Hướng dẫn cách nấu trà sữa truyền thống bằng sữa tươi đơn giản, nhanh, gọn nhưng vẫn đảm bảo hương vị quen thuộc như ngoài hàng. Dù vụng đến mấy cũng có thể thực hiện theo công thức này.
1. Trà sữa truyền thống là gì?
Trước khi tham khảo cách nấu trà sữa truyền thống bằng sữa tươi, chúng ta sẽ tìm hiểu các thông tin chung về trà sữa truyền thống. Loại trà này có nguồn gốc từ Đài Loan, nên nó còn có tên gọi khác là trà sữa Đài Loan. Người Đài đã tạo ra thức uống này từ những năm 1980, chỉ gồm 2 nguyên liệu đơn giản là trà và sữa tươi.
Ban đầu, trà sữa truyền thống không được nhiều người chú ý lắm. Tuy vậy, nhờ một số kênh truyền hình Nhật Bản đưa tin mà đến khoảng năm 1990, trà sữa Đài Loan dần trở thành thức uống quen thuộc của người dân Đông Nam Á.
Hiện nay, tại Việt Nam, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều hãng trà sữa nổi tiếng như Cha Cha Go, Yi He Tang, Coco… Đây là các cửa hàng có trụ sở chính tại Đài Loan.
2. Cách nấu trà sữa truyền thống bằng sữa tươi đơn giản, ai cũng làm được
Mỗi nhãn hiều đều có cách nấu trà sữa truyền thống bằng sữa tươi riêng. Tuy vậy, dưới đây là công thức phổ biến và dễ áp dụng nhất cho những người mới học pha trà sữa.
2.1. Nguyên liệu cần có
Để nấu trà sữa truyền thống bằng sữa tươi chuẩn bị, bạn hãy lựa chọn kĩ càng các nguyên liệu sau đây:
-
Trà khô: Hiện trên thị trường có 3 loại trà phổ biến để làm trà sữa, bao gồm hồng trà (trà đen), trà olong (ô long), trà xanh matcha (lục trà). Loại trà thông dụng nhất là hồng trà bởi nó ít đắng chát hơn ô long và có giá thành rẻ hơn trà xanh.
-
Sữa: Sữa sẽ tạo độ béo ngậy và chất bổ dưỡng cho ly trà sữa của bạn. Có các loại sữa có thể dùng như sữa tươi, sữa đặc, bột béo.
-
Các loại topping uống kèm (trân châu trắng, đen, thạch…).
-
Nước lọc.
-
Đá viên (nếu có).
-
Đường (nên sử dụng đường cát trắng).
-
Ly thủy tinh, rây lọc, thìa…
Xem thêm: Bật Mí Những Nguyên Liệu Nấu Trà Sữa Ngon Như Ngoài Quán
2.2. Bước 1: Làm trân châu
Bạn có thể sử dụng gói làm trân châu bán sẵn ở các tiệm tạp hóa, trung tâm thương mại để tiết kiệm thời gian chế biến. Bạn đun sôi nước và thả trân châu vào nấu chín, đặc biệt nhớ khuấy đều để hạt trân châu không dính vào đáy nồi.
Khi trân châu đổi sang màu trong và nổi lên mặt nước, hãy đậy vung nồi thêm 10 phút nữa. Sau đó, bạn ngâm trân châu vào nước lạnh trong khoảng 5 phút để các hạt không dính vào nhau. Nếu muốn uống ngọt hơn, bạn có thể trộn chân trâu với đường, lượng đường sẽ tùy vào khẩu vị từng người.
2.3. Bước 2: Ủ trà đen
Bạn cần đổ 200ml nước sôi vào 5gr trà và ủ trong khoảng 5 phút. Chú ý rằng, 80-90 độ C là nhiệt độ thích hợp để hãm trà, nếu cao hơn, trà sẽ bị đăng chát hoặc thấp hơn thì sẽ khó ép nước cốt trà ra.
Khi trà đã ủ đủ thời gian, bạn hãy lọc trà bằng rây để lấy phần nước cốt trà. Đây là một trong những bước quan trọng nhất khi nấu trà sữa truyền thống bằng sữa tươi. Bởi lẽ, hương vị trà sữa ảnh hưởng rất nhiều bởi nước cốt trà đầu tiên này.
2.4. Bước 3: Pha cốt trà với sữa tươi
Ở bước này, bạn hãy pha trà sữa theo tỉ lệ sau: nước cốt trà, 50gr đường cát, 200ml sữa tươi. Bạn có thể thêm 15gr đường phèn hoặc 65gr bột sữa nếu thích uống trà béo ngậy hơn chút.
2.5. Bước 4: Hoàn tất thành phẩm
Trà sữa sẽ thơm ngon hơn khi uống cùng đá viên và topping. Đây là cách nấu trà sữa truyền thống bằng sữa tươi chuẩn vị. Hãy lắc đều trà sữa với chút đá viên và trân châu và thưởng thức nào!
3. Lưu ý khi nấu trà sữa truyền thống bằng sữa tươi
Vì đây là cách nấu trà sữa truyền thống bằng sữa tươi tại nhà, nên bạn cần đảm bảo chọn nguyên liệu, pha chế và bảo quản hợp lý.
-
Hương vị của cốt trà sẽ ảnh hưởng đến vị trà sữa cuối cùng. Hãy đảm bảo ủ trà trong khoảng 80-90 độ C và tối đa 10 phút.
-
Không nên nấu trà trực tiếp trên bếp, vị trà dễ bị đắng chát.
-
Trà sữa truyền thống có thể để ở ngoài từ 5-8 tiếng và tối đa 3 ngày nếu trong ngăn mát tủ lạnh.
-
Nên chọn sữa tươi tiệt trùng có vị béo để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
-
Trân châu chỉ nên sử dụng trong ngày, hạn chế để tủ lạnh vì trân châu dễ bị cứng.
Xem thêm: Trà Sữa Để Được Bao Lâu? Cách Bảo Quản Trà Sữa Dùng Lâu Nhất Mà Vẫn Đậm Vị
4. Một ly trà sữa chứa bao nhiêu calories?
Ngoài thắc mắc về cách nấu trà sữa truyền thống bằng sữa tươi, nhiều “tín đồ” trà sữa cũng băn khoăn liệu một ly trà sữa thì có bao nhiêu calories? Câu trả lời là tầm 350-500 calories. Một người bình thường chỉ nên hấp thụ 2000 calories/ngày. Bởi vậy, bạn không nên uống trà sữa sát giờ ngủ để tránh khó tiêu, đầy bụng.
Ngoài ra, nếu sợ tăng cân, bạn có thể giảm đường của ly trà sữa xuống khoảng 30-50% và kết hợp tập luyện để đốt cháy năng lượng. Dưới đây là bảng calories của các dưỡng chất trong trà sữa mà bạn nên tham khảo:
Ghi chú: % là giá trị hàng ngày tính trên 2000 calories/người
Có thể thấy ngày càng nhiều người quan tâm đến cách nấu trà sữa truyền thống bằng sữa tươi. Chỉ bằng 4 bước đơn giản, bạn đã có ngay một ly trà sữa để giải khát, thật dễ dàng phải không nào?
Trà sữa