Cách nấu chè trái vải đơn giản dễ làm, thành công ngay từ lần đầu. Chè trái vải món chè giàu dinh dưỡng với những nguyên liệu quen thuộc với mọi gia đình. Lưu ngay cách nấu món chè này vào thực đơn hàng ngày của gia đình bạn để đổi gió nhé, đảm bảo ai ăn cũng nghiện.
1. Giá trị dinh dưỡng của chè trái vải
Chè trái vải món chè truyền thống quen thuộc với mọi gia đình, đặc biệt mỗi mùa vải đến. Chè trái vải không chỉ ngon miệng mà còn mang đến nhiều giá trị về dinh dưỡng cho người thưởng thức. Theo các chuyên gia, trong 100g trái vải tươi có chứa: 65-75 calo, 20-30g vitamin C, 170-200mg kali, 16-18g carbohydrate và chất chống oxy hoá, chất xơ,… Những chất dinh dưỡng này có tác dụng:
-
Cung cấp năng lượng cho thể, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da và hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt. Kali một khoáng chất cần thiết giúp cân bằng điện giải và các hoạt động cơ bản của tế bào, cơ bắp.
-
Trong vải có chứa các chất chống oxy hóa như anthocyanin và flavonoid, các chất này giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các gốc tự do và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Ngoài ra, vải cũng cung cấp một số lượng nhỏ các vitamin và khoáng chất khác như vitamin A, vitamin E, canxi, sắt và magie.
2. Cách nấu chè trái vải
Cách nấu chè trái vải thơm ngon, bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe. Chỉ với vài bước đơn giản đã có ngay bát chè thanh mát, thơm ngọt chiêu đãi cả gia đình.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
-
Sương sáo: 200g
-
Vải: 500g
-
Đường trắng: 100g
-
Vani: 1 ống
-
Bột báng: 60g
-
Nước cốt dừa: 150ml
2.2. Sơ chế nguyên liệu
Vải mua về cắt bỏ cành, sau đó rửa qua nước cho vải sạch bụi bẩn. Cho vải đã rửa vào nồi nước luộc sơ tầm 3-5 phút. Sau đó mang đi lột vỏ và bỏ hột vải, chỉ giữ lại phần thịt vải. Việc luộc sơ qua vải giúp làm mềm vỏ và tách vỏ vải một cách dễ dàng hơn. Do đó, giữ được lượng nước ngọt bên trong quả vải.
2.3. Cách nấu chè trái vải
-
Bắc lên bếp nồi nước khoảng 500ml. Đun nước cho sôi rồi cho bột báng vào để luộc. Luộc bột báng trong khoảng 5-7 phút thì tắt bếp. Để yên trong khoảng 10 phút cho bột báng lắng xuống, sau đó chắt bỏ nước.
-
Tiếp tục cho thêm 600ml nước vào nồi vừa luộc bột báng, bắc lên trên bếp để nấu, khi thấy bột báng chuyển màu trong thì cho thêm đường vào nấu khoảng 10 phút. Sau đó, cho vào nồi nước cốt dừa và vani rồi đảo đều. Có thể nêm chút muối và nếm lại đã vừa ngọt chưa rồi tắt bếp.
-
Bạn đừng quên ăn chè cùng với sương sáo để tăng thêm hương vị của chè. Nếu ăn cùng với sương sáo thì bạn có thể cắt sương sáo thành miếng nhỏ vừa ăn.
2.4. Thành phẩm
Cách nấu chè trái vải sự kết hợp hoàn hảo từ quả vải ngọt thanh cùng với nước cốt dừa béo ngậy tạo nên một nồi chè thơm ngon. Cảm giác cùng những người thân yêu thưởng thức ly chè trái vải mát lạnh quả thực không còn gì bằng !
3. Cách nấu chè sen vải
Cách nấu chè sen vải nhanh chóng và giàu dinh dưỡng. Chen sen vải kết hợp từ những quả vải mọng nước ngọt thanh cùng với vị bùi ngậy, mềm mềm của hạt sen. Sự kết hợp hài hoà này tạo nên một nồi chè sen vải thơm ngon khó cưỡng.
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
-
Hạt sen tươi: 200g
-
Vải: 500g
-
Đường trắng: 150g
-
Vani: 1 ống
3.2. Sơ chế nguyên liệu
-
Vải mua về sơ chế sạch. Bắc nồi nước lên bếp để luộc qua vải vài phút rồi tắt bếp. Chắt bỏ nước, sau đó lột bỏ vỏ vải và hột vải.
-
Hạt sen mua về, loại bỏ vỏ và tâm sen cho chè không bị đắng rồi rửa sạch để ráo nước. Ước vào hạt sen 150g đường trắng, ướp hạt sen khoảng 30 phút cho đường tan hết.
3.3. Cách nấu chè sen vải
-
Bắc lên bếp nồi để nấu chè, cho vào nồi 600ml và hạt sen đã ướp đường, đun trong khoảng 10 phút cho hạt sen chín mềm. Tắt bếp rồi vớt hạt sen ra một bát nhỏ. Cho hạt sen vào giữa quả vải có thể làm như vậy với một nửa số vải hay hạt sen đang có.
-
Tiếp tục cách nấu chè hạt sen vải bằng cách, cho vải và hạt sen đã nhồi vào vải hoặc hạt sen và vải rời vào nồi vừa luộc hạt sen. Thêm đường và vani vào nồi chè, gia giảm lượng đường vừa ăn. Đợi chè sôi khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
3.4. Thành phẩm
Cách nấu chè sen vải chỉ với vài bước đơn giản đã hoàn thành. Múc chè ra bát và thưởng thức cùng những người thân yêu. Chè có thể ăn cùng với dừa nạo để tăng phần hấp dẫn. Cách nấu chè hạt sen vải tạo nên nồi chè thơm phức, thanh mát giải tỏa những cái nắng mùa hè.
4. Những lưu ý khi bảo quản chè trái vải
Cách nấu chè trái vải hay chè trái vải là món chè dễ ăn, phù hợp với mọi người. Tuy nhiên, để ăn chè đúng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe cần lưu ý một số điều sau:
-
Bảo quản đúng cách: Nếu không ăn hết chè trái vải, bạn hãy bảo quản chè trong ngăn mát tủ lạnh để tránh vi khuẩn có thể phát triển, đựng chè trong hộp kín hoặc bát và bọc kín bằng màng bọc thực phẩm để không bị lẫn mùi hay vi khuẩn vào chè. Tuy nhiên, chè vải tươi thường có thời gian bảo quản không dài, nên ăn chè trong khoảng 1-2 ngày sau khi đã chế biến.
-
Sử dụng hợp lý: Trong chè vải có chứa hàm lượng đường cao. Vì vậy, nên sử dụng chè một cách hợp lý và không ăn quá nhiều cùng lúc. Đặc biệt, đối với những người có vấn đề về đường huyết nên ăn chè vải một cách điều độ.
Cách nấu chè trái vải thanh nhiệt cơ thể, có lợi cho sức khỏe. Chè trái vải là món chè được mọi người yêu thích bởi hương vị và giá trị dinh dưỡng. Thay vì ăn vải bằng cách thông thường, bạn hãy vào bếp ngay và thực hiện theo công thức bên trên đảm bảo ai ăn cũng mê mẩn.