Dù tỏi có mùi nồng và không phải ai cũng thích nhưng loại thực phẩm này có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của con người, trong đó nổi bật nhất là phòng chống ung thư.
1. Tác dụng của tỏi đối với cơ thể
Theo Wikipedia, tỏi là loại thực vật họ hành, dạng tròn gồm nhiều tép và có mùi hăng, phân bổ ở nhiều khu vực trên thế giới.
Tại Việt Nam, tỏi vừa là gia vị quen thuộc trong mỗi căn bếp vừa được sử dụng như một vị thuốc dân gian vì có nhiều tác dụng tối đối với cơ thể. Theo lương y Vũ Quốc Trung chia sẻ trên báo Tuổi trẻ, tỏi là thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng, chứa khoảng 62,8g nước, 0,1g lipid, 29g hydrat carbon, nhiều nguyên tố vi lượng hữu ích như canxi, phốt pho, sắt và một số loại vitamin.
Dưới đây là các tác dụng chính của tỏi.
Chữa cảm cúm
Nhiều người thường ăn tỏi sống, đặc biệt là vào mùa lạnh để chống lại những cơn cảm cúm bởi loại củ này có tính ấm nên có thể khử hàn cho cơ thể, giảm trừ các tác nhân gây ho.
Đây không chỉ là bài thuốc dân gian mà còn được chứng minh trên thực tế bởi trong tỏi có chứa Allicin, một trong những chất hữu ích khi điều chế thuốc trị cảm cúm. Bên cạnh đó hợp chất sulfur trong tỏi cũng có tác dụng tiêu viêm và kháng khuẩn rất hữu ích. Những người đang bị cảm cúm có thể sử dụng tỏi để giúp phục hồi nhanh hơn.
Hạ huyết áp
Allicin trong tỏi còn có tác dụng hỗ trợ giảm huyết áp nên ăn tỏi thường xuyên cũng có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp.
Hỗ trợ giảm độc tố trong máu
Allicin trong tỏi có rất nhiều tác dụng, một trong số đó còn là khả năng loại bỏ các thành phần độc hại của cơ thể, tiêu biểu phải kể đến nicotine. Bởi vậy nhiều người xem tỏi là vị thuốc tự nhiên hữu ích trong việc thanh lọc cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Trong tỏi còn chứa nhiều chất oxy hóa giúp hỗ trợ cơ thể sản sinh ra các chất chống lại gốc tự do. Với người già, ăn tỏi sống còn là nguồn bổ sung nhiều loại enzym chống oxy hóa, giảm stress, bảo vệ tế bào não khỏi quá trình lão hóa, từ đó góp phần giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh về tuổi già, trong đó có Alzheimer.
Phòng ngừa ung thư
Tác dụng quan trọng nhất của tỏi là ngăn ngừa và làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là tỏi đen. Bởi vậy mà nhiều người thường xuyên ăn tỏi để giảm thiểu nguy cơ bị ung thư.
Hỗ trợ thai kỳ an toàn
Đây là công dụng mà rất ít người có thể nghĩ đến, thế nhưng tỏi thực sự có nhiều tác dụng trong việc giảm thiểu rủi ro của thai kỳ như tiền sản giật.
2. Cách ăn tỏi sống đúng cách
Khi ăn tỏi sống, cần lưu ý một số nội dung như sau:
-
Bạn có bóc vỏ và ăn tỏi sống trực tiếp hoặc băm nhỏ để trộn, kết hợp với các món ăn khác hàng ngày.
-
Bạn không ăn tỏi sống lúc đang đói bụng vì sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Đặc biệt những người thường xuyên bị tiêu chảy cũng nên hạn chế ăn vì có thể khiến tình trạng nặng hơn, mạch máu bị tắc nghẽn, phù nề.
-
Những người có thị lực yếu thì không nên ăn tỏi vì có thể gây viêm kết mạc.
-
Lúc ăn tỏi cần tránh những thực phẩm như thịt gà, trứng, thịt chó và cá trắm, bởi đây là các loại thực phẩm kị nhau.
-
Những người đang sử dụng thuốc chống đông máu cũng không nên ăn tỏi để tránh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và tránh các tác dụng phụ.
-
Nhiều người thường ăn tỏi sống trực tiếp, thế nhưng lời khuyên là nên băm nhuyễn ra bởi như vậy có thể giải phóng allicin, tốt hơn cho việc hấp thụ.
-
Bạn có thể sử dụng kẹo cao su, uống sữa bò hoặc súc miệng bằng cà phê không đường để loại bỏ mùi hôi do tỏi gây ra.
-
Dù có nhiều lợi ích nhưng mỗi người chỉ nên ăn 1 – 2 tép mỗi ngày là tốt nhất, chứ không nên lạm dụng để tránh phản tác dụng như làm tăng mùi cơ thể hoặc dẫn đến chứng ợ nóng.
Tỏi có nhiều tác dụng đối với cơ thể, nếu biết cách sử dụng đúng liều lượng, đây sẽ là tấm lá chắn tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều loại bệnh.