Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Học cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm thơm ngon để kích thích vị giác của trẻ trong từng bữa ăn cùng với những dưỡng chất tuyệt vời từ món cháo. Các loại hạt giàu chất dinh dưỡng kết hợp cùng nhiều nguyên liệu khác hòa quyện vào nhau tạo nên những món ăn vô vùng hấp dẫn. Cùng tham khảo ngay những công thức nấu cháo cực chuẩn cùng job3s nhé.

1. Nguồn dinh dưỡng có trong các loại hạt cho trẻ ăn dặm

Trước khi tìm hiểu cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm thì các mẹ cũng cần phải biết rõ được nguồn dinh dưỡng có trong các loại hạt này. Đây là nguồn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ, bao gồm:

  • Protein: Chất dinh dưỡng cần thiết để giúp trẻ tăng cường sức khoẻ và phát triển toàn diện.

  • Sắt: Dưỡng chất đóng vai trò cung cấp oxy cho cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.

  • Kẽm: Chất quan trọng cho sự miễn dịch và quá trình chuyển hoá carbohydrate, protein.

  • Canxi: Giúp xương và răng của trẻ phát triển, cũng như hỗ trợ quá trình đông máu, co cơ và chức năng thần kinh.

  • Chất xơ: Tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ.

  • Vitamin và khoáng chất: Có vai trò như chất chống oxy hoá và làm việc quan trọng trong quá trình sản xuất năng lượng.

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Các loại hạt chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào tốt cho sự phát triển của trẻ

2. Bé mấy tháng ăn được các loại hạt?

Tuỳ vào từng độ tuổi của bé mà mẹ lựa chọn cách chế biến cũng như các loại hạt cho bé ăn dặm phù hợp. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn các loại hạt khi bé được 6 tháng tuổi trở lên. Nếu cho bé ăn quá sớm có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.

3. Tổng hợp các loại hạt nên cho bé ăn dặm

Dưới đây là danh sách các loại hạt dinh dưỡng phù hợp cho bé và thông tin về hàm lượng dinh dưỡng cũng như lợi ích mà chúng mang lại:

3.1. Hạt macca

Hạt macca chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể của các bé như: Omega, protein, sắt,… Vì vậy, lựa chọn hạt macca vào khẩu phần ăn của bé không những giúp bé phát triển tốt mà còn mang lại một thực đơn vô cùng đa dạng. Hạt macca mang đến nhiều lợi ích cho bé như:

  • Giàu vitamin: Với hàm lượng phong phú của vitamin B1 và các axit béo thiết yếu, hạt macca giúp hệ thống thần kinh mạnh mẽ hơn, kích thích sự thèm ăn và hỗ trợ hệ tiêu hoá cho trẻ nhỏ thêm khỏe mạnh.

  • Tăng cường năng lượng: Hạt macca có khả năng tăng cường năng lượng cho trẻ tuổi đang phát triển về thể chất lẫn tinh thần.

  • Cải thiện sức khoẻ tổng thể: Bởi hạt macca cung cấp các khoáng chất như sắt và giúp phục hồi các tế bào hồng cầu.

  • Nguồn khoáng chất phong phú: Macca chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như canxi giúp xương và răng chắc khoẻ, magie giúp tổng hợp protein và hỗ trợ hoạt động thần kinh khỏe mạnh, kali hỗ trợ quá trình thẩm thấu lành mạnh,…

  • Cân bằng nội tiết tố: Tác dụng của hạt macca với trẻ em là cung cấp một lượng lớn axit amin tốt cho sự cân bằng nội tiết tố.

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Hạt macca

3.2. Hạt lúa mì

Đây là một trong những loại hạt ăn dặm phổ biến cho bé, chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: Selen, thiamin, riboflavin, mangan, axit phytic và photpho. Một số lợi ích của hạt lúa mì đối với bé như:

  • Cung cấp nguồn năng lượng: Với nguồn carbohydrate tự nhiên dồi dào, hạt lúa mì giúp cung cấp năng lượng cho bé tham gia các hoạt động thể chất.

  • Bổ sung các chất dinh dưỡng: Hạt lúa mì giàu dưỡng chất và rất phù hợp cho hệ tiêu hoá của bé khi còn non yếu.

  • Phòng ngừa bệnh tật: Lúa mì giúp ngăn ngừa một số vấn đề hay gặp như: Đau bụng, đầy hơi và buồn nôn.

  • Hỗ trợ hệ tiêu hoá: Chất xơ có trong hạt lúa mì giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hoá.

3.3. Hạt hạnh nhân

Hạt hạnh nhân có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với các loại hạt khác và ít đường. Đây là một nguồn thực phẩm rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển về thể chất và não bộ của trẻ:

  • Hàm lượng vitamin B2 và L-carnitine có trong hạt hạnh nhân giúp phát triển trí não của trẻ, cải thiện trí thông minh và ngăn ngừa hội chứng suy giảm trí nhớ.

  • Chất xơ dồi dào hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hoá hiệu quả, điều chỉnh nhu động ruột và ngăn ngừa tình trạng táo bón.

  • Canxi và photpho trong hạt hạnh nhân giúp phát triển hệ xương khớp của trẻ, tăng trưởng chiều cao và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến loãng xương.

  • Hạt hạnh nhân cũng có công dụng tăng cường hệ miễn dịch của trẻ nhờ chứa nhiều chất chống oxy hoá.

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Hạt hạnh nhân

3.4. Hạt diêm mạch

Hạt diêm mạch hay còn có tên gọi khác là hạt Quinoa, thưởng được sử dụng trong thực đơn ăn dặm của trẻ từ 7 – 8 tháng tuổi trở lên. Loại hạt này chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như: Protein, sắt, canxi, kẽm, magie, axit béo, omega-3, omega-6, vitamin B và D.

Các lợi ích quan trọng mà hạt diêm mạch mang lại cho bé khi được bổ sung vào thực đơn ăn dặm như:

  • Hỗ trợ cho hệ tiêu hoá: Với hàm lượng chất xơ cao có lợi cho sự phát triển và chức năng của hệ tiêu hoá.

  • Phát triển hệ thần kinh và tuần hoàn: Nhóm vitamin B có trong hạt diêm mạch đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh và tuần hoàn của bé.

  • Xương chắc khỏe: Canxi và vitamin D trong hạt diêm mạch giúp xương của bé phát triển chắc khoẻ.

  • Tăng cường trí não: Sắt và magie là những khoáng chất quan trọng cho sự phát triển trí não, giúp bé tăng khả năng tập trung.

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Hạt diêm mạch

3.5. Hạt óc chó

Hạt óc chó cung cấp dồi dào axit béo Omega-3, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ:

  • Axit béo giúp duy trì huyết áp ổn định và giảm mức cholesterol, hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm và bảo vệ sức khỏe tim mạch của trẻ.

  • Axit béo không bão hoà có trong quả óc chó cải thiện sức khỏe đường ruột và tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ.

  • Quả óc chó cũng chứa chất chống oxy hoá, giúp ngăn ngừa hình thành máu đông và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

  • Omega-3 từ quả óc chó cũng giúp tăng cường trí nhớ và hỗ trợ sự phát triển trí tuệ của trẻ.

  • Vitamin và khoáng chất trong quả óc chó giúp tăng cường sức khỏe xương của trẻ.

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Hạt óc chó

3.6. Hạt yến mạch

Ngũ cốc yến mạch cũng là một loại hạt giàu chất dinh dưỡng cho bé ăn dặm, bao gồm: Chất béo, chất xơ, photpho, folate, vitamin B5,… Yến mạch mang lại nhiều rất nhiều lợi ích cho bé ăn dặm như sau:

  • Cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết hỗ trợ sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

  • Yến mạch không chứa gluten, giúp tránh gây ra các phản ứng dị ứng ở trẻ.

  • Tăng cường sự sản sinh tế bào trong hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ bé khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

  • Có khả năng giảm viêm, bao gồm cả nhiễm trùng và vết thương.

  • Hạn chế kháng insulin và các ảnh hưởng của bệnh tiểu đường.

  • Việc bổ sung yến mạch vào chế độ ăn dặm của trẻ cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Hạt yến mạch

3.7. Hạt đậu lăng

Hàm lượng dinh dưỡng chứa trong hạt đậu lăng bao gồm nước, protein, chất xơ, chất béo, gluse, sắt, canxi, magie, kẽm, photpho, kali, natri, vitamin C, thiamin, vitamin B6. Lợi ích mà loạt hạt này mang cho bé có thể kể đến như hỗ trợ hệ tiêu hoá, cung cấp năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé.

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Hạt đậu lăng

3.8. Hạt đậu Hà Lan

Hàm lượng dinh dưỡng có trong đậu Hà Lan: Đậu Hà Lan chứa carbohydrate, protein, chất béo, chất xơ, vitamin A, C, K, thiamin, folate,… giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ phát triển da và xương.

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Hạt đậu Hà Lan

4. Cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm

Các loại hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể của các bé. Do đó, lựa chọn các loại hạt này vào khẩu phần ăn của bé sẽ giúp bé phát triển toàn diện hơn. Sau đây là những cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm dễ chế biến mà mẹ có thể tự tay chế biến ngay tại nhà:

4.1. Cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm – Cháo hạt macca

Đây là một trong những món ăn dặm chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Hạt macca: 50g

  • Bột yến mạch: 100g

  • Hạt hạnh nhân nghiền nhỏ

  • Thịt heo hoặc thịt bò xay nhuyễn

  • Tôm xay nhuyễn

  • Rau củ xay nhuyễn

  • Dầu oliu: 01 muỗng

Cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm:

  • Cho bột yến mạch vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ và đun sôi.

  • Khi bột yến mạch mềm, mẹ cho hat macca và quả hạnh nhân đã nghiền nhỏ vào nấu cùng. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

  • Cho thêm rau củ, tôm, thịt heo hoặc thịt bò xay nhuyễn vào nấu tùy theo sở thích của bé.

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Cháo hạt macca cho bé ăn dặm

4.2. Cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm – Cháo lúa mì

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 02 muỗng canh gạo lúa mì

  • ½ muỗng cà phê hạnh nhân rang

Cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm:

  • Cho gạo lúa mì vào nồi cùng 700ml nước và nấu đến khi chín nhừ.

  • Sau khi gạo chín, để nguội và cho vào cối xay với hạnh nhân.

  • Nếu muốn cháo có vị ngọt để bé dễ ăn, mẹ có thể cho thêm một ít chuối vào xay cùng.

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Cháo lúa mì cho bé ăn dặm

4.3. Cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm – Cháo hạt hạnh nhân

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:

  • 01 chén bột mì hoặc bột gạo

  • 01 bát nước sạch

  • 10 hạt hạnh nhân

  • Dụng cụ rây bột

  • Gia vị ăn dặm cho bé

Cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm:

  • Cho bột gạo và hạt hạnh nhân vào xay nhuyễn. Xay đến khi cảm thấy cả hai nguyên liệu đã hòa quyện vào nhau. Đây là cách làm dành cho những bé mới tập ăn dặm. Đối với những bé ăn dặm đã lâu thì mẹ có thể xay vừa không cần quá nhuyễn.

  • Cho thêm 1 ít nước sôi để nguội vào bột rồi trộn đều lên cho hỗn hợp đặc quánh.

  • Bắc nồi có đáy dày lên bếp và đổ hỗn hợp bột vào nồi. Tiếp theo cho thêm nước vào nấu chín với lửa vừa cho đến khi cô đặc.

  • Sử dụng rây lọc để rây cho bột được nhuyễn mịn thì cho bé ăn. Như vậy là mẹ đã hoàn thành món cháo hạnh nhân dinh dưỡng cho bé.

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Cháo hạt hạnh nhân giàu chất dinh dưỡng cho bé

4.4. Cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm – Cháo hạt óc chó

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 01 hạt óc chó tách vỏ

  • 50g thịt lợn nạc, băm nhuyễn

  • 50g gạo tẻ

  • 50g cải bó xôi thái nhỏ

  • 500ml nước lọc

  • Dầu oliu, hành lá băm nhỏ

  • Gia vị ăn dặm cho bé

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Nguyên liệu nấu cháo óc chó cho bé ăn dặm

Cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm:

  • Vo sạch gạo, ngâm với nước

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Vo sạch gạo

  • Dùng đồ bào để bào nhỏ nhân óc chó
  • Cho 1 thìa nước lọc vào thịt bằm, trộn đều để thịt tơi ra, không bị vón.

  • Bắc chảo lên bếp, cho thìa dầu oliu vào đun nóng, đổ thịt vào xào sơ, thêm chút xíu nước mắm đảo đều rồi tắt bếp.

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Xào sơ thịt

  • Bắc nồi lên bếp, cho 500ml nước vào, cho gạo vào nồi nấu cháo.

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Nấu cháo

  • Cháo nhừ thì cho thịt băm vào, ninh thêm chút nữa thì cho cải bó xôi vào nồi.

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Cho thịt băm và cải bó xôi vào cháo

  • Cho nhân óc chó vào, thêm một chút nước mắm và 1 thìa dầu oliu.
  • Đảo đều, ninh 1 phút nữa là bạn đã hoàn thành món cháo óc chó thơm ngon cho bé.

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Món cháo hạt óc chó cho bé ăn dặm

4.5. Cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm – Cháo hạt diêm mạch

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 100g hạt diêm mạch

  • 250g thịt heo nạc

  • 5g rau mùi

  • 300g khoai tây

  • Hành lá, tỏi

  • Mỡ heo

  • 125ml sữa tươi

  • 2 lít nước lọc

  • Gia vị ăn dặm cho bé

Cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm:

  • Băm nhuyễn hành tỏi, rửa sạch rau mùi rồi thái mịn. Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch thái hạt lựu và ngâm vào nước muối.

  • Tiến hành đun hạt diêm mạch trong nồi nước muối khoảng 30 phút để khi nấu cháo được mềm hơn.

  • Rửa sạch thịt heo, để ráo nước sau đó thái miếng thật mỏng. Mẹ bắc chảo lên bếp, cho chút mỡ heo vào đun sôi rồi cho hành và tỏi băm nhỏ phi thơm. Sau đó, cho thịt heo vào xào đến khi săn lại.

  • Cho thịt heo vào nồi đảo đều cùng hạt diêm mạch và khoai tây. Tiếp tục nấu thêm khoảng 15 phút nữa đến khi khoai tây chín mềm. Mẹ cho thêm sữa tươi và rau mùi vào cháo cho thơm.

  • Múc cháo ra bát, để nguội một chút rồi cho bé thưởng thức.

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Thành phẩm cháo hạt diêm mạch cho bé ăn dặm

4.6. Cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm – Cháo yến mạch phô mai

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 100g yến mạch

  • 01 miếng phô mai

  • Nước sạch tinh khiết

  • Gia vị ăn dặm cho bé

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Nguyên liệu nấu cháo yến mạch phô mai cho bé

Cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm:

  • Làm mềm yến mạch bằng cách ngâm thực phẩm trong nước khoảng 1 tiếng (Lưu ý thay nước 1 – 2 lần).

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Làm mềm yến mạch bằng cách ngâm trong nước

  • Cho 500ml nước tinh khiết và yến mạch vào nồi, đun sôi lên.
  • Mẹ bắt đầu cho phô mai vào nếu thấy yến mạch đã chín mềm và khuấy đều tay.

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Nấu cháo yến mạch phô mai

  • Múc cháo ra bát, để nguội một chút thì cho bé thưởng thức.

Học ngay cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm ngon hết sẩy

Món cháo yến mạch phô mai cho bé ăn dặm

5. Lưu ý khi cho bé ăn dặm với các loại hạt

Dưới đây là những lưu ý quan trọng về cách lựa chọn, chế biến các loại hạt cho bé đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhất:

5.1. Cách lựa chọn và chế biến hạt dinh dưỡng cho bé

  • Trước khi mua hạt dinh dưỡng cho bé, các mẹ hãy chọn những loại hạt có nguồn gốc rõ ràng, không chứa hoá chất và được sản xuất đảm bảo vệ sinh.

  • Kiểm tra ngày sản xuất và hạn sử dụng của hạt để đảm bảo chất lượng và an toàn dinh dưỡng cho bé.

  • Trước khi chế biến cho bé, hãy rửa sạch hạt bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và các vi khuẩn tiềm ẩn.

  • Khi chế biến hạt thành món ăn cho bé, hãy nấu hoặc hấp chín hạt để giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng, tránh chiên và nước để hạt không mất đi giá trị dinh dưỡng.

  • Đối với trẻ nhỏ, hạt nguyên chất có thể gây nguy hiểm khi bé nuốt nhầm. Hãy nghiền nhỏ hoặc nấu chín hạt để bé dễ tiêu hoá và tránh nguy cơ bị hóc.

  • Các loại hạt ăn dặm cần được chế biến từ dạng lỏng đến dạng đặc, từ nhuyễn đến thô, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của trẻ.

5.2. Lưu ý về lứa tuổi và khả năng tiêu hoá của bé

  • Các loại hạt dinh dưỡng thường được giới thiệu vào thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên, khi bé đã bắt đầu ăn dặm và hệ tiêu hoá đã phát triển đủ.

  • Khi cho bé ăn hạt dinh dưỡng, mẹ hãy luôn giám sát bé một cách cẩn thận để đảm bảo bé ăn nhỏ từng miếng và không nuốt chửng. Đồng thời tránh các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.

  • Khi đưa hạt dinh dưỡng vào thực đơn của bé, hãy bắt đầu từ từ với số lượng nhỏ và tăng dần theo thời gian. Điều này sẽ giúp cho bé thích nghi dần và hạn chế tình trạng khó tiêu hoá hoặc dị ứng.

  • Chú ý một số dấu hiệu dị ứng như phát ban, sưng môi hoặc khó tiêu hoá. Nếu bé có bất kỳ phản ứng tiêu cực nào sau khi ăn hạt, hãy ngừng cho bé ăn và đưa đến bệnh viện tìm kiếm tư vấn từ bác sĩ.

Với những cách nấu các loại hạt cho bé ăn dặm này, mẹ có thể thay đổi thực đơn ăn dặm của bé mỗi ngày, đảm bảo bé nhận đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Chúc mẹ vào bếp thành công và bé yêu ăn ngon miệng !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *