Trà sữa là món đồ uống được nhiều người yêu thích. Đặc biệt, cách nấu trà sữa đậm vị trà là bí quyết nằm ở nhiều công đoạn khác nhau. Tìm hiểu ngay các bước đơn giản nhưng quan trọng để tạo nên thức uống hoà quyện vị béo ngậy của sữa với vị chát, dậy mùi thơm của trà.
1. Dùng nguyên liệu nào để nấu trà sữa đậm vị?
Nguyên liệu là yếu tố quan trọng làm nên thành công của món trà sữa đậm vị trà. Chính vì vậy, bạn cần đặc biệt cẩn thận trong khâu lựa chọn trà. Dưới đây là một số loại trà thường được sử dụng để nấu trà sữa.
1.1. Trà xanh (lục trà)
Trà xanh, còn gọi là lục trà – loại trà được chế biến từ búp non và lá non của cây trà. Những búp và lá trà tươi này sau khi hái được làm khô mà không qua quá trình lên men, nên vẫn giữ được màu xanh tự nhiên của chúng.
Khi pha, trà xanh có màu xanh nhạt đặc trưng, vị chát và hương thơm nhẹ dễ chịu. Đây được xem là dạng trà nguyên bản và lành mạnh nhất, vẫn còn giữ được hầu hết các chất dinh dưỡng tự nhiên có trong lá trà.
Đặc biệt, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như chống oxy hóa, giảm mỡ trong máu, tăng cường sức đề kháng.
1.2. Trà đen (hồng trà)
Trà đen là loại trà được lên men hoàn toàn, trải qua quá trình oxy hóa làm mất đi sắc xanh tự nhiên của lá, thay vào đó là màu nâu đậm đặc trưng.
Hương vị của trà đen khá mạnh và đậm đà hơn nhiều so với các loại trà khác. Do đó, loại trà này thích hợp pha trà sữa đậm vị, đem đến món thức uống thơm ngon, hấp dẫn.
1.3. Trà ô long
Trà ô long được chế biến từ trà xanh chưa lên men hoàn toàn. Nó có đặc điểm nổi bật là lá trà có màu lục nhạt đến vàng óng ánh, khi pha có vị thanh và hương thơm dịu nhẹ.
Tuy không nồng nàn bằng trà đen nhưng trà ô long lại có vị đắng đặc trưng, vị ngọt đậm đà. Vì thế pha trà sữa vừa dễ uống vừa có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Đây được xem là thức uống lý tưởng cho mọi lứa tuổi.
1.4. Trà Lài
Để cách nấu trà sữa đậm vị trà thơm ngon bạn có thể dùng trà lài. Đây là loại trà được chế biến từ lá trà sau đó tẩm ướp bằng hoa lài nên có hương hoa dịu nhẹ, khác biệt. Trà lài thường được dùng để pha trà sữa hoa lài, trà sữa kem cheese,…
1.5. Trà Thái
Trà Thái là loại trà được sử dụng rất phổ biến ở Thái Lan. Có 2 loại trà Thái là trà Thái xanh và trà Thái đỏ. Đặc trưng của loại trà này là có mùi trà nồng, đậm, khi kết hợp với sữa, bột béo sẽ mang đến những ly trà sữa thơm ngon và lôi cuốn.
Xem thêm: Bật Mí Những Nguyên Liệu Nấu Trà Sữa Ngon Như Ngoài Quán
2. Cách nấu trà sữa đậm vị trà thơm ngon, hấp dẫn
Dưới đây, job3s sẽ chia sẻ đến bạn đầy đủ công thức nấu trà sữa từ các loại trà phổ biến hiện nay. Mỗi loại trà sẽ cho ra thành phẩm với hương vị đặc trưng riêng, do đó bạn hãy cân nhắc lựa chọn theo sở thích của mình.
2.1 Cách nấu trà sữa đậm vị trà với trà xanh
Nguyên liệu:
-
10g trà xanh, 500ml nước sôi, 100ml sữa tươi không đường, 50ml sữa đặc, đường theo khẩu vị.
-
Đá viên, topping thạch rau câu, trân châu,…
Cách nấu trà sữa đậm vị bằng trà xanh như sau:
-
Cho trà xanh vào ấm, đổ nước sôi vào và ủ trong khoảng 3-5 phút cho đến khi nước trà có màu xanh nhạt, vị chát vừa phải.
-
Trộn sữa tươi không đường với sữa đặc, đường theo khẩu vị, đảm bảo hòa tan đường hoàn toàn.
-
Sau đó cho trà đã pha vào ly sữa đã trộn như trên theo tỷ lệ 1:2 hoặc 1:3 (trà:sữa), khuấy đều tay.
-
Cuối cùng, cho thêm đá, topping theo sở thích rồi thưởng thức.
2.2. Cách nấu trà sữa đậm vị trà bằng trà đen
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Trà đen: 2g, Nước sôi: 200ml
-
Sữa tươi, sữa đặc, đá viên, topping trân châu, thạch, pudding…
Cách nấu trà sữa đậm vị trà bằng trà đen:
-
Cân chuẩn 2 gram trà đen khô để sử dụng. Sau đó cho trà đã cân vào ấm.
-
Đổ bỏ nước đầu sau khi trà tiếp xúc rồi cho 200 ml nước sôi 90 độ C vào ấm trà, lưu ý không sôi quá mức vì sẽ làm biến chất trà. Đậy nắp kín để trà được ngấm đều và lên mùi hấp dẫn.
-
Ủ trà khoảng 3 phút rồi lọc bỏ phần bã trà, đổ nước trà đã lọc ra ly rồi pha thêm sữa tươi, sữa đặc sao cho chuẩn vị bạn thích.
-
Cho thêm đá viên, các loại topping vào thưởng thức.
2.3. Cách nấu trà sữa ô long đậm đà hương vị
Nguyên liệu:
-
5g trà ô long, 150ml nước nóng
-
10g đường kính, 1 muỗng cà phê sữa đặc, 100ml sữa tươi không đường
-
1 ly đá viên
-
Topping các loại như trân châu đen, pudding, thạch rau câu,…
Cách nấu trà sữa đậm vị trà bằng trà olong được thực hiện như sau:
-
Sử dụng 150ml nước có nhiệt độ khoảng 90 độ C để pha trà ô long nhằm giữ trọn vẹn tinh chất và hương vị tự nhiên của loại trà này.
-
Không nên dùng nước sôi 100 độ C vì nhiệt độ quá cao sẽ làm biến đổi các dưỡng chất trong trà.
-
Cho lá trà ô long vào ấm, đổ nước nóng 90 độ C ngập mặt trà rồi đậy nắp lại. Ủ trà trong khoảng 10 phút để các chất dinh dưỡng và hương liệu ngấm đều.
-
Sau khi lá trà nở hết, nước trà có màu nâu vàng đặc trưng thì lọc bỏ bã trà, giữ lại phần nước cốt để pha trà sữa.
-
Cho nước cốt trà ô long vào bình lắc, thêm đường, sữa đặc hoặc bột sữa rồi lắc đều để các thành phần hòa quyện với nhau.
-
Thêm đá viên vào bình lắc để mát lạnh thức uống rồi lắc tiếp khoảng 15 lần nữa. Cuối cùng, từ từ rót trà sữa ra ly cho topping để thưởng thức.
2.4. Cách pha trà sữa đậm vị trà với trà lài
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Trà lài 35g, bột sữa béo 120g, si rô hạnh nhân 60ml và đường 120g
-
Nước 1 lít, đá viên, các loại topping trân châu đen, trân châu trắng,…
Cách nấu trà sữa đậm vị trà bằng trà lại theo công thức:
-
Sấy sạch và khử trùng bình thủy tinh dùng để ủ trà. Đun sôi 1 lít nước sau đó để nhiệt độ hạ xuống còn khoảng 80-85 độ C thì cho vào bình thủy tinh.
-
Lấy 35 gam trà lài nguyên lá, cho từ từ trà vào bình thủy tinh chứa nước 80 độ C. Dùng muỗng nhẹ nhàng đẩy trà xuống đáy bình ngâm trong nước. Đậy nắp bình lại và ủ trà trong 15 phút để tinh chất và hương liệu ngấm đều.
-
Sau 15 phút, dùng rây lọc bỏ bã trà, chỉ lấy phần nước cốt rồi cho bột sữa béo, đường, siro hạnh nhân vào bình. Khuấy đều các nguyên liệu để tan hoàn toàn với nhau.
-
Khi các nguyên liệu đã hòa quyện, bạn sẽ có được bình trà sữa lài thơm ngon.
-
Sau cùng pha thêm đá, trang trí topping rồi thưởng thức. Đây sẽ thức uống lý tưởng để giải nhiệt mùa hè cũng như chiêu đãi gia đình, bạn bè vào cuối tuần.
2.5. Cách nấu trà sữa đậm vị trà Thái
Các nguyên liệu cần có:
-
200gr sữa đặc, 5gr bột rau câu, 250gr đường, 60gr bột béo
-
25gr trà Thái
-
2,5L nước, đá viên và topping (nếu muốn)
Cách nấu trà sữa đậm vị trà Thái đơn giản như sau:
-
Đun sôi 2,5 lít nước, tắt bếp cho 25 gam trà Thái vào ủ 5-10 phút sau đó lọc bỏ bã trà, chỉ giữ lại nước cốt.
-
Đun sôi 300ml nước cốt trà ở bước 1 + 600ml nước và cho 5 gam bột rau câu với 125 gam đường vào khuấy đều. Sau đó, đun thêm 5 phút rồi đổ ra khuôn đông lạnh thành miếng.
-
Cho đường, sữa đặc vào nồi nước trà đang sôi, khuấy đều. Tiếp tục cho bột béo vào khuấy đều tay cho đến khi tan hết. Nhớ bật lửa nhỏ và đun sôi lăn tăn rồi tắt bếp.
-
Cuối cùng, cho thạch đã cắt vào nồi hỗn hợp là được trà sữa Thái thơm mát, vị béo và đậm vị trà.
Xem thêm: Công Thức Nấu Trà Sữa Ngon Tuyệt Đỉnh Vạn Người Mê
3. Cách nấu trà sữa đậm vị trà như thế nào để chuẩn vị, thơm ngon
Bên cạnh cách nấu trà sữa, bạn cũng nên lưu ngay những bí quyết dưới đây để đảm bảo thành phẩm sẽ thơm ngon đúng vị.
3.1. Chú ý đến nguồn nước và nhiệt độ nước
Nguồn nước dùng để pha trà sữa đóng vai trò quan trọng quyết định độ thơm ngon của thành phẩm. Đối với pha chế tại nhà, bạn nên sử dụng nước lọc, nước khoáng tinh khiết để đảm bảo độ sạch và không làm mất chất lượng trà sữa.
Về nhiệt độ, bạn không nên dùng nước sôi mà cần lưu ý nhiệt độ phù hợp tùy loại trà. Ví dụ, trà xanh pha với nước 70-80 độ C để giữ trọn vẹn hương vị; trà ô long pha với nước 90 độ C; còn trà đen thì pha với nước 80-90 độ C để vị trà đậm đà, hấp dẫn.
3.2. Thời gian ủ trà đúng chuẩn
Thời gian ủ trà là yếu tố quan trọng quyết định độ đậm nhạt của trà sữa. Nếu pha số lượng ít, chỉ nên ủ trà trong 3-15 phút. Nhưng nếu pha số lượng nhiều, có thể ủ đến 30 phút cho vị trà thấm đều. Không nên ủ quá lâu sẽ khiến vị trà bị đắng, gắt.
Để tăng hương vị trà, bí quyết là tăng lượng trà ủ chứ không phải kéo dài thời gian ủ. Tuy nhiên, lượng trà cũng cần vừa phải để tránh lãng phí và làm mất đi vị trà tự nhiên.
Sau khi ủ xong, để nguội bớt trước khi pha với sữa. Việc này vừa giữ được hương vị đặc trưng của trà vừa tạo cảm giác mát lạnh, ngọt ngào khi kết hợp cùng sữa.
3.3. Tỷ lệ trà/sữa
Độ đậm nhạt của trà sữa phụ thuộc rất nhiều vào tỉ lệ giữa lượng trà và sữa. Nếu muốn trà sữa có vị trà nồng hơn, bạn nên tăng tỷ lệ trà so với sữa. Thông thường, tỷ lệ lý tưởng để trà sữa đậm vị là 1 phần trà/1 phần sữa.
Ngược lại, giảm tỉ lệ trà xuống còn 1:2 hay 1:3 sẽ có vị sữa nhiều hơn, ít đắng và chát. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể thay đổi tỉ lệ trà/sữa để pha ra những ly trà sữa vừa ý nhất.
3.4. Chọn dụng cụ an toàn cho sức khỏe
Dụng cụ pha trà sữa có ảnh hưởng rất lớn tới hương vị của thành phẩm. Do đó, bạn nên sử dụng những dụng cụ chuyên dụng, chất lượng cao như bình thủy tinh hoặc inox.
Đây là những loại vật liệu an toàn, không bị biến đổi, không làm thay đổi hương vị ban đầu của trà sữa khi tiếp xúc nhiệt độ cao. Hạn chế dùng nhựa hoặc nhôm vì dễ phản ứng hóa học, ảnh hưởng tới chất lượng và sức khỏe người dùng.
4. Uống trà sữa đậm vị trà có mập không?
Uống trà sữa đậm vị trà có mập không? Đây luôn là thắc mắc của nhiều tín đồ yêu thích món thức uống mát lạnh này bởi sợ uống vào sẽ khiến cơ thể tăng cân.
Thực tế, trà sữa chỉ gây tăng cân khi bạn uống quá nhiều hoặc chọn các loại trà sữa có hàm lượng calo cao. Vậy nên nếu bạn chỉ uống khoảng 1-2 ly trà sữa/tuần thì hoàn toàn không lo lắng về việc tăng cân.
Trà sữa đậm vị trà thường ít calo và có chứa nhiều chất chống oxy hóa từ trà xanh. Chúng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường trao đổi chất, đốt cháy mỡ thừa, ngăn ngừa béo phì,…
Ngoài ra, để giảm thiểu nguy cơ tăng cân khi uống trà sữa, bạn nên hạn chế đường và kem béo. Như vậy, bạn có thể an tâm thưởng thức trà sữa mà không sợ béo phì. Hãy tận hưởng thức uống thơm ngon này một cách điều độ để vừa đáp ứng sở thích lẫn có lợi cho sức khỏe.
Như vậy bạn đã biết cách nấu trà sữa đậm vị trà thơm ngon, bổ dưỡng tại nhà. Hy vọng những chia sẻ của job3s sẽ giúp các tín đồ trà sữa có thể tự tay nấu cho mình món thức uống đúng khẩu vị ngay tại nhà.
Xem thêm: Bật Mí Những Nguyên Liệu Nấu Trà Sữa Ngon Như Ngoài Quán
Trà sữa