Các loại dưa luôn nằm trong danh sách loại trái cây được yêu thích và là lựa chọn hàng đầu trong những ngày hè nắng nóng. Hương vị giòn ngọt, thanh mát ăn vào cảm thấy vô cùng sảng khoái và có công dụng giải nhiệt hiệu quả.
1. Các loại dưa phổ biến trên thị trường hiện nay
Dưa là loại trái cây quá quen thuộc với các gia đình Việt. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại dưa thơm ngon, tươi mát khác nhau để người dùng có thể thoải mái lựa chọn và thưởng thức. Trong đó, không thể thiếu những loại dưa dưới đây:
1.1. Dưa hấu
Dưa hấu là một trong các loại dưa khoái khẩu của nhiều người bởi độ ngon, ngọt và thanh mát. Mọi người có thể ăn dưa hấu để giải khát, làm mát cơ thể. Đối với những người mắc các bệnh mụn nhọt, viêm nhiễm và thường xuyên bị tăng huyết áp, ăn loại quả này giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Ngoài ra, ăn dưa hấu còn có tác dụng chống lại các bệnh về tim mạch, ung thư, làm khỏe thận, chống nôn và giải độc rượu. Đặc biệt, hạt dưa hấu khi được nướng lên sẽ trở thành một món ăn hấp dẫn để nhâm nhi cùng bạn bè và không còn quá xa lạ với các gia đình Việt trong những dịp Lễ, Tết.
1.2. Dưa leo (Dưa chuột)
Dưa leo (dưa chuột) không chỉ là một trong các loại dưa được bán phổ biến trên thị trường mà còn có thể kết hợp với nhiều loại thức ăn khác để tạo nên những món ăn hấp dẫn, ngon miệng và có tác dụng làm đẹp da hiệu quả. Chị em phụ nữ thường dùng dưa leo để đắp mặt nạ, làm sáng da, mịn da giúp mang lại một làn da mềm mịn, tươi trẻ. Nếu ai đang trong chế độ ăn kiêng, giảm cân thì dưa leo cũng chính là khẩu phần ăn có tác dụng giảm cân tuyệt vời.
1.3. Dưa lê
Đây là một trong các loại dưa phổ biến được trồng ở các nước có khí hậu nhiệt đới. Dưa lê có hương thơm nhẹ, cuốn hút và thường được dùng làm món ăn tráng miệng hấp dẫn. Có 2 loại dưa lê được nhiều người yêu thích hiện nay là: Dưa lê da trơn và dưa lê có lớp da sần.
Trong dưa lê có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: Vitamin A, B, C, và nhiều loại khoáng chất như: Natri, Kali, Magie,… Đặc biệt, dưa lê không chứa hàm lượng cholesterol. Ăn dưa dê còn giúp điều hoà huyết áp ổn định, ngăn chặn các triệu chứng đột quỵ, sỏi thận. Ngoài ra, chất xơ trong dưa lê còn giúp bạn giảm đi triệu chứng táo bón, lão hoá xương, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
1.4. Dưa gang
Trên thị trường đang bán các loại dưa gang phổ biến là dưa gang thường và dưa gang tây. Đặc điểm của dưa gang thường mà chúng là hay ăn là có vị ngọt dịu, tính hàn, ăn vào có cảm giác bở và hơi xốp. Trong dưa gang có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho tràng vị, giúp giải độc rượu và chống ngộ độc rất hiệu quả. Bạn cũng có thể dùng dưa gang để đắp mặt nạ, dưỡng da, chữa nám, tàn nhang hiệu quả.
Ngoài ra, ăn dưa gang cũng có tác dụng giảm cân. Bạn nên sử dụng dưa gang luộc mềm, dằm nát kết hợp với đường phèn. Ăn liên tục món này trong vòng 1 tuần kết hợp với chế độ luyện tập hợp lý thì bạn sẽ có được một thân hình thon gọn đáng mơ ước.
1.5. Dưa lưới
Dưa lưới có hình oval, khi chín lớp vỏ sẽ chuyển sang màu vàng. Cách phân biệt dưa lưới với các loại dưa khác là có những đường gân trắng đan xen bên ngoài lớp vỏ. Đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc nên ở nhiều nơi người dân trồng dưa lưới rất nhiều để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của gia đình.
Khi ăn dưa lưới sẽ có cảm giác rất giòn, vị ngọt thanh trên đầu lưỡi, hương thơm nhẹ nhàng và có hàm lượng đường cao. Uống một ly nước ép dưa lưới vào buổi sáng sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều năng lượng để hoạt động trong một ngày dài.
Các loại dưa lưới phổ biến hiện nay:
-
Dưa lưới ruột xanh
-
Dưa lưới vàng ruột xanh
-
Dưa lưới ruột xanh Nhật Bản
-
Dưa lưới ruột vàng
-
Dưa lưới Gallia
-
Dưa lưới Anans
-
Dưa lưới Apollo,…
1.6. Dưa bở
Dưa bở có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể và lợi tiểu rất tốt. Đây là một loại hoa quả rất được yêu thích, nhất là trong những ngày hè oi ả. Ngoài ra, ăn dưa bở còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá, chữa các chứng bệnh táo bón hiệu quả.
Cuống dưa bở có tính hàn, vị đắng, có chất melatonin rất độc nhưng lại có tác dụng loại bỏ các tổn tích trong dạ dày ra khỏi cơ thể một cách nhanh nhất trong những trường hợp cần thiết.
1.7. Bí đao
Quả bí đao có hình bầu dục dài, khi chín ăn rất thơm, bên ngoài vỏ thường có màu vàng sọc trắng và đốm xanh, thịt có vị ngọt nhẹ, màu trắng đục. Loại trái cây này còn có tính hàn, giúp thanh nhiệt cơ thể, có hàm lượng chất xơ cao và nhiều nước giúp cho cơ thể nhanh chóng lấy lại được năng lượng đã nạp vào cơ thể.
1.8. Dưa bở
Dưa bở là một loại quả nhiều chất dinh dưỡng có công dụng giải khát rất tốt trong những ngày hè nóng nực. Thịt quả dưa bở có vị ngọt, tính hàn, có công năng thanh nhiệt, lợi tiểu. Cuống dưa bở thuộc tính hàn, vị đắng, có độc. Trong y học cổ truyền, đã biết dùng cuống của quả dưa bở để chữa các bệnh liên quan đến dạ dày. Y học hiện đại cũng khẳng định rằng, trong cuống quả dưa bở có chứa melotoxin, một loại thuốc đặc hiệu quan trọng dùng để chữa bệnh.
1.9. Dưa vàng
Trong số các loại dưa thì dưa vàng là loại quả cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin, sắt, canxi, magie, kali, natri,… Vì thế, nó có tác dụng bồi bổ và tăng sức đề kháng đặc biệt đối với những người thiếu máu, sức yếu do ốm dậy. Tuy nhiên, trong dưa vàng có độ ngọt tương đối cao nên những người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá một miếng trong mỗi lần ăn.
Khi chọn mua dưa vàng, bạn nên xem xét thật kỹ phần cuống. Những quả dưa già, chín ngon thì cuống thường rụng một cách tự nhiên, gọn gàng tạo thành một chỗ lõm nông, hình tròn và trơn, rìa đường tròn có hình răng cưa.
Quả dưa vàng ngon có phần vỏ dày, khô ráo nổi gồ lên chứ không bằng phẳng trơn mướt, có vỏ màu vàng chứ không xanh. Dùng tay ấn nhẹ lên vỏ dưa, nếu thấy có đàn hồi nhưng không quá mềm là tốt. Còn nếu vỏ cứng thì dưa chưa chín.
Cách nhận biết một quả dưa vàng đã chín là mùi thơm. Nếu mùi thơm quá đậm, ấn tay vào thấy mềm nhũn là quả đó đã chín quá, không ngon. Những quả dưa có vết thâm hay những đốm màu khác lạ là những quả dưa bị hỏng, không thể ăn được.
2. Ăn quá nhiều dưa có tốt không?
Đa số những loại dưa kể trên đều có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, với một số loại dưa bạn không nên ăn quá nhiều sẽ tạo ra sự phản tác dụng, và gây hại cho cơ thể, cụ thể:
-
Dưa hấu: Trong dưa hấu chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa nhưng khi chất này được tiêu thụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá. Cụ thể, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như: Buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi,… Một số trường hợp nặng hơn còn xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.
-
Dưa leo (dưa chuột): Có tính mát, dễ ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều dưa leo có thể xảy ra những hiện tượng dị ứng như: Nổi mẩn đỏ, ngứa, sưng trong miệng và có cảm giác buồn nôn.
-
Một số loại hoa quả không nên kết hợp với dưa chuột như: Không ăn cà chua với dưa chuột, không ăn dưa chuột cùng với ớt chuông và cần tây, lạc, nấm,…
3. Cách chọn và bảo quản dưa
Trên thị trường bán rất nhiều loại dưa khác nhau nhưng hãy cùng tham khảo cách chung để chọn được loại ngon nhất:
-
Nên chọn những quả có trọng lượng vừa phải, không quá nhẹ cũng không quá nặng
-
Chọn những quả có mùi thơm đặc trưng theo từng loại dưa, không nên chọn những quả có mùi khác lạ vì chúng có thể đã bị hỏng
-
Khi chọn mua các loại quả như dưa lưới, dưa hấu, hãy thử lắc nhẹ quả dưa rồi đưa vào sát ngay tại để nghe, nếu có âm thanh phát ra tức là dưa đã chín và có thể ăn được ngay lập tức.
Để giữ cho dưa được tươi ngon, bạn có thể tham khảo một số cách bảo quản sau đây:
-
Bảo quản dưa lưới chín trong nhiều ngày nếu để ở nơi khô ráo. Tránh để dưa lưới mới mua về bỏ vào tủ lạnh, vì có thể để lại mùi hương gây ảnh hưởng đến các thực phẩm khác.
-
Dùng màng nhựa bọc dưa lưới lại rồi cho vào hộc tủ đựng hoa quả trong tủ lạnh. Bạn nên bảo quản dưa lưới ở nhiệt độ từ 0 – 15 độ C sẽ giúp dưa giữ được độ tươi ngon như mong muốn.
Có thể thấy rằng, các loại dưa đều có những hương vị và lợi ích riêng biệt rất đáng để thưởng thức. Hãy lựa chọn cho gia đình của mình những loại dưa ngon, nhiều chất dinh dưỡng để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.