Đổi món ăn dặm cho bé yêu với các cách nấu nui cho bé 10 tháng thơm ngon, bổ dưỡng. Nui là một loại thực phẩm quen thuộc được nhiều mẹ bỉm yêu thích lựa chọn cho bé yêu của mình. Nếu bạn đang không biết nấu món gì cho con thì nên lưu ngay các công thức này lại để thực hành luôn nhé.
1. Thành phần dinh dưỡng có trong nui
Trước khi tìm hiểu cách nấu nui cho bé 10 tháng tuổi thì mẹ cũng cần phải biết thành phần dinh dưỡng có trong nui. Đây là một thực phẩm vừa chứa hàm lượng calo cao vừa bao gồm nhiều thành phần dinh dưỡng khác như: 1g chất béo, 42g carb, 2g đường, 7g protein, 148.6mg natri, canxi: 1% DV, sắt: 10% DV.
Hiện nay, nui thuộc mặt hàng thực phẩm đóng hộp được kinh doanh phổ biến tại các cửa hàng, siêu thị. Tuy nhiên nui chứa nhiều chất dinh dưỡng, khi ăn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng với một lượng nui phù hợp theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng.
2. Lợi ích khi nấu nui cho bé ăn
Trước khi tìm hiểu cách nấu nui cho bé 10 tháng tuổi, chắc mẹ cũng tò mò muốn biết những dưỡng chất con yêu nhận được khi ăn nui. Sau đây là một số lợi ích khi nấu nui cho bé ăn dặm:
-
Nui rất giàu dinh dưỡng, vitamin B3 và sắt giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể đang phát triển của trẻ.
-
Nui cũng là món ăn dồi dào carbohydrate cung cấp năng lượng cho con suốt một ngày dài.
-
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, việc cho trẻ ăn nui như một phần của chế độ ăn uống sẽ giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của bé, giảm hàm lượng chất béo bão hoà và tổng chất béo tiêu thụ hàng ngày.
-
Ngoài ra, có một số loại nui còn cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn những loại khác như nui làm từ bột của hạt cây họ đậu như nui đậu xanh, đậu đậu lăng,… sẽ giàu chất dinh dưỡng hơn so với nui được làm từ gạo và bột mì.
-
Nui dễ kết hợp với các nguyên liệu khác, dễ chế biến và dễ ăn.
-
Nui cũng dễ ăn kèm với nhiều thực phẩm khác, tạo ra một bữa ăn chất lượng, bổ dưỡng cho bé.
3. Các loại nui dùng cho bé ăn dặm
Một số loại nui dùng cho bé ăn dặm được nhiều mẹ yêu thích lựa chọn:
-
Nui ống: Loại nui được bán phổ biến nhất hiện nay, có hai hình dáng chính là nui ống dài thân trơn và nui ống dài có lằn ở giữa. Khi sơ chế nui cho trẻ ăn dặm mẹ nên cắt đôi nui ra cho con ăn dễ dàng và an toàn hơn.
-
Nui sò: Có hình dáng giống một chú sò. Nui nhỏ không cần cắt và nhìn khá đáng yêu. Mẹ mua loại này giúp bé dễ dàng tập nhai và nui sò có nhiều màu sắc làm bé thích thú hơn.
-
Nui xoắn: Có dạng hình xoắn lò xo, loại nui này nhanh chín hơn so với nui sò và nui ống. Nuôi xoắn cũng mềm thích hợp cho việc dùng trong các cách nấu nui cho bé 10 tháng tuổi.
-
Nui nơ, ngôi sao: Ít bán phổ biến hơn trên thị trường nhưng loại nui này thích hợp trong các cách nấu nui cho bé 10 tháng ăn dặm vì màu sắc và hình dáng dễ thương cùng với độ mỏng vừa phải và kích thước gọn gàng.
4. Khi nào nên cho bé ăn nui?
Khi bé 6 tháng tuổi là có thể bắt đầu ăn dặm nui. Đây cũng là thời điểm để bé sẵn sàng thưởng thức các món nui hấp dẫn nhưng mẹ phải đảm bảo xay nhuyễn tất cả nguyên liệu.
5. Các cách nấu nui cho bé 10 tháng tuổi
Nấu nui với gì cho bé ăn dặm? Tuỳ vào độ tuổi của bé mà mẹ có thể nấu nui với đa dạng các món thực phẩm như thịt heo, trứng, thịt bò, phô mai, xúc xích,… Sau đây là các cách nấu nui cho bé 10 tháng tuổi để các mẹ tham khảo:
5.1. Nui tôm thịt băm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:=
-
02 muỗng canh nui
-
01 muỗng canh thịt băm
-
02 con tôm
-
Cà chua, nấm, khoai tây
-
Dầu ăn và gia vị cho bé ăn dặm
Cách nấu nui cho bé 10 tháng tuổi – Nui tôm thịt bằm
-
Sơ chế sạch rau củ, cạo vỏ, rửa sạch và cắt hạt lựu.
-
Bóc vỏ tôm, bỏ đầu, bỏ phần đen ở trên lưng tôm, rửa sạch, cắt hạt lựu.
- Cho tất cả nguyên liệu tôm, thịt, rau củ vào xào với dầu ăn cho đến khi chín, thêm một ít nước khoảng 500ml nước sôi, thêm nui vào nấu khoảng 7 – 8 phút thì tắt bếp.
5.2. Nui tôm thịt gà và rau củ
Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Nui: 50g
-
Ức gà: 50g
-
Cà rốt: 20g
-
Đậu Hà Lan: 10g
-
Hành tây: 10g
-
Hạt bắp: 10g
Cách chế biến
-
Luộc nui với nước sôi khoảng 10 phút, vớt ra và để ráo.
- Rửa sạch ức gà và luộc với 500ml nước. Khi thịt gà chín, vớt ra để nguội và xé sợi hoặc xay nhuyễn cho bé tập ăn dặm.
- Sơ chế cà rốt và hành tây, sau đó cắt hạt lựu hoặc xay nhuyễn và xào chín.
-
Cho tất cả các nguyên liệu đã nấu (trừ nui) vào nồi nước luộc gà và đun sôi.
-
Cho nui ăn dặm đã luộc vào nồi, nấu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp và múc ra cho con thưởng thức món ăn.
5.3. Nui xào thịt bò sốt cà chua
Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Nui: 100g
-
Thịt bò xay: 150g
-
01 quả cà chua
-
Hành tây, hành lá, tỏi
-
Dầu ăn, gia vị ăn dặm cho bé
Cách nấu nui cho bé 10 tháng tuổi – Nui xào thịt bò sốt cà chua
-
Luộc nui với nước thật sôi theo hướng dẫn trên bao bì, rồi vớt ra để ráo nước.
- Rửa sạch cà chua, hành tây, hành lá. Cắt nhỏ hành lá, hành tây và cà chua thái hạt lựu. Tỏi lột vỏ và băm nhuyễn.
-
Cho 1 muỗng dầu ăn vào chảo nóng với lửa vừa rồi phi thơm tỏi băm. Tiếp theo, cho cà chua và hành tây vào chảo xào. Sau đó thêm một ít nước. Nêm nếm gia vị vừa ăn đến khi các nguyên liệu hoà trộn vào nhau thì tắt bếp.
- Sau đó cho nước sốt cà chua vào máy xay nhuyễn rồi đổ ra nấu lại lần nữa để tạo độ sánh mịn cho nước sốt. Thêm thịt bò xay vào chảo với nước sốt xào sơ qua.
-
Cho nui vào chảo thịt bò sốt cà, trộn đều đến khi nui thấm sốt và thịt bò chín thì tắt bếp
-
Cho hành lá vào rồi tắt bếp. Múc nui ra cho bé thưởng thức.
5.4. Cách nấu nui cho bé 10 tháng – Nui nấu với phô mai
Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Nui: 50g
-
Phô mai: 80g
-
Bơ lạt
-
Bột mì đa dụng
-
100ml sữa tươi
-
Gia vị cho bé ăn dặm
Cách chế biến
-
Luộc nui với nước thật sôi theo hướng dẫn trên bao bì, rồi vớt ra để ráo.
-
Cho bơ vào chảo, đun chảy bơ với lửa nhỏ.
- Khi bơ đã chảy hoàn toàn thì vặn nhỏ lửa rồi thêm bột mì và sữa tươi vào, vừa nấu vừa khuấy nhẹ nhàng đều tay cho tan hết.
-
Khi thu được nước sốt trắng đặc và các nguyên liệu đã hoà trộn vào nhau thì cho phô mai vào. Khuấy đều tay cho phô mai tan chảy hoàn toàn.
-
Cho nui vào chảo nước sốt phô mai, khuấy đều tay cho sốt thấm đều vào nui thì tắt bếp.
5.5. Nui nấu với xúc xích
Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Nui: 50g
-
Xúc xích
-
Cà chua
-
Gia vị cho bé ăn dặm
Cách nấu nui cho bé 10 tháng tuổi – Nui nấu xúc xích
-
Rửa sạch cà chua, cắt lát. Xúc xích cắt nhỏ.
- Luộc nui với nước sôi, nên cho thêm một ít dầu ăn vào nồi để nui không dính. Luộc nui cho đến khi chín mềm hoặc theo hướng dẫn trên bao bì rồi vớt ra.
- Làm nóng chảo, cho một ít dầu, đợi dầu nóng thì phi thơm hành băm. Sau đó cho cà chua vào xào cho săn lại.
-
Thêm một ít nước vào chảo cà chua. Khi nước sôi, mẹ cho xúc xích và nui vào chảo, nêm gia vị rồi tắt bếp và múc ra đĩa.
5.6. Nui nấu với cua cho bé ăn dặm
Cua là một thực phẩm dễ gây dị ứng nhất là với những ai dị ứng hải sản. Do đó, khi tập cho trẻ ăn thì mẹ nhớ cho ăn ừ từ một ít và quan sát phản ứng của trẻ trong lúc ăn. Dưới đây là cách nấu nui cho bé 10 tháng tuổi với cua:
Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Nui: 50g
-
Một ít thịt cua. Mẹ nên chọn cua biển vì thực phẩm này giàu thịt và chất dinh dưỡng, dễ chế biến
-
Cà rốt
-
Gia vị cho bé ăn dặm
Cách chế biến
-
Sơ chế nguyên liệu: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu. Thịt cua ướp với gia vị.
- Luộc nui với nước sôi, luộc theo thời gian trên bao bì của mỗi loại nui và có thể cho thêm một ít dầu ăn để nui không dính.
-
Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành băm với dầu ăn, sau đó cho thịt cua vào xào. Khi thịt cua săn chắc lại thì tắt bếp.
- Nấu một nồi nước đến khi sôi thì cho cà rốt vào nấu khoảng 20 phút. Tiếp theo cho thịt cua và nui vào nấu sôi lên, sau đó nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.
5.7. Cách nấu nui cho bé 10 tháng – Nui xào trứng
Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Thịt bò thái mỏng: 200g
-
Nui ăn dặm cho bé
-
Cà rốt, củ cải, hành lá
-
02 quả trứng gà
-
Đường, dầu ăn
-
Nước cốt chanh
Cách chế biến:
-
Nấu nước sôi rồi luộc nui trong 15 – 20 phút cho chín mềm. Rửa nui với nước lạnh nhiều lần, sau đó để ráo nước. Không nên nấu quá lâu nui vì sẽ bị nát.
- Sơ chế, rửa sạch rồi bào nhỏ cà rốt, củ cải. Ngâm cà rốt, củ cải vào hỗn hợp nước gồm 1 thìa cà phê đường, ½ nước cốt chanh với một ít nước lọc.
-
Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu, đến khi dầu nóng thì mẹ cho nui vào chiên vàng. Khi nui vàng mẹ cho 2 quả trứng vào và đảo đều tay. Sau đó dàn đều nui phủ trứng rồi rắc hành lá lên trên.
- Khi mặt dưới đã vàng thì lật mặt trên xuống. Vặn lửa thật nhỏ để nui vàng mà không bị cháy.
-
Khi hai mặt nui đã chín vàng giòn thì tắt bếp. Cho nui ra đĩa và ăn kèm với cà rốt, củ cải, nước tương.
5.8. Nui xào cá hồi, phô mai
Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Nui xoắn: 200g
-
Cá hồi 100g
-
Bông cải
-
Phô mai con bò cười
Cách chế biến:
-
Luộc chín nui xoắn theo hướng dẫn trên bao bì và luộc sơ bông cải, rồi vớt ra. Cắt và băm nhuyễn bông cải.
- Cho cá hồi vào áp chảo. Sau đó cho hành vào trong chảo và phi thơm.
- Cho nui chín vào chảo, sau đó cho ít nước vào để đun sôi.
-
Khi thấy hỗn hợp đủ độ sền sệt, mẹ bỏ một lát phô mai tách muối vào trong chảo.
-
Cho bông cải đã băm nhuyễn vào và trộn đều. Mẹ có thể thêm nước nếu thấy bị khô quá.
-
Nấu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.
5.9. Nui trứng cá, cà rốt
Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Trứng cá lóc: 100g
-
Nui rau củ
-
Nước dùng dashi: 200ml
-
Cà rốt, hành, ngò, gốc ngò già
Cách chế biến
-
Ngâm nui, sau đó luộc nui trong nước sôi cho đến khi mềm.
-
Sơ chế cà rốt, rửa sạch, bào sợi. Ngò rửa sạch và cắt nhỏ.
- Nấu 200ml nước dùng dashi, cho gốc ngò già vào nấu cho đến khi sôi. Khi nước sôi mới bỏ trứng cá vào luộc để bớt tanh, luộc khoảng 5 – 10 phút.
-
Bóc trứng, dằm nát trứng.
-
Cho dầu ăn vào nồi, phi hành rồi xào trứng. Sau đó cho ra đĩa.
-
Nấu nước dùng dashi với cà rốt cho chín. Sau đó cho trứng cá vào nồi, rồi cho nui vào nấu nhanh vì nui đã chín sẵn rồi nêm nếm. Khi nước sôi trở lại thì cho hành lá vào và tắt bếp.
6. Một số lưu ý khi nấu nui cho bé ăn dặm
-
Nấu nước thật sôi mới cho nui vào luộc.
-
Thời gian luộc nui nên lâu hơn bảng hướng dẫn trên bao bì khoảng 2 – 3 phút.
-
Sau khi luộc nui chín mềm, mẹ nên vớt nui ra dội dưới vòi nước chảy hoặc ngâm vào nước lạnh trong vài phút, rồi vớt ra để ráo nước.
Nui là thực phẩm giàu dưỡng chất, mẹ nên ưu tiên lựa chọn loại thực phẩm này trong thực đơn ăn dặm của con. Biết được cách nấu nui cho bé 10 tháng tuổi thơm ngon, mẹ có thể chế biến ngay để con ăn ngoan, chóng lớn, phát triển toàn diện.