Khoai mì còn có tên gọi khác là củ sắn là thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy một củ khoai mì bao nhiêu calo, ăn khoai mì có tác dụng gì đến sức khỏe?
1. Củ khoai mì bao nhiêu calo?
Khoai mì bao nhiêu calo phụ thuộc lớn vào từng cách chế biến. Chúng tôi sẽ cung cấp hàm lượng calo theo từng cách chế biến cụ thể như sau:
- Khoai mì luộc: Cung cấp khoảng 112 calo
- Khoai mì hấp: Trung bình khoảng 112 calo
- Khoai mì nướng: Cung cấp từ 145-152 calo
- Bánh khoai mì nướng: Do kết hợp nướng và bột nên sẽ lên đến 392 calo
- Chè khoai mì: Cung cấp 398 calo
- Khoai mì hấp nước dừa: 100g khoai mì hấp nước dừa tương đương 150 calo.
- Bánh khoai sợi: 100g bánh mì sợi sẽ cung cấp khoảng 250 calo.
Khoai mì là loại củ giàu carbohydrate cung cấp lượng lớn năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, khoai mì cũng chứa nhiều tinh bột, vì vậy bạn nên bổ sung với 1 lượng hợp lý để tốt cho sức khỏe bản thân.
2. Những tác dụng không ngờ của khoai mì
Bên cạnh vấn đề khoai mì bao nhiêu calo, tác dụng của khoai mì cũng được nhiều người quan tâm. Một số nghiên cứu đã chứng minh, ăn ngoài mì có thể giúp:
2.1. Hỗ trợ điều trị tiêu chảy
Nhờ các hoạt chất chống oxy hóa có trong khoai mì giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy và đau bụng. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ đào thải độc tố, ổn định hệ đường ruột giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn.
2.2. Khoai mì giúp giảm đau đầu
Khoai mì có chứa các thành phần vitamin B2, hoạt chất riboflavin rất tốt trong việc cải thiện các cơn đau đầu, và đau nửa đầu. Đặc biệt lượng Vitamin A có trong loại củ này còn giúp mắt sáng và ngăn ngừa nếp nhăn.
2.3. Cung cấp năng lượng
Khoai mì chứa hơn 95% carbohydrate cung cấp nguồn năng lượng dồi dào từ đó giúp não bộ hoạt động hiệu quả tốt hơn. Tránh được các bệnh như loãng xương, cao huyết áp, đau đầu…. Đặc biệt, lượng protein có trong khoai mì sẽ giúp cơ bắp săn chắc hơn.
2.4. Tốt cho da, tóc
Củ khoai mì bao nhiêu calo nó có tác dụng gì cho da và tóc, khoai mì chứa rất nhiều chất chống oxy hóa cũng như các dưỡng chất cần thiết như vitamin A, C và vitamin B6 những chất này giúp giữ ẩm cho da, ngăn ngừa mụn trứng cá giúp tóc chắc khỏe hơn.
2.5. Trị sốt và kiểm soát huyết áp
Kali có trong khoai mì kết hợp với một số khoáng chất khác giúp điều hòa huyết áp và duy trì sự cân bằng natri – kali. Vitamin trong khoai mì giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm cảm giác khó chịu giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.
2.6. Hạn chế các bệnh về tim mạch
Chất xơ trong khoai mì giúp giảm cholesterol xấu trong máu, tăng cholesterol tốt từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
3. Ăn khoai mì có béo không?
Hiểu rõ củ khoai mì bao nhiêu calo, bạn có thể đoán biết được ăn khoai mì có béo không. Loại củ này có hàm lượng calo thấp 100g khoai mì chỉ chứa 160 calo rất nhỏ so với lượng calo cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó khoai mì cũng chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất khác giúp bạn cảm thấy no lâu giảm cảm giác thèm ăn.
Tuy nhiên nếu bạn ăn khoai mì hàng ngày kết hợp với các nguồn thức ăn khác vượt quá nhu cầu năng lượng có thể dẫn đến tình trạng tăng cân. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ nên ăn khoai mì khoảng 100-200g/ngày.
Xem thêm:
Giảm Cân Bằng Khoai Lang Rất Tốt Nhưng Đừng Dại Thực Hiện Nếu Chưa Biết Những Điều Này
Luộc Khoai Tây Bao Lâu Thì Chín? Cảnh Báo Tác Hại Khôn Lường Khi Ăn Khoai Tây Sống
4. Lưu ý khi ăn khoai mì
Khoai mì là loại củ mang đến rất nhiều công dụng tuy nhiên nó cũng chứa một vài độc tố không tốt cho sức khỏe vì thế bạn cần chế biến đúng cách để hạn chế các độc tố gây hại đến cơ thể bằng các phương pháp sau:
- Gọt vỏ trước khi nấu để giảm lượng chất độc cyanua.
- Ngâm khoai mì trong nước ít nhất 48 tiếng trước khi nấu để loại bỏ các độc tố.
- Ăn khoai mì với các thực phẩm giàu protein sẽ để loại bỏ bớt các chất xyanua độc hại.
- Các chất độc hại của khoai mì thường được tìm thấy khi khoai đang sống. Chính vì vậy phải nấu khoai mì chín thật kỹ để đảm bảo an toàn đến cho sức khỏe.
5. Trường hợp không nên ăn khoai mì?
Khoai mì tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng nên ăn thực phẩm này. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, những đối tượng dưới đây nên hạn chế ăn khoai mì:
- Người bị tiểu đường: Khoai mì rất giàu carbohydrate, nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, người bị tiểu đường nên hạn chế ăn khoai mì.
- Người mắc bệnh thận: Loại khoai này chứa nhiều kali, vì thế nó có thể gây hại cho thận nếu bạn đang bị thận nên hạn chế ăn khoai mì.
- Người bệnh gout: Purine có trong khoai mì có thể làm tăng axit uric trong máu.
- Người bị dị ứng với khoai mì: Một số người có thể bị dị ứng với khoai mì, khi bị dị ứng sẽ gây ra các triệu chứng như phát ban, ngứa, khó thở,…
Lưu ý không nên lạm dụng ăn khoai mì quá nhiều khi bạn đã biết củ khoai mì bao nhiêu calo. Việc ăn quá nhiều khoai mì có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc cấp tính. Chỉ nên ăn 1 lượng khoai vừa phải để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn
Calo là gì