa đã gắn liền với ngày Tết tại các tỉnh miền Bắc, nó trở thành một phần không thể thiếu trong bữa tiệc của nhiều gia đình Việt truyền thống. Không có một sách cổ hay dân gian ghi lại cụ thể nguồn gốc của chè lam, nhưng món ăn tráng miệng này lại được lòng của rất nhiều người và nhất là những người ở thế hệ đi trước.

Hình ảnh chè lam trên bàn ăn ngày Tết thường mang lại cảm giác sung túc, thịnh vượng và may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, chè lam còn được xem là món ăn đem đến may mắn, tài lộc và bình an cho người dùng, điều này tạo nên một sự tích cực xung quanh món ăn và ngày Tết.

Cách nấu chè lam ngọt dẻo chuẩn vị truyền thống, ăn là nhớ Tết xưa

Khám phá cách nấu chè lam truyền thống không quá cầu kỳ hay đòi hỏi sự khéo léo

2. Cách nấu chè lam bằng đường trắng phổ biến

Cách nấu chè lam bằng đường trắng thủ công một trong các cách đơn giản và dễ làm nhất tại nhà. Các nguyên liệu chế biến gần gũi và dễ tìm cũng là một ưu điểm chiếm được sự yêu thích của nhiều người.

2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Đường trắng 100g

  • Bột nếp rang 300g

  • Đậu phộng rang 100g

  • Gừng tươi (đã sơ chế) 40g

Lưu ý: Khi mua gừng tươi, nên lựa chọn những củ căng, đều, không bị khô hoặc bị xơ. Đồng thời, nên mua nguyên liệu ở những nơi uy tín, có chất lượng tốt như siêu thị hoặc các cửa hàng chuyên bán để tránh những thực phẩm không đảm bảo.

2.2. Cách nấu chè lam bằng đường trắng nhanh nhất

Bước 1: Đun nước đường

Sử dụng một chiếc nồi có đáy dày, cho 1 cốc nhỏ nước sôi để nguội vào nồi và cho đường dựa trên độ ngọt tùy thích. Đun sôi trên bếp ở lửa vừa để đường tan đều, không bị cháy. Khuấy đều đường theo một chiều nhất định đến khi đường tan và sôi đều.

Cách nấu chè lam ngọt dẻo chuẩn vị truyền thống, ăn là nhớ Tết xưa

Đun sôi nước đường ở lửa vừa khi nấu chè lam

Bước 2: Thêm gừng

Sau khi nồi nước đường của bạn đã sôi, cho gừng giã mịn vào và tiếp tục khuấy trong khoảng 2 – 3 phút.

Bước 3: Tiếp tục thêm bột nếp vào nồi

Bạn nên cho dần dần một ít bột nếp rang vào để điều chỉnh độ đặc, vừa cho vừa đảo đều hỗn hợp để bột và nước hòa quyện với nhau, không bị vón cục.

Lưu ý: Nên cho dần dần bột vào nồi, canh độ đặc của hỗn hợp đường để không quá cứng, món chè lam của mình sẽ không ngon. Bạn cũng nên chừa một ít bột nếp rang để bước cuối mình dùng đến nhé!

Bước 4: Thêm đậu phộng rang vào sau cùng

Đậu phộng rang sau khi tách vỏ, bạn có thể cho trực tiếp vào hỗn hợp đường và bột nếp đang sôi trên nồi. Sau khi hỗn hợp chè của mình đã sôi và có độ sệt, tắt bếp chuyển sang giai đoạn cuối cùng

Bước 5: Tạo hình chè lam theo sở thích

Ở giai đoạn cuối này, bạn cần chuẩn bị một chiếc mâm tròn hoặc một chiếc dĩa to đã được rắc bột nếp khô trên bề mặt. Đổ nồi bột chè lam mà bạn đã nấu trước đó ra mâm, dùng thêm một lớp bột nếp rang nữa rắc đều lên hỗn hợp để khi tạo hình sẽ không bị dính.

Sử dụng một chiếc cán tròn, cán đều để dàn trải chè lam thành một lớp mỏng, bạn có thể dùng dao cắt thành từng khúc dài hoặc cho vào khuôn để tạo hình tùy thích.

Cách nấu chè lam ngọt dẻo chuẩn vị truyền thống, ăn là nhớ Tết xưa

Thành phẩm chè lam đường thơm ngon, dẻo ngọt

Với cách nấu chè lam đơn giản bằng đường trắng tại nhà, bạn đã có thêm một món ăn vừa đơn giản vừa đầy ý nghĩa để chiêu đãi người quen trong dịp tết Nguyên đán sắp tới.

3. Cách nấu chè lam bằng bỏng gạo chuẩn hương vị xưa

Ngoài cách nấu chè lam bằng đường trắng đơn giản ra, bạn còn có thể biến tấu thêm cách nấu chè lam bằng bỏng gạo để tăng hương thơm cho món ăn. Cụ thể các công đoạn như sau:

3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 100g bột bỏng gạo tẻ rang

  • 200g bột bỏng gạo nếp rang

  • 50g mạch nha

  • 100g mật mía

  • 50g đậu phộng rang

  • 20g gừng tươi

3.2. Các bước chế biến món chè lam

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bỏng gạo tẻ và bỏng gạo nếp rang khi mua về, bạn mang đi xay nhuyễn hoặc có thể mua bột xay sẵn từ người bán.

Gừng tươi mang đi rửa sạch, gọt vỏ và thái nhuyễn (tùy theo sở thích bạn có thể cắt sợi)

Bước 2: Đun mạch nha và mật mía

Chọn một nồi to vừa phải và có đáy dày, cho hỗn hợp mạch nha và mật mía vào cùng một lúc, khuấy đều trên lửa nhỏ. Sau khi hỗn hợp đã sôi và tan đều, cho một ít muối và gừng đã thái nhuyễn vào khuấy thêm một lần nữa

Bước 3: Cho bột bỏng gạo nếp và đậu phộng vào

Khi cho bột bỏng gạo nếp vào đường, bạn cần cho dần dần một ít vào, không nên đổ một lần vì sẽ gây hiện tượng vón cục, không tan đều. Khi cho bột bỏng gạo nếp vào, cần khuấy đều tay liên tục đến khi thấy hỗn hợp sền sệt lại.

Tiếp tục cho đậu phộng rang đã được bóc vỏ vào, khuấy đều và đợi sôi thêm một lần nữa thì tắt bếp

Bước 4: Đổ khuôn và tạo hình

Chuẩn bị một chiếc mâm hoặc thớt đã được rắc một lớp bột bỏng gạo tẻ. Đổ hỗn hợp chè lam ra ngoài, tiếp tục rắc lên bề mặt chè một lớp bột bỏng gạo tẻ để khi tạo hình không bị dính khuôn.

Dùng cán tròn cán mỏng chè, lúc này bạn có thể cắt thành hình sợi hoặc cũng có thể dùng khuôn để tạo hình chiếc bánh tùy theo sở thích.

Cách nấu chè lam ngọt dẻo chuẩn vị truyền thống, ăn là nhớ Tết xưa

Tạo hình chè lam bằng kéo đơn giản

Lưu ý: Khi đổ chè lam ra mâm, nên đổ đều tay và dàn ra từng chỗ để chè không bị vón cục, khi cán mỏng sẽ bị mất sức.

Xem thêm: Mách bạn cách nấu chè nhãn đậu đen giải nhiệt, ăn một lần là nhớ mãi

4. Cách nấu chè lam bằng mật mía ngọt ngào

Mật mía là chất cô đặc từ cây mía trong quá trình đun sôi loại bỏ nước của mía. Kết quả của quá trình này tạo thành một chất lỏng đặc trưng, có hương vị ngọt tự nhiên của mía và thường được sử dụng thay đường trong thực phẩm và đồ uống.

Chè lam khi được làm bằng mật mía sẽ có vị ngọt thanh hơn so với đường cát bình thường. Cách nấu chè lam bằng mật mía cũng khá dễ, bạn có thể thử ngay tại nhà nhé!

4.1. Nguyên liệu cần có

Một số nguyên liệu cần chuẩn bị khi học cách nấu chè lam với mật mía:

  • 150g bột gạo nếp rang

  • 200g mật mía

  • 50g mạch nha

  • 50g đường thốt nốt

  • 70g đậu phộng rang

  • 20g gừng tươi

  • ½ muỗng cà phê muối

4.2. Cách nấu chè lam bằng mật mía

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bột gạo nếp rang khi mua về, bạn nên xay nhuyễn thêm một lần nữa và ray đều để bột được mịn nhất.

Gừng tươi bạn có thể mang đi nướng để dậy mùi hương hoặc rửa sạch và thái nhuyễn

Cách nấu chè lam ngọt dẻo chuẩn vị truyền thống, ăn là nhớ Tết xưa

Lựa chọn những củ gừng tươi để tăng hương vị món ăn

Bước 2: Nấu mật mía

Cho lần lượt mật mía, đường thốt nốt và mạch nha vào chảo rồi khuấy đều hỗn hợp trên lửa nhỏ (không cho nước)

Sau khi hỗn hợp mật mía đã tan đều và sôi lăn tăn, cho gừng vào nấu thêm 10 – 15 phút nữa để tăng hương thơm cho mật mía.

Bước 3: Nấu chè lam mật mía

Mật mía sau khi đã được nấu sôi và tan đều, cho bột gạo nếp rang đã lọc mịn vào và tiếp tục khuấy đều. Cuối cùng, cho đậu phộng rang vào và trộn thêm một lần nữa rồi tắt bếp.

Lưu ý: Bạn có thể tăng giảm lượng bột gạo nếp rang khi cho vào mật mía để hỗn hợp được dẻo vừa phải

Bước 4: Tạo hình chè lam mật mía

Tương tự như các cách nấu chè lam khác, giai đoạn cuối bạn chỉ cần cán bột và tạo hình chè theo sở thích cá nhân.

Xem thêm: Cách nấu chè bí đỏ thập cẩm màu đẹp mê ly, thơm ngon khó cưỡng

5. Cách nấu chè lam gấc đặc sắc

Gấc có màu sắc cam đỏ, mang sự may mắn và tài lộc cho gia chủ. Vậy nên, chè lam gấc không chỉ ngon về hương vị mà còn bắt mắt. Nếu bạn đang tìm kiếm sự sáng tạo trong món này, chắc chắn không thể bỏ qua công thức dưới đây:

5.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Để chế biến món chè lam gấc truyền thông, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 150g bột gạo nếp

  • 1 quả gấc nhỏ (hoặc 50g thịt gấc đã làm sẵn)

  • 200g mạch nha

  • 100g đường trắng

  • 100g đậu phộng rang

  • 20g gừng tươi

  • 1 lít nước lọc

  • 1 ống Vani

5.2. Cách nấu chè lam gấc nhanh chóng tại nhà

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gấc khi mua cả quả về, bạn cần tách bỏ hạt, chỉ giữ lại phần thịt. Tiếp theo, bạn xay nhuyễn thịt gấc với 1 chén nước lọc để tạo hỗn hợp màu đỏ sền sệt.

Gừng khi mua về gọt sạch vỏ, rửa sạch và thái nhuyễn hoặc có thể xay nhuyễn

Lưu ý: Khi mua gấc, bạn nên lựa chọn những quả còn nguyên cuống xanh, quả không bị héo sẽ làm giảm đi chất lượng của thịt gấc.

Bước 2: Nấu hỗn hợp đường và gấc

Sau khi nguyên liệu được sơ chế và chuẩn bị đầy đủ. Chọn cho mình một chiếc nồi có đáy dày, đổ lần lượt gấc, gừng, đường và mạch nha vào và đun sôi ở lửa nhỏ. Trong quá trình đun sôi, bạn nên khuấy đều để nguyên liệu được tan đều và tránh bị cháy.

Sau khi hỗn hợp đường và gấc đã sôi lăn tăn, cho vani vào để tạo mùi thơm, khuấy đều thêm một lần nữa và tắt bếp.

Cách nấu chè lam ngọt dẻo chuẩn vị truyền thống, ăn là nhớ Tết xưa

Hướng dẫn cách nấu hỗn hợp đường và gấc đúng cách

Bước 3: Cho bột gạo nếp rang và đậu phộng rang vào

Khi đường và gấc đã đủ độ sôi, các nguyên liệu đã tan đều, tiếp tục cho bột gạo nếp rang vào, khuấy đều thêm lần nữa để hỗn hợp đạt độ sệt nhất định.

Cho đậu phộng rang đã bóc vỏ vào chè lam gấc và đun sôi trong 1 – 2 phút nữa rồi tắt bếp.

Bước 4: Định hình chè lam gấc

Cho chè ra mâm đã được rắc bột gạo nếp rang ở dưới, cán đều và tạo hình như hướng dẫn ở trên.

Lưu ý: Khi cắt chè thành những miếng nhỏ, bạn có thể thoa một lớp dầu ăn quanh dao để chè không bị dính trên dao gây khó cắt.

Cách nấu chè lam ngọt dẻo chuẩn vị truyền thống, ăn là nhớ Tết xưa

Làm theo cách nấu chè lam gấc, bạn sẽ có thành phẩm thơm ngon đặc sắc

Cách nấu chè lam ngày nay đã có vô vàn những biến tấu đặc sắc khác nhau. Ngoài những cách làm như trên, bạn cũng có thể sáng tạo thêm để đa dạng màu sắc của chè như chè lam làm bằng lá dứa, làm bằng củ dền,… Cách ăn ngon nhất của chè lam chính là quây quần bên gia đình, trò chuyện và nhấm nháp cùng ly trà xanh nóng, bạn sẽ thấy rằng món ăn không chỉ ngon mà còn tràn đầy ý nghĩa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *