Cách nấu trà sữa truyền thống tại nhà thơm ngon dưới đây đảm bảo các thành viên trong gia đình ai cũng thích mê. Các chị em có thể làm đủ loại trà sữa khác nhau mà không lo sợ có chất độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ.
1. Giới thiệu trà sữa truyền thống
Trà sữa truyền thống là một loại thức uống có nguồn gốc từ Đài Loan. Nguyên liệu chính để tạo nên một ly trà sữa truyền thống gồm có trà, sữa và các topping ăn kèm.
Trà sữa trân châu bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ những năm 2000. Nhưng phải đến năm 2014 thì thức uống này mới thực sự được nhiều người biết đến. Và đến thời điểm hiện tại thì trà sữa đã khẳng định được tiếng tăm trên thị trường đồ uống. Không chỉ thế, để tránh tạo cảm giác nhàm chán cho người dùng thì các thương hiệu trà sữa đã không ngừng cải tiến cách nấu trà sữa truyền thống và sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau để tạo ra những món trà sữa đa dạng.
Một số loại trà sữa khác phổ biến trên thị trường là: Trà sữa trân châu đường đen, trà sữa trái cây, trà sữa matcha, trà sữa khoai môn, trà sữa bạc hà, trà sữa mật ong, trà sữa hoa đậu biếc, trà sữa phô mai,…
2. Nguyên liệu làm trà sữa truyền thống
-
Trà: Đây là nguyên liệu vô cùng quan trọng khi làm trà sữa. Hiện nay, trên thị trường bán nhiều loại trà khác nhau, tuy nhiên có 3 loại trà phổ biến nhất dùng để pha chế trà sữa được nhiều người sử dụng đó là trà xanh (lục trà), hồng trà (trà đen) và trà ô long. Mỗi loại trà sẽ có mùi vị khác nhau, chính điều này sẽ quyết định hương vị và độ ngon của trà sữa, tuỳ thuộc vào sở thích của mỗi người.
-
Sữa: Sữa là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng phù hợp với mọi lứa tuổi khác nhau, không chỉ dùng để uống và còn để làm nguyên liệu nấu ăn hoặc làm bánh. Các loại sữa thường được dùng trong pha chế trà sữa: Sữa tươi, sữa đặc, sữa thanh trùng,…
-
Topping: Uống trà sữa không thể thiếu các topping đi kèm. Hiện nay, có rất nhiều loại topping khác nhau dùng để kết hợp với trà sữa, làm cho thức uống trở nên khác biệt và hấp dẫn hơn. Những loại topping phổ biến phải kể đến như: Trân châu, thạch phô mai, thạch rau câu, thạch khúc bạch,…
-
Các loại bột: Một loại bột hay được dùng để pha chế trà sữa là bột béo hay còn được biết đến với tên gọi là bột kem béo, bột sữa, có công dụng làm cho thức uống trở nên béo ngon hơn. Ngoài bột béo thì nhiều người còn dùng đến một số loại bột khác như: Bột khoai môn, bột matcha, bột than tre,…
-
Các hương liệu cần thiết: Ngoài cách nấu trà sữa truyền thống thì nhiều người còn bổ sung thêm các hương liệu cần thiết để tạo nên mùi hương đặc biệt cho món trà sữa thêm phần hấp dẫn như: Hương cam, hương dâu, hương bạc hà, hương đào,…
3. Cách nấu trà sữa truyền thống
Nguyên liệu làm món trà sữa truyền thống:
-
Hồng trà (hoặc trà túi lọc, trà ô long,…): 20g
-
Nước lọc: 500ml
-
Sữa tươi không đường: 500ml
-
Đường nâu: 70g
Lưu ý: Khi mua bất cứ loại trà nào thì nên chọn mua ở những cơ sở uy tín, xem ngày sản xuất và hạn sử dụng của trà. Nếu không có đường cát nâu thì bạn có thể mua siro đường nâu.
Cách nấu trà sữa truyền thống không topping
-
Bước 1: Nấu trà: Đun sôi 500ml nước lọc, sau đó cho thêm 20g hồng trà vào đun. Hạ lửa vừa để cho hồng trà sôi lăn tăn trong khoảng 5 phút.
- Bước 2: Pha trà sữa: Sau vài phút đun sôi hồng trà, cho thêm 70g đường nâu vào khuấy đều. Đến khi nồi trà sôi trở lại thì bạn cho thêm 500ml sữa tươi không đường vào. Tiếp tục đảo đều tay cho đến khi hỗn hợp gần sôi thì tắt bếp.
- Bước 3: Hoàn thành: Sau khi pha xong trà sữa, bạn lọc qua rây để loại bỏ hết bã trà. Đợi cho trà sữa nguội thì bạn rót vào bình, sau đó cho vào trong ngăn mát của tủ lạnh để bảo quản.
- Bước 4: Thành phẩm: Uống trà sữa ngon nhất là lúc đang lạnh, do đó mà bạn nên thêm đá và một số topping như trân châu, thạch,… để cho món trà sữa truyền thống thêm ngon và hấp dẫn hơn. Trà sữa có mùi hồng trà, đường đen ngọt lịm kết hợp cùng với vị sữa béo ngậy chắc chắn sẽ khiến bạn thích thú. Cách nấu trà sữa truyền thống vô cùng đơn giản nên bạn hãy trổ tài cho cả gia đình của mình cùng thưởng thức nhé!
4. Cách nấu trà sữa ô long
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Trà ô long: 35g
-
Bột sữa: 120g
-
Đường cát: 120g
-
Nước nóng: 1000ml
-
Đá viên
Cách pha trà sữa ô long
-
Bước 1: Ủ trà: Cho trà vào bình pha với 1000ml nước nóng với nhiệt độ khoảng 90 – 95 độ C rồi đậy nắp và ủ trà trong vòng 15 – 20 phút. Sau khi ủ trà xong, dùng rây lọc qua, bỏ hết bã trà và chắt lấy nước cốt.
- Bước 2: Pha trà sữa: Cho nước cốt trà vào một bình lớn rồi bỏ vào 120g bột sữa, 120g đường và dùng thìa khuấy đều tất cả các nguyên liệu cho đến khi hoà quyện vào nhau. Cuối cùng cho đá vào và có thể thưởng thức ngay lập tức.
- Bước 3: Thành phẩm: Có thể uống cùng trà với trân châu hoặc các loại topping khác để tăng thêm độ ngon của trà sữa.
5. Một số lưu ý khi nấu trà sữa truyền thống
-
Những dụng cụ dùng để pha trà sữa truyền thống cần phải đảm bảo sạch sẽ và khô ráo.
-
Để tránh trường hợp trà tác dụng với kim loại sinh ra các chất độc thì bạn nên hạn chế sử dụng những dụng cụ bằng kim loại.
-
Tuỳ vào khẩu vị của mỗi người mà bạn có thể thay đổi lượng đường, trà và sữa trong công thức.
-
Sử dụng bình lắc sẽ giúp cho các nguyên liệu hoà quyện với nhau hơn.
- Tỷ lệ pha trà sữa: Cân bằng tỷ lệ pha trà sữa sẽ đảm bảo được hương vị hấp dẫn nhất. Bạn có thể áp dụng tỷ lệ sau: 150ml nước cốt lục trà:20g bột sữa kem:20g đường cát.
-
Mẹo làm giảm vị đắng khi thực hiện cách nấu trà sữa truyền thống: Cho thêm một ít mật ong vào trà, ngoài ra bạn cũng có thể cho thêm một chút baking soda vào trà để giúp hương vị trà sữa được dung hoà. Đồng thời, át đi mùi vị đặc trưng của trà. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho một lượng nhỏ.
-
Áp dụng công thức ủ trà ngon: Nên ủ trà trong khoảng thời gian từ 3 – 5 phút. Ngoài ra, bạn nên chờ trà nguội cho vào sữa để tránh làm mất đi vị thơm ngon của trà sữa.
-
Đun sôi trân châu để đảm bảo topping giòn dai: Một trong những bí quyết của cách nấu trà sữa truyền thống là đảm bảo topping thật dai mềm. Sau khi đun sôi trân châu, các bạn nên vớt ra và cho vào nước lạnh ngay.
-
Trà ô long kem sữa giúp thơm ngậy đậm vị hơn: Để trà sữa đậm vị mà không có mùi ngai ngái của trà thì bạn có thể chọn trà ô long. Trà cũng đảm bảo độ thơm, không giống như sử dụng loại trà túi lọc.
6. Cách bảo quản trà sữa
-
Khi để trà sữa ở nhiệt độ bình thường thì nên uống trong vòng 8 tiếng. Nếu để quá lâu sẽ xảy ra hiện tượng ôi thiu, tách nước.
-
Cách tốt nhất để bảo quản trà sữa truyền thống trong ngăn mát tủ lạnh là từ 10 – 15 độ C để giữ được trong khoảng 2 – 3 ngày.
-
Trong quá trình bảo quản không nên cho đá vào và cần tách riêng trân châu và các loại thạch riêng ra để không ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng của trà sữa.
7. Câu hỏi thường gặp khi làm trà sữa truyền thống
7.1. Uống trà sữa có béo không?
Trong trà sữa truyền thống có thành phần chính là trà và sữa, khi uống một ly trà sữa 500ml thì cơ thể sẽ hấp thụ khoảng 60 – 70g đường và 500 calo. Vì vậy, uống nhiều trà sữa sẽ khiến cho bạn tăng cân nhanh chóng.
7.2. Trà sữa để được trong bao lâu?
Thông thường, nếu để trà sữa trong điều kiện bình thường thì chỉ có thể giữ được từ 5 – 8 tiếng. Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh thì có thể lâu hơn từ 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng thì bạn nên uống ngay sau khi pha chế xong.
Như vậy, chỉ với vài bước đơn giản là bạn đã hoàn thành xong cách nấu trà sữa truyền thống thơm ngon, chuẩn vị. Ly trà sữa có hương thơm đặc trưng của trà, có vị ngọt của đường nhưng không có quá sắc, trân châu vừa dai vừa ngon khiến bạn nhớ mãi hương vị này.
-
Cách Nấu Trà Sữa Ấn Độ Chuẩn Thơm Ngon Chỉ Với 3 Bước Đơn Giản
-
7 Cách Nấu Trà Sữa Đơn Giản, Cực Ngon Tại Nhà, Thành Công Ngay Từ Lần Đầu Tiên
Trà sữa