Cách nấu chè thập cẩm miền Bắc làm sao để chuẩn vị nhất? Món chè này nổi tiếng với sự thanh ngọt với sự béo bùi của các loại đậu, dai giòn sần sật của rau câu kết hợp cùng cốm dẻo thơm và nước cốt dừa sánh mịn. Áp dụng ngay những công thức sau bạn có thể tự tin vào bếp thành công để chiêu đãi bạn bè và người thân.
Bạn đang đọc: Cách nấu chè thập cẩm miền Bắc chuẩn nhất, không cần khéo tay vẫn đúng vị xưa
1. Nguyên liệu
-
100gr đậu đỏ
-
100gr đậu xanh
-
100gr đậu đen
-
100gr cốm xanh
-
100gr nho khô
-
50gr đậu phộng rang
-
50gr dừa khô
-
20gr rau câu
-
20gr nước cốt dừa
-
400gr đường
-
4 muỗng canh bột năng
-
1 muỗng cà phê muối
Bí quyết lựa đậu ngon:
-
Đậu xanh ngon sẽ có vỏ màu xanh lục sáng, phần bụng có đốm trắng. Thân đậu hình bầu dục, láng mịn và không xuất hiện các vết nứt, trầy xước.
-
Đậu đỏ ngon là loại đậu có thân hình căng mẩy, vỏ bóng và có màu đỏ tự nhiên. Hạt đậu không bị lét hay xuất hiện tình trạng nứt vỡ, có mùi lạ, mùi ẩm mốc.
-
Đậu đen ngon sẽ có lớp vỏ mỏng, bóng đều và có kích thước tương tự nhau. Để có được nồi chè đậu đen ngon và chất lượng thì nên chọn loại đậu đen xanh lòng, phần lòng đậu bên trong khi tách ra có màu xanh lục nhạt.
Chọn đậu ngon cho món chè hấp dẫn hơn
2. Cách nấu chè thập cẩm miền Bắc
Cách nấu chè thập cẩm miền Bắc với hương vị chuẩn chỉnh không hề khó, chỉ cần một chút khéo léo là bạn đã có thể hoàn thành ngay một chén chè thơm ngon.
2.1. Sơ chế nguyên liệu
-
Các loại đậu xanh, đậu đỏ và đậu đen đem đi vo sạch và ngâm với nước trong khoảng từ 6 đến 8 tiếng để đậu mềm để khi nấu sẽ tiết kiệm được thời gian và đậu cũng nhanh chín hơn.
-
Đậu sau khi ngâm đủ thời gian, vớt ra vo sạch lại lần nữa để loại sạch các tạp chất.
-
Phần cốm xanh có thể vo sạch và để ráo là được.
-
Cho toàn bộ phần bột năng đã chuẩn bị vào bát, cho thêm vào đó khoảng 100ml nước và khuấy đều tay cho đến khi tan hoàn toàn, như vậy khi nấu bột sẽ không xuất hiện tình trạng vón cục.
Ngâm đậu giúp tiết kiệm thời gian nấu
2.2. Cách nấu chè thập cẩm miền Bắc
-
Bạn sử dụng 3 chiếc nồi khác nhau, cho vào các nồi lượng nước như nhau tương đương 200ml, sau đó lần lượt cho cả 3 loại đậu vào nồi nấu ở mức lửa vừa cho đến khi sôi lên. Tiếp tục hạ nhỏ lửa bếp và nấu đến khi toàn bộ đậu nở và chín. Nấu trong khoảng 30 – 40 phút là đậu đã chín mềm đạt chuẩn vừa ăn.
-
Nồi đậu xanh khi đã chín, hãy cho thêm vào nồi 2 muỗng canh cà phê đường và khuấy đều. Cho thêm vào nồi ½ lượng nước bột năng đã pha và khuấy đều tay theo 1 chiều nhất định trong khoảng 3 phút thì có thể tắt bếp và múc đậu ra tô để nguội.
-
Đậu đen sau khi được nấu chín, chắt lọc toàn bộ phần nước đậu ra tô, phần hạt đậu để lại trong nồi và cho vào đó 2 muỗng canh đường. Đảo đều phần đậu và đường trên bếp trong khoảng 1-2 phút cho đường ngấm đều vào hạt đậu thì tắt bếp và múc đậu ra tô để nguội.
-
Đối với phần chè đậu đỏ, cũng tiến hành nấu tương tự như chè đậu đen. Chắt hết phần nước đậu đỏ ra tô, cho thêm vào nồi 2 muỗng canh đường và khuấy đều tay hỗn hợp đậu và đường trong khoảng 1-2 phút cho đậu ngấm toàn bộ đường thì tắt bếp, múc đậu ra để nguội.
Xem thêm: Vào Bếp Trổ Tài 5 Cách Nấu Chè Đỗ Đen Đặc Bằng Những Nguyên Liệu Đơn Giản Nhất
Tìm hiểu thêm: Cách nấu bò kho người Hoa ngon đậm vị Trung Hoa
2.3. Nấu chè cốm
-
Cốm sau khi để ráo, cho toàn bộ vào nồi cùng với 500ml nước và 1 muỗng cà phê muối. Nấu cốm trong thời gian khoảng 15-20 phút, khi phần cốm đã chín cho tiếp vào nồi 100gr đường và đảo đều tay. Cho toàn bộ phần nước bột năng còn lại vào nồi, khuấy đều tay và liên tục trong khoảng 3 phút là có thể tắt bếp.
Cốm dẻo thơm và màu xanh mướt
2.4. Trình bày
-
Đối với món chè này thường không dùng bát mà sẽ dùng cốc để thưởng thức.
-
Cho vào cốc một ít đá đập nhỏ, múc lần lượt từng loại chè đậu và cốm cho vào cốc.
-
Thêm các món rau câu, nho khô, dừa khô, đậu phộng và cuối cùng là thêm 1 vá nước cốt dừa bên trên là đã hoàn thành một cốc chè thập cẩm miền Bắc.
3. Thành phẩm
Cách nấu chè thập cẩm miền Bắc với sự kết hợp hương vị ngọt bùi của các loại đậu, dùng kèm với phần cốm dẻo thơm, rau câu dai giòn, các loại nho khô dừa khô và nước cốt dừa sánh béo tạo nên một cốc chè thập cẩm thanh ngọt chuẩn vị xưa.
4. Chè thập cẩm miền Bắc có gì khác biệt so với các vùng khác?
Chè thập cẩm miền Bắc là sự kết hợp hài hòa giữa các loại đậu nguyên vỏ và đặc sản cốm dẻo thơm, ăn kèm với các loại hạt, quả cùng nước cốt dừa. Cách nấu chè thập cẩm miền Bắc và thành phần nấu chè cũng sẽ có phần khác đi so với các loại chè thập cẩm đến từ những vùng miền khác.
-
Chè thập cẩm miền Trung sẽ chỉ dùng đậu xanh đã cà sạch vỏ cùng đậu đỏ. Thêm vào đó cũng sẽ dùng thêm bột trà xanh để nấu phần rau câu giòn, ăn kèm với chè đậu còn có cả trân châu dẻo và thêm một ít dừa bào sợi. Hương vị món chè thập cẩm miền Trung không chỉ thanh ngọt, bùi bùi của đậu mà còn kết hợp cùng hương thơm của trà xanh và sự dẻo giòn đến từ trân châu cũng như dừa sợi.
-
Đối với miền Nam thì chè thập cẩm cũng đã được biến tấu đôi chút, bên cạnh các nguyên liệu chính là đậu thì cũng được cho thêm vào trân châu trắng, trân châu đỏ và thêm cả vài giọt tinh dầu chuối cho dậy mùi thơm đậm đà của món chè. Khi ăn chè sẽ có hương vị ngon ngọt của đậu hòa quyện cùng sự dai giòn của các loại trân châu và đặc biệt là mùi của tinh dầu chuối sẽ phảng phất theo từng muỗng chè thơm ngon.
>>>>>Xem thêm: Cách nấu chè hạt đác với hạt sen thanh mát giải nhiệt mùa nóng chuẩn bài
Chè thập cẩm hương vị miền Nam có chút khác biệt nhỏ
Xem thêm: Cách Nấu Chè Thốt Nốt Ngon Xuất Sắc Không Cần Tốn Quá Nhiều Thời Gian
Cách nấu chè thập cẩm miền Bắc ngay tại gian bếp gia đình giờ đây đã không còn là điều quá khó khăn nữa. Khi muốn tìm lại hương vị thuở xưa hay muốn thử một lần chiêu đãi bạn bè và gia đình món chè thập cẩm đậm chất Bắc Bộ này thì bạn còn chần chờ gì nữa, hãy vào bếp ngay thôi. Chúc bạn thành công.