Soup là món ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, rất phù hợp với trẻ nhỏ. Theo đó, hướng dẫn cách nấu món soup cho bé không hề phức tạp nếu bạn thực hiện theo những công thức và ghi nhớ những lưu ý trong quá trình chế biến. Hãy thực hành ngay các món soup cho bé yêu đảm bảo ăn là tăng cân.
1. Lợi ích tuyệt vời khi cho trẻ ăn soup
Duy trì thói quen ăn soup 1 bữa/ngàygiúp trẻ bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, đa dạng các dưỡng chất như vitamin A, vitamin C, chất xơ. Cùng với đó, các khoáng chất có trong thực phẩm này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống lại những tác nhân gây hại.
Hơn hết, món soup được chế biến từ nhiều loại rau củ nên rất có lợi cho đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa của trẻ. Những nguyên liệu quen thuộc như tỏi tây, hành tây chứa nhiều prebiotic, chất nuôi dưỡng lợi khuẩn tốt trong ruột.
2. Khi nào trẻ có thể ăn soup?
Soup là món ăn dặm dạng lỏng và sệt, được kết hợp bằng nhiều nguyên liệu bao gồm cả thịt, cá và các loại rau củ. Súp được đánh giá là một trong những món vô cùng dễ ăn nên thường được ba mẹ thêm vào thực đơn của bé. Tuy nhiên do khi nấu soup cần phải sử dụng rất nhiều gia vị nên ba mẹ tuyệt đối không cho bé ăn soup trong giai đoạn đầu đời.
Giai đoạn thích hợp để bé có thể ăn soup là từ 1 – 2 tuổi, khi các chức năng của hệ tiêu hóa đã hoàn thiện và ổn định.
3. Hướng dẫn cách nấu món soup cho bé tại nhà
Soup có ưu điểm dễ ăn, dễ tiêu hóa, vừa giàu dinh dưỡng omega-3, protein, vitamin, chất xơ vì được kết hợp từ nhiều nguyên liệu. Ngoài ra, kết cấu lỏng sánh giúp trẻ nuốt và chuyển hóa dễ dàng, đặc biệt với những trẻ đang ốm, bệnh. Dưới đây là hướng dẫn cách nấu món soup cho bé tại nhà, mẹ có thể tham khảo.
3.1. Soup gà khoai tây
Khoai tây chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin C, vitamin B6 và cholesterol tốt, giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch cho trẻ em. Kết hợp với thịt gà giàu omega-3, vitamin A, E, C và canxi sẽ tạo nên món soup không chỉ ngon mắt mà còn ngon miệng.
Nguyên liệu:
-
1 củ khoai tây
-
30gr ức gà
-
1/4 ngô non
-
Hành tím và hành tây
-
Bơ lạt
Cách làm:
-
Gọt vỏ khoai tây, rửa sạch rồi cắt nhỏ
-
Ngô bóc vỏ, bỏ râu, rửa sạch rồi tách hạt.
-
Sơ chế nguyên liệu khoai tây, ngô, hành tây và hành tím.
-
Hành tây và hành tím lần lượt bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.
-
Phi thơm hành rồi cho hai chén nước vào nồi, đun sôi.
-
Thả ức gà đã chuẩn bị vào nồi nước luộc chín, sau đó đem xé hoặc băm nhuyễn, giữ lại nước để tiếp tục chế biến.
-
Đun chảy bơ lạt, thêm 1 thìa hành tím và hành tây băm, đảo đều cho đến khi ngửi thấy mùi thơm.
-
Cho nước luộc gà vào hỗn hợp trên và đun sôi trong thời gian 10 phút. Cho tiếp khoai tây, ngô và thịt gà vào nồi nước dùng, khuấy đều.
-
Nồi soup sôi thì vặn lửa vừa, để tiếp từ 10 – 20 phút cho các nguyên liệu chín mềm, sau đó tắt bếp, múc ra chén và cho bé ăn.
Xem thêm: Bật mí cách nấu súp gà cho bé ăn dặm, giúp bé mau ăn chóng lớn.
3.2. Soup cua
Soup cua giúp bổ sung canxi, kẽm, omega-3 và đạm nên có thể hỗ trợ sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, món ăn này mẹ chỉ nên cho trẻ ăn khi 1 tuổi, nhằm phòng tránh dị ứng.
Nguyên liệu:
-
80gr thịt cua đã gỡ
-
40gr thịt ức gà
-
30gr tôm bóc lột vỏ
-
3 – 5 quả trứng cút
-
1 quả trứng gà
-
Rau mùi
-
1 bắp ngô
-
½ của cà rốt
-
30gr nấm
-
Bột năng hoặc bột sắn
-
Gia vị
Cách làm:
-
Cà rốt rửa sạch, nạo vỏ sau đó thái hạt lựu vừa ăn.
-
Trứng cút luộc rồi bóc vỏ.
-
Ngô bóc vỏ, bỏ râu rồi tách hạt
-
Rau mùi cắt gốc, bỏ lá héo, rửa sạch rồi cắt nhỏ.
-
Luộc gà và tôm vào từng nồi riêng biệt.
-
Băm nhỏ thịt cua, tôm và gà đã luộc.
-
Nấu ngô và cà rốt cho chín mềm, tiếp đến cho cua, tôm và gà vào đảo đều.
-
Hòa bột với nước lọc rồi đổ vào nồi, khuấy đều đến khi bột chín.
-
Đổ trứng cút và trứng gà đã đánh tơi vào nồi.
-
Nêm nếp theo khẩu vị thường ăn, sau đó đợi nồi soup sôi thêm tầm 2 – 3 phút thì tắt bếp.
Xem thêm: Bỏ túi 12 cách nấu các món súp cho bé 1 tuổi ngon giúp bé hết biếng ăn.
3.3. Soup trứng gà
Trứng gà có hàm lượng dinh dưỡng cân đối, không quá cao nên rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Bên cạnh đó, món soup trứng gà còn có thể tăng miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa.
Nguyên liệu:
-
Nước dùng từ thịt hoặc rau củ quả
-
1 quả trứng gà
-
Tỏi
-
Gia vị cho bé
Cách làm:
-
Đun sôi nước dùng đã chuẩn bị.
-
Tách riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng, đánh tan lòng đỏ.
-
Cho lòng đỏ đã đánh tan vào nồi nước dùng, từ từ cho đến hết.
-
Cho gia vị và tỏi vào nồi.
-
Nêm nếm lại rồi tắt bếp.
3.4. Soup ngô
Soup ngô hay còn được gọi là soup bắp, chứa nhiều dinh dưỡng như protein, vitamin B1, vitamin B5, vitamin C, mangan. Đây cũng là thực phẩm giàu chất xơ, giúp mẹ cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ.
Nguyên liệu:
-
1 bắp ngô
-
30gr cà rốt
-
30gr đậu hà lan
-
Gừng
-
Nước dùng (nước hầm xương hoặc hầm thịt)
-
Gia vị cho trẻ
Cách làm:
-
Ninh nhừ ngô, cà rốt và đậu hà lan rồi đem xay nhuyễn.
-
Cho bơ vào nồi, phi thơm tỏi và gừng đã băm.
-
Đổ hỗn hợp ngô, cà rốt và đậu hà lan vào nồi, đảo đều.
-
Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
-
Tiếp tục đun cho đến khi soup ngô sôi thì tắt bếp.
3.5. Soup bí đỏ
Bí đỏ chứa các chất dinh dưỡng như tinh bột, vitamin A, vitamin C và protein. Nếu mẹ đang muốn tìm món soup tăng cân ổn định, hỗ trợ hệ tiêu hóa của con thì đừng bỏ qua bí đỏ.
Nguyên liệu:
-
100gr bí đỏ
-
500ml nước dùng gà
-
Quế, gừng
Cách làm:
-
Sơ chế bí đỏ, quế và gừng.
-
Thái bí đỏ thành miếng mỏng, rồi thả vào nồi nước dùng gà đun đến sôi, hạ lửa để khoảng 25 phút.
-
Tắt bếp, để nguội bớt rồi đem xay nhuyễn.
-
Đổ ra bát và cho trẻ dùng khi còn ấm.
3.6. Soup rau củ quả
Rau củ quả dù chỉ là thực vật nhưng vẫn có thể cung đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất cho trẻ. Món ăn này phù hợp với những trẻ đang bị tao bón, các chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thu sẽ hỗ trợ hệ tiêu hoạt động khỏe mạnh.
Nguyên liệu:
-
2 bát nhỏ bí ngô thái hạt lựu
-
2 bông súp lơ xanh
-
1/3 chén nước lọc
-
Dầu oliu cho trẻ
Cách làm:
-
Nướng bí ngô ở nhiệt độ 425 độ C, đảm bảo chín mềm.
-
Luộc chín súp lơ xanh, vớt ra để ráo.
-
Để nguội bí ngô và súp lơ xanh, đem xay với nước đã chuẩn bị.
-
Đun sôi hỗn hợp vừa xay nhuyễn.
-
Tắt bếp và múc ra bát thưởng thức.
3.7. Soup gà măng tây
Trong măng tây có protein, chất xơ và vitamin có lợi khác, khi kết hợp với thịt gà sẽ cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng dồi dào. Chế biến món soup gà măng tây giúp trẻ đổi khẩu vị, kích thích sự thèm ăn.
Nguyên liệu:
-
300gr ức gà
-
100gr măng tây
-
cây nấm đông cô tươi
-
1/4 quả bí đỏ
-
1 củ cà rốt
-
1 bắp ngô
-
1 quả trứng gà
Cách làm:
-
Sơ chế măng tân, nấm, bí đỏ, cà rốt, ngô thành các miếng vừa miệng ăn của trẻ.
-
Luộc chín thịt gà, xé sợi hoặc xay nhuyễn.
-
Cho rau củ vào nồi nước luộc gà, đun sôi 3 – 5 phút thì đổ gà vào.
-
Cho măng tây vào nồi, đun đến khi sôi lại.
-
Khuấy đều trứng gà rồi đổ vào nồi súp.
-
Nêm nếm vừa ăn, tắt bếp và múc ra bát cho trẻ thưởng thức.
3.8. Soup cá hồi hạt sen
Hương thơm nhẹ nhàng của hạt sen kết hợp cùng vị béo của cá hồi sẽ làm tăng sức hấp dẫn cho món ăn, đồng thời bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như chất xơ, omega-3, protein, magie.
Nguyên liệu:
-
100gr cá hồi phi lê
-
65gr hạt sen
-
35gr đậu hà lan đã rửa sạch
-
30gr cà rốt thái hạt lựu
-
50gr hành tây băm nhỏ
-
2 thìa canh gừng băm
-
1 chén nhỏ thìa là
-
250ml nước dùng gà
-
Gia vị vừa ăn
Cách làm:
-
Cắt cá hồi thành các miếng vừa ăn, đem ướp với gia vị trong 10 phút.
-
Hầm hạt sen với nước dùng gà trong 10 phút, tiếp đến đổ cà rốt vào nấu thêm 5 phút.
-
Thêm đậu hà lan, cá hồi đã ướp và gia vị vào nồi.
-
Nấu thêm 2 phút rồi cho hành tây vào.
-
Nồi súp sôi thêm 1 phút thì tắt bếp, múc ra bát cho trẻ thưởng thức.
3.9. Soup lươn
Soup lươn phù hợp với những trẻ suy dinh dưỡng, còi xương vì có khả năng bổ máu tốt, chứa nhiều axit amin có lợi như lysine, methionine, phenylalanine, threonine, valine, leucine, isoleucine, tryptophan.
Nguyên liệu:
-
500gr thịt lươn đã sơ chế
-
100gr nấm hương
-
200gr ức gà
-
1 bắp ngô
-
1 củ cà rốt
-
Bột năng hoặc bột bắp
-
Nước dùng gà
-
Rau mùi
-
Gia vị cho trẻ
Cách làm:
-
Sơ chế các nguyên liệu ngô, cà rốt, rau mùi, gừng, nấm hương, ức gà.
-
Luộc lươn với gừng rồi gỡ lấy thịt, băm nhuyễn.
-
Phi thơm hành rồi cho lươn vào xào chung, nêm nếm gia vị.
-
Cho cà rốt và ngô vào nồi nước dùng, nấu chín rồi cho nấm hương, thịt lươn, thịt gà vào nồi đun sôi.
-
Hòa bột năng với nước rồi cho từ từ vào nồi soup.
-
Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
-
Khi soup chín thì tắt bếp, để nguội bớt rồi cho trẻ ăn.
4. Lưu ý về cách nấu món soup cho bé
Cách nấu món soup cho bé tại nhà luôn đơn giản, dễ làm nhưng không vì thế mà mẹ có thể tùy ý chế biến. Dưới đây là một số lưu ý khi nấu soup cho bé:
– Không đun đi đun lại soup nhiều lần, sẽ làm soup mất đi lượng vitamin và khoáng chất vốn có.
– Thịt dùng cho món soup không được rã đông bằng nước nóng, vì có thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Cha mẹ nên rã đông bằng lò vi sóng, để ngăn mát trước 1 ngày hoặc ngâm với nước lạnh.
– Lượng soup nấu vừa đủ cho một bữa ăn, đảm bảo được chất dinh dưỡng cũng như hương vị của món soup.
Bài viết trên chúng tôi đã hướng dẫn cách nấu món soup cho bé yêu, giúp trẻ bổ sung chất dinh dưỡng và hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đa dạng các món ăn mỗi ngày là một trong những cách giúp cho trẻ hay ăn, chóng lớn và tăng sức đề kháng.