Lá mơ lông có tác dụng gì? Không chỉ được sử dụng để ăn kèm với nhiều món ăn, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, lá lông mơ còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh mãn tính hiệu quả.
1. Tìm hiểu về lá mơ lông
Với nhiều người Việt, lá mơ lông vô cùng quen thuộc, nhưng ít ai biết được loại lá này còn có tên khoa học là Paederia tomentosa và thuộc họ với Cà phê. Trong dân gian còn lưu truyền nhiều tên gọi khác nhau của loại lá này như lá mơ tam thể, lá thúi địch.
Lá mơ lông là loại cây dây leo, dễ sống, dễ trồng và có khả năng mọc hoang ở nhiều nơi do khả năng thích nghi rất cao. Lá mơ lông mọc kiểu đối xứng, có màu tím nhạt, lá hình trái tim có phần mũi nhọn hướng ra ngoài. Cả hai mặt của lá mơ đều có một lớp lông tơ min. Loại lá này thường xuất hiện ở các nước khu vực Châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á như Việt Nam.
2. Lá lông mơ có tác dụng gì đối với sức khoẻ?
Theo ghi chép từ y học cổ truyền, lá lông mơ có vị đắng chát đặc trưng, mùi khó ngửi. Chúng thường được sử dụng để sát khuẩn và giải độc. Trong y học hiện đại, người ta cũng thường sử dụng loại lá này trong hỗ trợ điều trị một số bệnh lý liên quan đến dạ dày, đại tràng.
2.1. Hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày
Lá mơ lông có tác dụng gì? Theo y học dân gian, lá lông mơ được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị một số triệu chứng đường ruột sau:
- Tình trạng khó tiêu và sôi bụng: Bạn hãy dùng một năm lá mơ lông, rửa sạch và rã ra thành nước và uống trong khoảng thời gian 2 – 3 ngày để cải thiện tình trạng này.
- Tiêu chảy do nóng trong: Nếu bạn bị tiêu chảy và các triệu chứng như phân có mùi khắm, nước tiểu vàng đậm, đau bụng, nóng rát hậu môn và thường xuyên khát nước, hãy dùng 16gr lá mơ cùng với 8gr nụ sim và sắc với 500ml nước cho đến khi chỉ còn một nửa. Sau đó chia thành 2 lần và uống trong ngày.
- Lá mơ có tác dụng với người đau dạ dày: Nếu muốn trị đau dạ dày bạn hãy dùng 20 – 30gr lá mơ, rửa sạch và rã thành nước và sử dụng ngày.
- Lá mơ lông điều trị kiết lỵ: Lấy từ 15gr đến 60gr lá mơ lông, thêm nước và nghiền đến khi mịn. Sau đó thêm muối và ép xác thành nước thuốc. Bạn hãy uống loại nước này trước mỗi bữa ăn. Một cách chữa trị khác, bạn cắt nhỏ lá mơ lông sau đó đánh cùng trứng gà, chiên và ăn món này mỗi bữa.
- Điều trị viêm loét dạ dày với lá mơ lông: Bạn lấy một nắm lá mơ lông, vắt xác để lấy phần nước cốt, chia ra và uống 2 – 3 ngày/ lần.
Xem thêm: Yến Chưng Để Được Bao Lâu Hết Hạn? Cách Bảo Quản Yến Không Bị Mất Chất Dinh Dưỡng
2.2. Lá lông mơ giúp thải độc cơ thể
Bài thuốc trị đau bằng lá mơ lông thường dụng khoảng từ 15 – 60gr lá mơ tươi rửa sạch và sắc với khoảng 3 chén nước cho đến khi cạn lại chỉ còn một chén. Sau khi sắc xong, bạn pha cùng với một loại nước trái cây khác rồi uống.
Mỗi ngày uống một cốc nước trái cây có pha thêm nước lá mơ để mang lại hiệu quả giảm đau, lợi tiểu, nhuận tràng, nhờ tác dụng của nước lá mơ kích thích quá trình thải độc của cơ thể, kích thích vị giác và cảm giác thèm ăn.
2.3. Lá mơ lông trị thấp khớp và bí tiểu
Vẫn sử dụng từ 15 – 60gr lá mơ tươi đun sôi cùng nước lọc, loại bỏ phần xác lá và gạn lấy nước uống, mỗi ngày sử dụng 1 cốc để đạt được hiệu quả cao nhất. Bài thuốc này cũng đem lại hiệu quả cho những ai đang gặp chứng bí tiểu.
2.4. Lá mơ lông đem lại tác dụng trong việc điều trị tổn thương da
- Lá mơ lông đem lại tác dụng trị mụn và ghẻ: Giã nát một nắm lá mơ lông, lấy phần nước cốt thu được thoa trực tiếp lên vùng bị ghẻ, mụn. Sử dụng liên tục trong 3 ngày để thấy được hiệu quả.
- Với người mắc bệnh đậu mùa, Herpes: Nghiền nát lá mơ lông cùng nước và một chút muối, dùng hỗn hợp thu được bôi lên bề mặt các nốt đậu mùa cho đến khi khỏi hẳn.
- Với trường hợp mắc các bệnh chàm, bệnh nấm da hay bị giời leo: Hãy lấy toàn bộ cây mơ lông, rửa sạch và nghiền nát. Sau đó, dùng phần đã nghiền bôi lên bề mặt vết thương.
2.5. Tác dụng trị tích cam ở trẻ nhỏ
Đối với trẻ nhỏ bị tích cam, sử dụng phần rễ đã phơi khô của cây mơ lông, kết hợp với dạ dày của heo, thía vụn nấu với khoảng 1 lít nước. Cô cạn đến khi chỉ còn khoảng 2 chén thì ngừng đun. Chắt lấy phần nước và cho trẻ nhỏ uống 2 lần/ ngày. Sau 5 – 7 bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ.
Xem thêm: Uống Tinh Bột Nghệ Có Tác Dụng Gì? 3 Nhóm Người Không Nên Uống Tinh Bột Nghệ Kẻo Gặp Nguy
2.6. Lá mơ lông có tác dụng gì? Trị co giật
Lá mơ lông có tác dụng gì với những người bị co giật? Bạn có thể tận dụng lá mơ lông để cải thiện hiệu quả tình trạng này. Sử dụng 15 – 60gr lá mơ tươi và nghiền cùng nước ấm, thêm một chút muối, chắt lọc thành nước uống. Để đạt hiệu quả chống co giật bạn nên sử dụng vào trước bữa tối mỗi ngày.
Lá mơ lông có tác dụng gì đã được ghi chép rất chi tiết trong y học dân gian, đồng thời được khoa học hiện đại nghiên cứu chứng minh. Có thể nói, loại lá này được xem là “dược liệu” quý rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, trước khi sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn để đảm bảo an toàn, tránh các tác dụng phụ không mong muốn.