Cách nấu xôi gấc thơm béo, hạt căng mẩy mà ai cũng có thể thực hiện

Cách nấu xôi gấc thơm béo, hạt căng mẩy mà ai cũng có thể thực hiện

Là món ăn truyền thống lâu đời, xôi gấc không thể thiếu trong mâm cỗ người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nấu xôi gấc mềm dẻo, béo bùi cũng như nên kết hợp nó với món gì để ngon miệng nhất. Món xôi này không chỉ có một cách nấu truyền thống mà còn có thể sáng tạo thêm nhiều hương vị mới lạ miệng hơn.

1. Hướng dẫn cách chọn nguyên liệu nấu xôi gấc ngon

Trước khi tìm hiểu cách nấu xôi gấc, bạn phải biết những mẹo lựa chọn nguyên liệu tươi mới, hảo hạng thì thành phẩm món ăn mới ngon chuẩn vị.

1.1. Cách chọn gạo nếp ngon không bị sượng

Gạo nếp ngon là loại hạt to, tròn đều, màu trắng đục, không đứt gãy, không ngả vàng và có hương thơm đặc trưng của gạo nếp. Khi mua bạn có thể nếm thử, nếu có vị ngọt nhẹ thì đó là gạo nếp ngon.

Cách nấu xôi gấc thơm béo, hạt căng mẩy mà ai cũng có thể thực hiện

Chọn nếp ảnh hưởng đến chất lượng xôi

1.2. Cách chọn gấc ngon

Bạn nên quả gấc to, tròn, có gai nở đều, màu đỏ tươi và cuống còn mới. Khi cầm lên, nếu quả gấc nặng tay, ấn nhẹ vào thấy vỏ còn hơi cứng thì đó là quả gấc ngon.

2. Cách làm xôi gấc 3 tầng bày mâm cỗ ngày rằm

Món xôi gấc 3 tầng gồm 2 lớp trên màu đỏ gấc và lớp đậu xanh ở giữa, nó có ý nghĩa bạn lại sự phước lành, may mắn hạnh phúc cho gia đình.

Cùng bởi vì các ý nghĩa tốt lành như vậy, món xôi gấc 3 tầng này rất hay xuất hiện vào dịp Tết Nguyên đán hay trong những mâm cúng quan trọng. Cách nấu xôi gấc 3 tầng thật ra rất đơn giản, chỉ cần chút khéo tay của bạn ở công đoạn tạo hình.

Cách nấu xôi gấc thơm béo, hạt căng mẩy mà ai cũng có thể thực hiện

Cách nấu xôi gấc đậu xanh 3 tầng rất đơn giản

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • 500gr gấc chín

  • 1kg gạo nếp

  • 20ml rượu trắng

  • 200gr đậu xanh tách vỏ

  • Gia vị: Dầu ăn, muối, đường

  • Dụng cụ: Xửng hấp, khuôn bánh

2.2. Cách nấu xôi gấc 3 tầng

Sơ chế nguyên liệu:

  • Gạo nếp ngâm trong nước ấm 6 tiếng để gạo nở và mềm, sau đó rửa lại với nước lã và cho ra rổ để ráo nước. Cho thêm ½ muỗng muối và 2 muỗng dầu ăn vào gạo rồi trộn đều.

  • Gấc cắt làm đôi, dùng muỗng cạo lấy phần thịt bên trong ra tô, rồi cho vào 15ml rượu trắng và trộn đều. Đổ phần gấc này vào nếp và trộn đều một cách nhẹ nhàng.

Hấp xôi:

  • Cho nếp lên xửng hấp đã được đun nóng sẵn rồi đậy nắp và nấu trong 40 phút. Lúc nếp đã nở đều, gấc chuyển sang màu đỏ là xôi đã chín.

  • Cho vào 3 muỗng đường và 5ml rượu trắng rồi xới cho đều để chúng thấm vào xôi. Đậy nắp kín và nấu thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp.

Làm nhân đậu xanh:

  • Đậu xanh ngâm với nước khoảng 3 tiếng để đậu nở và mềm rồi rửa sạch lại với nước.

  • Cho đậu vào nồi với lượng nước hơn phần đậu ½ lóng tay, thêm vào 1 muỗng muối và nấu trong 10-15 phút ở mức lửa nhỏ.

  • Tiếp tục thêm vào 3 muỗng đường và trộn đều đến khi đường tan hoàn toàn và quyện vào nhân đậu xanh.

Tạo hình:

  • Sử dụng phần khuôn đã chọn sẵn và quét qua một lớp dầu ăn ở mặt trong.

  • Cho xôi gấc vào đáy khuôn, tiếp đó là lớp nhân đậu xanh và cuối cùng là lớp xôi gấc.

  • Đậy nắp khuôn đồng thời dùng lực ép thật chặt, sau đó úp khuôn ra đĩa, chú ý mở khuôn ra từ từ.

Thành phẩm:

Món xôi gấc 3 tầng đẹp mắt thơm lừng hương vị béo bùi của gấc và nếp, vị ngọt vừa phải, dễ ăn. Cách nấu xôi gấc 3 tầng dễ làm nhưng lại giúp cho mâm cỗ ngày rằm của bạn thêm phần chỉnh chu.

3. Cách làm xôi gấc truyền thống lên màu đỏ đậm

Phong tục Việt Nam ta quan niệm màu đỏ là màu may mắn. Vì thế, món xôi gấc truyền thống màu đỏ đậm không thể thiếu trong những mâm cỗ ngày Tết. Cách nấu xôi gấc lên màu đỏ không hề phức tạp, bạn có thể hoàn thành nó ngay chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ.

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Chuẩn bị phần nguyên liệu để nấu xôi gấc cho 4 người:

  • Gấc 200gr

  • Gạo nếp Bắc 2 bát

  • Đường 1 muỗng

  • Muối 1/2 muỗng

  • Rượu trắng 5ml

Cách nấu xôi gấc thơm béo, hạt căng mẩy mà ai cũng có thể thực hiện

Chuẩn bị nguyên liệu nấu xôi gấc

3.2. Cách nấu xôi gấc truyền thống

Sơ chế gạo:

Gạo nếp sau khi vo sạch vừa phải, bỏ vào thao nhỏ ngâm trong 6 tiếng cho gạo nếp nở ra. Sau đó, xối lại bằng nước lã, để ráo nước và cho 1 thìa cà phê muối vào xóc nhẹ (tránh làm hạt nếp bị gãy nát).

Sơ chế gấc:

Bổ đôi quả gấc rồi dùng muỗng nạo lấy thịt gấc. Cho 2 muỗng canh rượu trắng vào rồi bóp nhẹ nhàng để tách thịt gấc ra khỏi hạt.

Trộn gạo nếp với gấc:

Trộn gạo nếp với thịt gấc cùng 1 muỗng cà phê muối. Quá trình trộn đều tay và nhẹ nhàng cho tới khi gạo nếp được nhuộm đều màu đỏ của gấc.

Hấp xôi:

  • Cách hấp truyền thống theo miền Bắc là dùng đồ xôi gấc. Cho gạo nếp vào chõ hoặc xửng hấp và hấp cách thủy trong khoảng 40 – 60 phút (tùy vào lượng xôi).

  • Khi xôi chín mềm, dùng đũa xới đều để xôi tơi xốp. Có thể thêm vào 50g đường và 1 muỗng dầu mè, sau đó hấp tiếp khoảng 10 phút rồi nhấc ra khỏi bếp.

Thành phẩm:

Khi xôi gấc đã chín, dùng đũa đảo nhẹ và xới xôi ra đĩa. Xôi gấc thành phẩm có màu đỏ đẹp, hương vị bùi bùi và hạt nếp dẻo thơm rất hấp dẫn.

4. Cách làm xôi gấc nước cốt dừa thơm ngon

Xôi gấc nước cốt dừa mang thêm hương vị ngọt thanh, bùi ngậy đầy hấp dẫn. Món ăn này có thể ăn kèm cùng phần dừa bào sợi, vừa lạ miệng lại đỡ ngán.

4.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • 2kg gạo nếp

  • 1 quả dừa xiêm

  • 1 quả gấc chín

  • Rượu trắng 5ml

  • Gia vị: Muối, đường, dầu ăn, đậu phộng

  • Dụng cụ: Xửng hấp

4.2. Cách nấu xôi gấc nước cốt dừa

Sơ chế nguyên liệu:

  • Vo nhẹ gạo nếp với nước sạch từ 2 – 3 lần rồi mang đi ngâm theo 2 cách sau: ngâm với nước ấm trong 4 tiếng và với nước lạnh trong 6 – 8 tiếng .

  • Bổ quả gấc, dùng muỗng nạo hết phần thịt để riêng, dùng tay bóp nhẹ để tách hết thịt ra khỏi hạt. Pha 1/2 muỗng rượu, 1 muỗng nhỏ muối vào thịt gấc, để nguyên trong 6 tiếng cho phần gấc được đậm đà.

  • Bổ quả dừa xiêm lấy nước, còn phần thịt dừa nạo ra làm 2 phần, 1 phần cắt sợi để ăn chung với xôi gấc cho đỡ ngán, phần còn lại xay nhuyễn ra. Cho phần nước dừa cùng xác dừa xay vào nồi đun khoảng 20 phút, sau đó vắt lấy nước và trộn cùng 3 muỗng dầu ăn.

Nấu xôi gấc:

  • Trộn đều phần gạo nếp đã ráo nước cùng thịt gấc, ½ phần nước cốt dừa và một chút muối.

  • Cho vào hỗn hợp trên vào xửng hấp và hấp trong khoảng 30 – 40 phút. Cứ 20 phút hãy mở nồi ra, lau sạch mồ hôi nước tụ trên nắp và cho thêm phần nước cốt dừa còn lại vào. Lưu ý nên dùng đũa xới tơi xôi lên.

Thành phẩm:

Sau khi phần nước trong xửng cạn dần và gạo nếp đã nở đều và dẻo thì vặn nhỏ lửa để trong vòng 5 phút. Sau đó, xới xôi ra để nguội và ăn kèm với phần thịt dừa cắt sợi.

Cách nấu xôi gấc thơm béo, hạt căng mẩy mà ai cũng có thể thực hiện

Thành phẩm xôi gấc nước cốt dừa

5. Cách nấu xôi gấc hạt sen

Vị dẻo thơm của nếp kết hợp cùng chút bùi bùi của hạt sen và ngọt nhẹ của đường, xôi gấc hạt sen sẽ làm cho bữa ăn thêm phần hấp dẫn và độc đáo. Dưới đây là cách nấu xôi gấc hạt sen đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà:

5.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1 quả gấc chín

  • 200gr hạt sen khô

  • 1kg gạo nếp

  • Gia vị: Đường, muối, dầu ăn, mè rang

5.2. Cách nấu xôi gấc hạt sen

  • Bước 1: Gạo nếp vo sạch và ngâm trong nước khoảng 5 – 6 giờ đồng hồ. Sau khi ngâm, đổ gạo ra xả lại với nước sạch rồi để ráo nước.

  • Bước 2: Hạt sen sau khi vo sạch thì ngâm với nước trong khoảng 1 giờ, sau đó vo lại với nước rồi để ráo. Đổ hạt sen vào nồi cùng mức nước ngập phần hạt rồi đun sôi.

Cách nấu xôi gấc thơm béo, hạt căng mẩy mà ai cũng có thể thực hiện

Ngâm và nấu hạt sen để làm xôi gấc hạt sen

  • Bước 3: Vặn nhỏ lửa và ninh đến khi hạt sen chín mềm. Sau đó dùng chày nghiền nhỏ phần hạt sen.

  • Bước 4: Trộn gấc với gạo nếp thật đều tay, chú ý nhặt bỏ hết hạt gấc. Đổ hạt sen đã nghiền vào âu gạo nếp và trộn đều.

  • Bước 5: Đặt nồi lên bếp, đồ xôi khoảng 30 phút đến khi hạt gạo nở, dẻo mềm là xôi đã chín. Trộn thêm chút đường và dầu ăn để thêm hương vị cho xôi.

  • Bước 6: Lót túi nilon vào khuôn, múc xôi ra khuôn rồi ấn chặt. Sau đó úp đĩa lên khuôn xôi rồi tháo khuôn ra, rắc thêm chút mè rang lên trên đĩa xôi cho đẹp mắt.

6. Cách nấu xôi gấc ngon chỉ với nồi cơm điện

Cách nấu xôi gấc bằng nồi cơm điện không hề khó, nếu thực hiện đúng bạn vẫn có thể được thành phẩm xôi ngon, dẻo mà không cần dùng đến chõ hay nồi hấp chuyên dụng.

6.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1kg gạo nếp (nên dùng nếp cái hoa vàng)

  • 1 quả gấc chín

  • 1 thìa rượu trắng

  • Gia vị: Muối, đường

  • Dầu ăn

6.2. Cách nấu xôi gấc bằng nồi cơm điện

Sơ chế nguyên liệu:

  • Gạo nếp đãi sạch tới khi nước trong, ngâm trong nước lạnh 6 – 8 giờ. Sau khi để cho ráo nước, thêm 1 thìa cà phê muối vào trộn nhẹ tay.

  • Bổ quả gấc, lấy thìa nạo lấy phần ruột gấc cùng một chút cùi vàng, thêm 1 muỗng rượu trắng vào đánh nhuyễn để thịt gấc bong khỏi hạt.

  • Cho gấc vào nếp và trộn thật nhẹ tay, tránh hạt nếp bị nát.

Nấu xôi bằng nồi cơm điện:

Cho gạo nếp vào nồi cơm điện, đổ nước vào xâm xấp mặt gạo rồi bật nút “cook” – chế độ nấu để nấu như nấu cơm. Khi xôi chín, nồi tự động chuyển về nút “warm” – giữ ấm, lúc này hãy cho thêm đường và 20ml dầu mè và bật lại nút “cook”, chờ tới khi nồi trở về chế độ “warm” là xôi đã dùng được.

Cách nấu xôi gấc thơm béo, hạt căng mẩy mà ai cũng có thể thực hiện

Cách nấu xôi gấc bằng nồi cơm rất đơn giản và tiện lợi

Thành phẩm:

Dùng đũa xới tơi hạt xôi và đơm vào dĩa. Xôi gấc lúc này căng mẩy, bóng đẹp, dẻo thơm, bắt mắt bởi màu đỏ tươi rất hấp dẫn.

6.3. Lưu ý khi nấu xôi gấc bằng nồi cơm điện

Khi nấu xôi bằng nồi cơm điện, bạn không cần đảo xôi quá nhiều lần vì sẽ khiến xôi bị nát. Bản chất xôi nấu bằng nồi cơm sẽ dễ bị dẻo ướt hơn khi cùng xửng hấp hay chõ đồ xôi.

7. Xôi gấc có thể ăn kèm với món gì?

Với vị ngọt dịu của xôi gấc, bạn có thể ăn kèm cùng các món mặn như chả, giò, thịt rim, thịt kho, thịt gà cũng rất thú vị. Sự kết hợp trên được xem là rất hài hòa, vì thế mà mâm cỗ của người Việt chẳng bao giờ thiếu đi món xôi gấc, giò chả và thịt gà.

Ngoài ra, trong bữa ăn thường nhật, bạn cũng có thể ăn kèm món này với muối đậu phộng, muối vừng hay dừa nạo sợi cũng ngon miệng không kém.

8. Bí quyết nấu xôi dẻo không bị khô

  • Chỉ ngâm gạo trong vòng 6 – 8 tiếng và khi ngâm nên cho thêm 1 – 2 muỗng muối để khử mùi và tạo hương vị cho xôi.

  • Để xôi được chín đều, không nên đổ toàn bộ nếp vào dụng cụ hấp cùng một lúc. Thay vào đó, bạn có thể cho từng nắm nhỏ vào.

  • Khi hấp xôi hãy dùng đũa tạo khoảng 3-4 lỗ nhỏ trên bề mặt để nước được lan tỏa đều, khi đó xôi chín đều mà không bị nhão ở lớp dưới hay khô ở lớp trên.

9. Cách chữa cháy khi nấu xôi gấc bị khô

Trong trường hợp không may xôi gấc bị khô, bạn có thể “chữa cháy” bằng cách vẩy một ít nước ấm lên xôi và dùng khăn mỏng thấm nước phủ lên bề mặt. Đậy nắp và hấp thêm 5 phút nữa thì xôi sẽ mềm hơn. Tiếp tục thao tác trên nếu xôi vẫn còn khô, sống.

10. Cách bảo quản xôi gấc sau khi nấu

Có 2 cách bảo quản xôi gấc qua đêm mà vẫn giữ được phần nào hương vị ban đầu:

  • Bảo quản trong tủ lạnh: Cho xôi còn dư vào hộp đựng thực phẩm, hay bao nilon và đậy kín. Chú ý để nguội xôi trước khi cho vào tủ lạnh. Với cách này, bạn có thể bảo quản xôi khoảng 1 ngày.

  • Bảo quản ở nơi thoáng mát: Bạn chỉ cần để xôi ở nơi khô ráo thoáng mát, đậy lại bằng rổ, không được đậy kín, không để gần những thức ăn khác. Với cách này chỉ có thể bảo quản xôi trong 1 đêm.

11. Thành phần dinh dưỡng trong món xôi gấc

Trong 100gr gạo nếp dùng để nấu xôi gấc những chất dinh dưỡng chủ yếu như sau:

  • Đạm: 8,1gr

  • Tinh bột: 75gr

  • Kali: 280mg

  • Sắt: 1,15mg

  • Canxi: 33mg

  • Chất béo: 1,6 gr

  • Vitamin và khoáng chất

Bên cạnh đó, gấc là loại quả giàu vitamin A, C, E, cryptoxanthin và các chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể. Trong nhân gấc chứa khoảng: 16,5% đạm, 55,2% chất béo, 11,7% khoáng chất, 6% nước, …

Cách nấu xôi gấc thơm béo, hạt căng mẩy mà ai cũng có thể thực hiện

Xôi gấc mang lại giá trị dinh dưỡng cao

12. Lợi ích của xôi gấc đến sức khỏe

Xôi gấc là món ăn này mang tới nhiều tác dụng cải thiện sức khỏe cho bạn:

  • Phòng chống ung thư: gấc giúp vô hiệu hóa khoảng 75% chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

  • Tăng cường sức đề kháng: làm chậm quá trình oxy hóa tế bào, nâng cao hệ miễn dịch.

  • Phát triển thị lực: Lượng vitamin A trong xôi gấc có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe của đôi mắt.

  • Giảm cholesterol: Xôi gấc có tác dụng chống xơ vữa động mạch và giảm lượng cholesterol trong máu.

  • Đẹp da: Lycopen trong gấc giúp chống lão hoá, nhờ vậy làn da của bạn thêm khỏe mạnh và trẻ trung hơn.

Một món ăn vừa bắt mắt lại thơm ngon mà cách nấu xôi gấc lại cực kỳ đơn giản thì ngại gì không thử làm trong bữa cơm hằng ngày hay mâm cúng gia tiên? Ngoài ra, món ăn này còn cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nên bất cứ lứa tuổi nào cũng đều có thể thưởng thức.



xôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *