Cách nấu yến cho bé thơm ngon mà vẫn giữ lại được chất dinh dưỡng thật ra rất đơn giản, mẹ có thể tự làm tại nhà. Cho bé ăn tổ yến đều đặn không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn giúp hạn chế các bệnh vặt.
1. Lợi ích của yến đối với bé
Yến sào là thực phẩm có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, cải thiện dinh dưỡng. Trẻ nhỏ ăn yến sào sẽ mang lại những lợi ích sau đây:
-
Tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa ốm vặt, bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt, yến sào rất tốt cho trẻ nhỏ có thể trạng yếu hoặc biếng ăn.
-
Trong tổ yến có chứa nhiều nguyên tố vi lượng như: Canxi, protein, axit amin và vitamin D tốt cho trí tuệ và hệ miễn dịch của trẻ.
-
Yến sào còn chứa crom có tác dụng kích thích hệ tiêu hoá và hấp thu dưỡng chất.
2. Trẻ mấy tuổi thì ăn được yến và liều lượng sử dụng yến sào cho bé
Ngoài việc tìm hiểu cách nấu yến cho bé thì các mẹ cũng cần phải xác định độ tuổi phù hợp mà chuyên gia khuyến cáo có thể sử dụng yến sào.
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì chỉ nên cho bé ăn yến sào bắt đầu từ giai đoạn ăn dặm. Một số điểm sau cần lưu ý:
-
Không cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi ăn yến, thời gian này các mẹ nên nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức nếu mẹ không đủ sữa.
-
Đối với bé từ 6 – 12 tháng tuổi: Nên sử dụng thịt, cá, rau trong khẩu phần ăn dặm. Nếu không thực sự cần thiết thì không nên cho trẻ dùng yến sào vì có thể gây nên tình trạng đau bụng.
-
Liều dùng cho trẻ từ 1 – 3 tuổi: Mỗi tuần nên ăn từ 2 – 3 lần, mỗi lần từ 1 – 2g
-
Đối với trẻ từ 4 – 10 tuổi: Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần, mỗi lần 2 – 3g
-
Đối với trẻ trên 10 tuổi: Có thể sử dụng hàng ngày, mỗi lần khoảng 5g
3. Thời gian hợp lý cho bé ăn yến
Để trẻ có thể dễ dàng hấp thụ đầy đủ dưỡng chất có trong yến sào thì các mẹ nen cân nhắc cho trẻ ăn vào 2 thời điểm:
-
Buổi sáng sớm: Khi trẻ mới ngủ dậy, chưa ăn sáng. Lúc bụng rỗng là lúc cơ thể trẻ tập trung hấp thu tốt các dưỡng chất có trong yến sào.
-
Buổi tối: Trước giờ đi ngủ của trẻ 1 tiếng: Sau khi uống yến, trẻ sẽ ở trong trạng thái ngủ sâu, đây là lúc các cơ quan bắt đầu thực hiện quá trình thanh lọc và thải độc tố, tạo điều kiện tốt cho các dưỡng chất trong yến được hấp thu tốt.
4. Cách chọn và sơ chế tổ yến
Tổ yến thường có 2 loại chính là yến tinh chế và yến thô. Yến sào tinh chế có thể mua tại các cơ sở chuyên bán yến uy tín. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn yến thô nhưng sản phẩm này khác phức tạp khi chế biến.
4.1. Cách sơ chế yến sào tinh chế
Cho yến sào vào một bát nước sạch ngâm khoảng 15 – 30 phút là yến sẽ nở mềm và tơi ra. Sau đó cho yến vào rây lọc rồi rửa lại với nước sạch là được.
4.2. Cách sơ chế yến sào thô
Cho yến vào bát nước sạch ngâm đến khi yến nở ra (khoảng 1 – 3 giờ). Dùng kẹp gắp hết lông yến và bụi bẩn để yến thật sạch sẽ. Sau đó chó yến vào rây, đặt vào chậu nước rồi dùng thìa khuấy nhẹ, nhấc lên nhấc xuống để nhả hết lông tơ ra. Làm liên tục như vậy để loại bỏ hết lông và bụi bẩn. Cuối cùng là vớt yến ra để ráo nước.
5. Cách nấu yến cho bé ăn dặm
Các mẹ có thể áp dụng những cách nấu yến cho bé sau đây tùy theo sở thích của bé:
5.1. Cách nấu yến cho bé với đường phèn
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Yến sào: 1 – 3g
-
1 ít đường phèn
-
Nước sạch
-
1 chén sứ có nắp và nồi hấp
Cách chế biến:
-
Ngâm cho đến khi yến nở và làm sạch yến, để ráo nước
-
Cho yến vào chén sứ, đổ nước ngập yến. Đặt chén vào nồi hấp, đổ nước ngập ⅔ chén. Chưng yến cách thuỷ 15 – 20 phút là được.
-
Khi chưng yến xong, cho một ít đường phèn tuỳ vào khẩu vị của bé. Sau đó cho bé dùng khi còn ấm nóng.
5.2. Cách nấu yến cho bé với táo đỏ
Nguyên liệu chuẩn bị:
-
Tổ yến đã sơ chế
-
Hạt sen: 10 hạt
-
Bạch quả: 3 hạt
-
Táo đỏ: 10 quả
-
Đường phèn: 20g
Cách chế biến:
-
Luộc riêng các loại táo đỏ, hạt sen, bạch quả cho đến khi chín mềm thì vớt ra để ráo nước
-
Nấu một nồi nước nhỏ, cho đường phèn vào đến khi tan hết. Lọc phần nước đường phèn để loại bỏ cặn trong đường.
-
Cho tổ yến, hạt sen, bạch quả, táo đỏ và nước đường phèn và một tô, chưng cách thuỷ trong 45 phút. Có thể cho trẻ dùng ấm hoặc lạnh đều được.
5.3. Cách nấu yến cho bé với hạt sen
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Tổ yến đã sơ chế: 1 – 3g
-
Đường phèn: 01 thìa cà phê
-
Hạt sen (khô hoặc tươi): 3 – 5 hạt
Cách chế biến:
-
Làm sạch hạt sen tươi, bỏ tâm
-
Ngâm hạt sen khô trong nước khoảng 30 phút cho mềm, sau đó rửa sạch
-
Luộc chín hạt sen chín mềm
-
Cho thêm đường phèn, và đun sôi khoảng 2 – 3 phút nữa
-
Cho yến vào bát, đổ cả hạt sen và nước đường phèn vào, hấp cách thuỷ khoảng 20 phút.
5.4. Cách nấu yến cho bé với hạt chia
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Yến sào đã làm sạch: 1 – 3g
-
Hạt chia: 01 muỗng cà phê
-
Đường phèn: 01 muỗng cà phê
Cách chế biến:
-
Cho yến, hạt sen và đường phèn vào bát có nắp, đổ ngập nước, đậy nắp lại
-
Đặt bát vào nồi hấp cách thuỷ khoảng 30 – 40 phút
-
Nhấc bát ra ngoài, để nguội và cho bé dùng
5.5. Cách chưng yến với đông trùng hạ thảo cho bé
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Yến đã làm sạch: 1 – 3g
-
Đông trùng hạ thảo: 1 – 2 sợi
-
Đường phèn: 01 thìa cà phê
Cách chế biến:
-
Ngâm đông trùng hạ thảo trong nước từ 3 – 5 phút cho đến khi mềm
-
Cho yến và đông trùng hạ thảo, đường phèn vào bát, đổ ngập nước và đậy nắp lại
-
Đem bát đi hấp cách thuỷ khoảng 30 – 40 phút
5.6. Cách chưng yến với sữa trứng
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Tổ yến đã làm sạch: 1 – 3g
-
Sữa tươi
-
Đường phèn: 20g
-
02 lòng đỏ trứng gà
Cách chế biến:
-
Cho yến sào vào bát, chưng cách thuỷ khoảng 25 – 30 phút
-
Cho đường phèn và sữa tươi vào nồi, đun đến khi tan đường thì để nguội
-
Cho giấm gạo và lòng đỏ trứng gà vào bát, khuấy đều tay
-
Đổ hỗn hợp sữa tươi và trứng gà vào khuôn, hấp cách thuỷ khoảng 30 phút
-
Cho yến đã chưng lên bề mặt hỗn hợp trứng gà và sữa tươi, rưới thêm sốt caramen nếu bé thích ăn.
5.7. Cách nấu yến cho bé với thịt gà
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Yến đã sơ chế: 10g
-
Gạo nếp: 1 nắm nhỏ
-
Gạo tẻ: 1 nắm nhỏ
-
Ức gà: 30g
-
Gừng tươi: 01 nhánh
-
Cà rốt: ½ củ
-
Các loại gia vị
Cách chế biến:
-
Cho yến đã làm vào bát, hấp cách thuỷ khoảng 30 phút
-
Khi yến đã chín thì vớt ra, thái nhỏ
-
Làm sạch thịt gà, luộc chín, có thể xay nhuyễn hoặc xé nhỏ
-
Sử dụng nước luộc gà để nấu cháo với gạo tẻ và gạo nếp đã vo sạch
-
Nấu đến khi cháo nhừ thì cho yến và thịt gà vào đun khoảng 10 phút thì tắt bếp
-
Nêm nếm vừa gia vị, cho bé ăn khi còn ấm.
6. Cách chưng yến cho bé giàu chất dinh dưỡng theo độ tuổi
Yến chưng cho bé cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, canxi, protein và acid amin cực tốt cho sự phát triển xương và trí não cho bé. Tuy nhiên, cách nấu yến cho bé như thế nào để ăn ngon mà vẫn giữ nguyên được chất dinh dưỡng thì không phải ai cũng biết.
6.1. Cách chưng yến cho bé dưới 1 tuổi
Đối với các bé từ 7 – 9 tháng tuổi, hệ tiêu hoá chưa hoạt động tốt, các mẹ nên nghiền nhỏ yến và thức ăn trước khi chế biến để tránh tình trạng bị hóc hay khó tiêu.
Đối với các bé từ 10 – 12 tháng tuổi: Không cần nghiền nhỏ thức ăn và yến nhưng phải đảm bảo cho bé ăn các thực phẩm mềm, điển hình như nấu cháo, bột và thêm một số loại rau củ quả như: cải bó xôi, cà rốt,… thêm một chút yến vào để tăng chất dinh dưỡng cho món ăn.
6.2. Cách chưng yến cho bé 1 tuổi
Ở độ tuổi này thì các món ăn nấu cho các bé cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, để hạn chế tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân. Vì vậy, ngoài bữa ăn chính thì các mẹ có thể nấu yến chưng cho bé vào các bữa phụ.
Một số cách nấu yến cho bé 1 tuổi như cháo yến và cho thêm các nguyên liệu khác như cà rốt, bí đỏ,… nhằm kích thích vị giác cho bé ăn ngon hơn.
6.3. Cách chưng yến cho bé 2 – 3 tuổi
Đối với bé 2 – 3 tuổi thì các mẹ có thể nấu yến cùng với nhiều nguyên liệu khác nhau bởi tuổi này các bé đã có đầy đủ răng và nhai tốt. Những món ăn cầu kỳ mà các mẹ nên tham khảo như: Súp yến, chè yến, cháo yến gà xé, tổ yến thịt cua bí đỏ, yến chưng hạt chia,…
7. Những lưu ý khi chưng yến cho bé
-
Không nên lạm dụng cho bé ăn quá nhiều yến
-
Khi mua hàng phải lựa chọn thật cẩn thận, đảm bảo yến có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao
-
Chưng yến chín tới, không quá nhừ vì sẽ làm mất dưỡng chất và mất vị yến
-
Có thể chưng yến với táo đỏ, kỷ tử, nhãn nhục,…
-
Nên cho trẻ ăn yến chưng khi còn ấm
-
Thời điểm tốt nhất cho bé ăn yến chưng là vào buổi sáng sớm khi còn đói hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Như vậy, với những cách nấu yến cho bé này, các mẹ có thể tự tay chế biến món ăn ngon bổ, giàu chất dinh dưỡng giúp con ăn ngon và ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả. Kèm theo đó là một số lưu ý mà các mẹ cần nắm chắc, nhằm đảm bảo đầy đủ chất khi chế biến món yến chưng.
-
Yến Chưng Để Được Bao Lâu Hết Hạn? Cách Bảo Quản Yến Không Bị Mất Chất Dinh Dưỡng
-
Những Món Ăn Bổ Dưỡng Cho Người Mệt Mỏi Giúp Tăng Cường Sức Khỏe, Tràn Trề Sinh Lực