Cách nấu trứng kiến đậm đà, mang đậm bản sắc núi rừng sẽ khiến thực khách đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Món ăn ngon, lạ miệng sẽ khiến cho thực đơn ẩm thực của bạn thêm phần phong phú, nhất là vào những ngày tiết trời đẹp, muốn cùng gia đình nhâm nhi chén rượu nồng.
1. Trứng kiến – Đặc sản đến từ Yên Bái
Nhắc đến ẩm thực Yên Bái, ta sẽ nhớ ngay đến ruốc tôm Mường Lò, Rêu suối Mường Lò,… Đặc biệt, vào mỗi dịp tháng ba, ở đây lại có thêm đặc sản trứng kiến. Mùa này, những người đàn ông sẽ cùng nhau mang dao lên rừng để lấy phá tổ kiến, lấy về phần trứng kiến thơm ngon, béo bùi cho chị em chế biến thành các món ăn ngon.
Trứng kiến Yên Bái khá to, có tổ còn to bằng một chiếc mũ cối. Khi đập, kiến bên trong tổ sẽ chạy hết ra ngoài, phần trứng kiến rơi ra sẽ được gom lại và mang về nhà. Những hạt trứng to bằng hạt gạo, căng bóng, màu trắng đục, nhìn thôi là đã thấy ngon.
Đến với Yên Bái, bạn được thưởng thức nhiều món ngon làm từ trứng kiến như trứng ướp muối tinh, hạt sen, trứng gói lá dong nướng than… Cách nấu trứng kiến tuy đơn giản nhưng lại mang đến món ăn ngon, bổ dưỡng, siêu chất lượng.
Xem thêm: Cách Nấu Thịt Kho Trứng Vịt Chuẩn Vị 2 Miền Bắc Nam Ngon Hết Ý
2. Giá trị dinh dưỡng có trong trứng kiến
Trước khi tìm hiểu cách nấu trứng kiến, bạn cần biết giá trị dinh dưỡng có trong loài côn trùng nhỏ bé này. Được biết, trứng kiến có một số công dụng như sau:
- Trứng kiến có chứa 42% – 47% chất đạm với hơn 30 loại acid amin và 31 nguyên tố vi lượng cũng như vitamin A, D, E, B1… Đây là các hoạt chất quan trọng rất tốt cho sự phát triển của cơ thể, nhất là trẻ em, người cao tuổi và người đang trong quá trình hồi phục sức khỏe.
- Trứng kiến có công dụng làm đẹp rất tốt, hỗ trợ làm giảm nguy cơ lão hóa da, mang đến là da căng mịn, tóc dài suôn mượt. Đặc biệt, trứng kiến còn giúp tăng cường sinh lý cho phái mạnh.
Theo các chuyên gia, chúng ta chỉ có thể khai thác và sử dụng trứng kiến từ những tổ ong rừng. Một số loại kiến thường dùng phổ biến như trứng kiến gai đen, trứng kiến vàng…
3. Bí quyết chọn và bảo quản trứng kiến chất lượng
Trứng kiến chỉ có vào mùa kiến đẻ trứng, từ tháng 3 đến tháng 6 dương lịch. Do đó, để thực hành cách nấu trứng kiến ngon, chị em nội trợ phải biết cách chọn và bảo quản trứng trong thời gian dài.
Cách chọn trứng kiến ngon:
- Trứng kiến ngon phải được lấy từ những ổ kiến lành như kiến đen, thân nhỏ, đuôi nhọn. Các loại kiến này thường làm tổ trên các cây vầu, cây nứa hoặc găng.
- Trứng kiến ngon có kích thước bằng hạt gạo, màu trắng sữa, thân mẩy và tròn.
Trứng kiến sau khi lấy từ trên cây xuống sẽ đạt độ tươi ngon nhất. Để sử dụng lâu, sau khi sơ chế trứng, bạn hãy cho trứng vào từng túi nhỏ khoảng 0.5 – 1kg. Sau đó, bọc trứng lại thật kỹ và cho vào ngăn đá tủ lạnh trữ đông. Bằng cách này, trứng sẽ giữ được hương vị tự nhiên trong khoảng 2 – 3 tháng.
Một số chị em bảo quản trứng sai cách khiến chất lượng trứng bị giảm sút. Dấu hiệu cho thấy trứng đã bị hỏng: trứng có mùi hôi lạ, bị dập nát, có nước màu vàng chảy ra bên trong túi đựng kiến. Khi có các dấu hiệu này, bạn cần bỏ trứng ngay. Tuyệt đối không sử dụng để chế biến món ăn do các chất dinh dưỡng đã bị biến đổi, có thể gây ngộ độc hoặc dị ứng.
4. Gợi ý các cách nấu trứng kiến ngon đúng chuẩn tại gia
Chẳng cần đi đâu xa, ngay tại nhà bạn vẫn có thể thực hành cách nấu trứng kiến ngon chuẩn vị. Chỉ với nguyên liệu đơn giản, thời gian chế biến nhanh, bạn đã có ngay món ngon nhâm nhi cuối tuần cùng cả gia đình.
4.1. Hướng dẫn nấu trứng kiến rang lá chanh
Cách nấu trứng kiến lá chanh cần các nguyên liệu sau:
- Trứng kiến đã làm sạch 200g
- Lá chanh tươi cắt mỏng
- Dầu ăn
- Hạt nêm
- Mì chính
- Nước mắm
- Hành khô
- Ớt hiểm
Sau khi có đầy đủ nguyên liệu, bạn hãy bắt tay vào công đoạn chế biến:
- Bước 1: Cho dầu ăn vào chảo tráng đều. Khi dầu nóng, đổ phần trứng kiến vào đảo chín trong vòng 5 phút.
- Bước 2: Nêm nếm hạt nêm, mì chính, nước mắm vào trộn cùng. Đảo đều tay với lửa nhỏ để gia vị thấm đều vào trứng kiến.
- Bước 3: Rắc lá chanh tươi vào chảo trứng kiến, trộn đều. Sau đó, thử lại để nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Bước 4: Cho trứng kiến rang lá chanh ra đĩa, rắc chút hành khô lên trên trang trí cho đẹp mắt. Như vậy, món ăn đã sẵn sàng cho cả nhà cùng thưởng thức.
4.2. Cách nấu chả trứng kiến nướng lá lốt
Cách nấu trứng kiến sẽ thêm phần đặc biệt với món chả trứng kiến độc đáo.
Nguyên liệu cần chuẩn bị để chế biến món ăn này gồm có:
- Thịt nạc vai 150g
- Trứng kiến 100g
- Nấm hương, mộc nhĩ
- Trứng gà
- Nước mắm ½ muỗng
- Hạt nêm ½ muỗng
- Hành hoa
- Lá lốt
Cách nấu trứng kiến lá lốt chỉ mất khoảng 30 phút nhưng bạn sẽ có cho mình món ăn tuyệt ngon nhâm nhi cùng cả nhà.
Công thức nấu nướng sau đây bạn nên lưu lại ngay:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu. Lá lốt rửa sạch, để ráo nước. Mộc nhĩ và nấm hương ngâm mềm rồi thái nhỏ. Hành hoa rửa sạch, băm nhuyễn.
- Bước 2: Cho thịt heo xay, mộc nhĩ, nấm hương, hành hoa, lòng đổ trứng vào tô. Nêm thêm ½ muỗng nước mắm, ½ muỗng hạt nêm, bột canh và mì chisnhh vào trộn đều.
- Bước 3: Đặt lá lốt và đĩa, cho phần nhân đã chuẩn bị vào trong, cuộn lại. Bắc nồi lên bếp, cho dầu vào đun nóng rồi thả từng miếng chả cuốn vào chiên. Khi trứng chín, bạn đặt ra giấy thấm dầu thấm khô rồi bày trí ra đĩa.
Món chả trứng kiến lá lốt có màu xanh đẹp mắt, khi ăn, vị ngọt của thịt hòa quyện cùng vị bùi ngậy của trứng kiến sẽ khiến món ăn thêm hấp dẫn.
4.3. Cách chế biến món xôi trứng kiến mỡ hành đặc sắc
Xôi trứng kiến mỡ hành là một trong những cách nấu trứng kiến ngon bậc nhất. Được biết, đây là món đặc sản Yên Bái được du khách ưa thích mỗi khi ghé thăm mảnh đất này.
Giờ đây, bạn chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu đơn giản là có thể chế biến món ăn ngon ngay tại nhà:
- Trứng kiến đã sơ chế 500g
- Gạo nếp 1kg
- Hành khô
- Dừa non ¼ trái
- Muối hạt
- Bột canh
- Dầu ăn
Cách nấu trứng kiến được thực hiện như sau:
- Bước 1: Gạo nếp vo sạch, ngâm với nước ấm tầm 4 – 5 tiếng để hạt gạo nở ra, khi hấp dễ chín và hạt nếp được dẻo.
- Bước 2: Cho trứng kiến đã sơ chế vào bát, nêm thêm bột canh, hạt nêm vào trộn đều cho ngấm gia vị. Cho 1 muối trắng vào gạo nếp, xóc đều. Sau đó, lấy ¾ số trứng kiến đổ vào gạo nếp trộn đều. Cuối cùng, cho nếp và đồ chín. Trong lúc chờ nếp chín, bạn cho phần trứng kiến vào xào chín cùng dầu ăn.
- Bước 3: Khi nếp đã gần chín tới, bạn đổ phần dừa nạo vào trộn đều. Sau đó, hạ lửa nhỏ đồ nếp tiếp cho đến khi chín hẳn. Cho xôi ra đĩa, rắc trứng kiến đã xào, hành khô lên trên xôi. Như vậy, món ăn đã hoàn thành và có thể thưởng thức ngay lập tức.
Xem thêm: Cách Nấu Xôi Trứng Kiến Ngon Lạ Miệng, Độc Đáo
4.4. Cách nấu bánh trứng kiến – đặc sản Cao Bằng
Bánh trứng kiến là món ăn truyền thống của vùng đất Cao Bằng, phổ biến vào mỗi dịp tết thanh minh. Món ăn khá đơn giản nên chị em nội trợ có thể dễ dàng chế biến ngay tại nhà.
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:
- Bột nếp 1kg
- Trứng kiến 400g
- Lá vả
- Hành khô
- Tiêu, muối
Sau khi đã có nguyên liệu, bạn hãy bắt tay thực hiện cách nấu trứng kiến:
- Bước 1: Trứng kiến rửa sạch dưới nước để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất. Hành khô băm nhuyễn. Bột nếp pha với nước ấm rồi nhào nặn đến khi thấy bột đặc quánh và chắc thì nghỉ tay.
- Bước 2: Cho dầu vào chảo đun nóng, bỏ hành khô vào phi vàng. Sau đó, đổ kiến vào xào chung khoảng 10 phút thì tắt bếp.
- Bước 3: Lấy một phần bột vo tròn lại rồi cán dẹt, cho một ít nhân vào bên trong rồi gói bánh lại thành hình chữ nhật. Thực hiện tương tự cho đến khi hết phần bột đã chuẩn bị. Đặt bánh lên xửng hấp chín trong vòng 45 phút.
Bánh trứng kiến thơm ngon, lạ miệng khiến ai cũng thích mê. Món bánh thích hợp ăn sáng hoặc ăn chiều đều được.
5. Lưu ý khi ăn trứng kiến để không gây ngộ độc
Cách nấu trứng kiến khá đơn giản nên được nhiều người ưa thích. Hơn nữa, hiện nay việc tìm mua trứng kiến cũng trở nên rất dễ dàng. Do đó, nhu cầu ăn các món ăn có sử dụng trứng kiến đang ngày càng nhiều. Tuy nhiên, nếu sử dụng trứng kiến không đúng cách thì nguy cơ dẫn đễn ngộ độc rất cao.
Có nhiều nguyên nhân khiến người dùng bị ngộ độc khi ăn trứng kiến:
- Kiến tiết độc tố trong quá trình làm tổ để bảo vệ con non.
- Người có cơ địa dị ứng với các thành phần có trong trứng kiến nên dễ bị ngộ độc.
Chính vì vậy, trước khi thực hiện cách nấu trứng kiến, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Người có cơ địa dễ bị dị ứng nên cân nhắc việc ăn trứng kiến. Bởi trong thực phẩm này có chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng, hàm lượng trytophan cao cùng nhiều axit amin khiến cơ thể không tổng hợp được dẫn đến kích ứng.
- Không nên sử dụng trứng kiến bị ôi thiu, hư hỏng do để lâu ngày.
- Trứng kiến cần được sơ chế kỹ trước khi nấu để loại bỏ vi khuẩn gây hại.
Cách nấu trứng kiến và những lưu ý khi chế biến món ăn này đã được chia sẻ đến với quý độc giả. Mong rằng với những thông tin thú vị này, bạn sẽ có thể chế biến được món ngon cho cả nhà nhâm nhi dịp cuối tuần. Hương vị món ăn và cách chế biến độc đáo sẽ khiến các thực khách thích mê cho xem.