Loại củ mọc hoang dại nơi núi rừng nhưng lại bổ ngũ tạng, được xem là vị thuốc Đông y cực hữu dụng

Loại củ mọc hoang dại nơi núi rừng nhưng lại bổ ngũ tạng, được xem là vị thuốc Đông y cực hữu dụng

Củ mài là loại củ mọc hoang khá nhiều ở khu vực vùng núi phía Bắc. Đây là loại củ có hàm lượng tinh bột cao, có thể dùng thay lương thực và đặc biệt bổ ngũ tạng, là vị thuốc Đông y khá hữu dụng.

1. Củ mài là củ gì?

Củ mài là loại củ được tìm thấy khá nhiều ở các vùng núi Tây Bắc. Loại củ này chủ yếu mọc dại, là thực vật thuộc họ thân leo. Cây củ mài có thân nhẵn, màu đỏ hồng và hơi góc cạnh. Lá cây có hình tim và mọc so le nhau.

Mỗi cây củ mài thường cho thu hoạch 1 đến 2 củ. Củ mài có hình trụ dài, phát triển ăn sâu dưới đất và có thể dài tới hàng mét. Dù có lớp vỏ màu nâu xám nhưng thịt củ mài có màu trắng và rất mềm.

Loại củ mọc hoang dại nơi núi rừng nhưng lại bổ ngũ tạng, được xem là vị thuốc Đông y cực hữu dụng

Củ mài là củ gì?

Mùa thu hoạch củ mài thường là mùa hè, khi lá và dây leo đã lụi hết. Người dùng thường rửa sạch củ mài, lột vỏ và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Dù không phải quá hiếm gặp nhưng cũng có rất nhiều người không biết củ mài là gì. Điều này cũng có nghĩa là họ đang bỏ qua một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng lại cực rẻ.

2. Hàm lượng dinh dưỡng có trong củ mài và những tác động tốt đối với sức khỏe

2.1. Trong củ mài chứa những chất dinh dưỡng gì?

Ngoài câu hỏi “củ mài là củ gì?” thì hàm lượng dinh dưỡng có trong củ mài cũng là điều mà nhiều người tò mò. Đây được xem như một loại lương thực khá phổ biến, nhất là ở trong khoảng thời gian thiếu hụt lương thực của đồng bào miền núi nhờ việc chứa hơn 50% là tinh bột. (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Củ mài là củ gì và có tác dụng gì?)

Củ mài cũng chứa nhiều lipid, protein cùng hàm lượng lớn chất nhầy. Vậy nên không khó hiểu khi củ mài được sử dụng như một loại lương thực.

Loại củ mọc hoang dại nơi núi rừng nhưng lại bổ ngũ tạng, được xem là vị thuốc Đông y cực hữu dụng

Trong củ mài có chứa những chất dinh dưỡng gì?

Bên trong củ mài cũng chứa hàm lượng lớn allantoin. Đây là hoạt chất có khả năng thúc đẩy sự phát triển của của mô khỏe mạnh cũng như rút ngắn thời gian chữa lành vết thương.

Ngoài ra trong củ mài còn chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng khác như cholin, saponin, dioscin, các acid amin, vitamin cũng như chất chống oxy hóa và các nguyên tố vi lượng.

2.2. Những lợi ích mà củ mài đem lại cho sức khỏe

Bên cạnh việc được sử dụng như một loại lương thực, củ mài còn được xem như một vị thuốc trong cả Đông và Tây y. Trong Đông y, củ mài có đặc trưng là vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận, bổ phổi, mạnh tỳ vị, giữ sinh khí. (Nhà thuốc An Khang, Hoài sơn (củ mài) là gì? Tác dụng của nó đối với sức khỏe)

Củ mài cũng được dùng như một vị thuốc dành cho người bị mất khẩu vị, chán ăn, người mắc các bệnh như hen suyễn, ho khan và tiểu đường. Các chất dinh dưỡng có trong củ mài cũng giúp bổ ngũ tạng, cải thiện sức khỏe gân xương, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, điều trị rối loạn tiêu hóa và tăng cường các loại vi khuẩn có lợi.

Nhờ chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe cũng như khả năng thanh nhiệt mà củ mài cũng được dùng cho những người bị mụn nhọt, viêm loét hay bị áp xe da. Ở một số nơi loại củ này còn được dùng như một vị thuốc hỗ trợ điều trị sau khi bị rắn rết hay bọ cạp cắn.

Đặc biệt, củ mài còn giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, từ đó hạn chế tối đa các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh lý này.

Loại củ mọc hoang dại nơi núi rừng nhưng lại bổ ngũ tạng, được xem là vị thuốc Đông y cực hữu dụng

Củ mài đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe

3. Công thức nấu chè củ mài đậu xanh thơm ngon, dễ làm tại nhà

Qua những thông tin trên thì có lẽ bạn đã biết củ mài là củ gì cũng như những lợi ích và thành phần dinh dưỡng có trong củ mài. Và dưới đây là công thức nấu chè củ mài đậu xanh cực đơn giản mà bạn có thể thử ngay tại nhà.

3.1. Các nguyên liệu cần chuẩn bị

Với định lượng cho khoảng 5 người ăn, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau: 2 kg củ mài, 300gr đậu xanh nguyên vỏ, 200ml nước cốt dừa, 100gr đường phèn và khoảng 10ml dầu chuối.

Loại củ mọc hoang dại nơi núi rừng nhưng lại bổ ngũ tạng, được xem là vị thuốc Đông y cực hữu dụng

Nguyên liệu cần thiết cho món chè củ mài đậu xanh khá dễ tìm

3.2. Các bước nấu chè củ mài đậu xanh cực đơn giản

Bước 1: Sơ chế toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị

Vo sạch đậu xanh với 2 lần nước, sau đó ngâm tiếp khoảng 4-6 tiếng cho đậu nở mềm.

Củ mài bạn đem rửa sạch đất, bỏ đi lớp vỏ già và những phần sâu, sau đó cắt thành miếng nhỏ.

Bước 2: Nấu đậu xanh và củ mài riêng

Sau khi ngâm đậu xanh, bạn cho đậu vào nồi, thêm nước ngập mặt đầu rồi bật bếp đun với lửa vừa trong khoảng 20 đến 25 phút.

Củ mài cắt nhỏ bạn cho vào một nồi khác, đổ ngập nước và đun trong thời gian khoảng 20 phút.

Khi đậu xanh đã mềm, bạn hãy đổ phần đậu xanh này vào nồi củ mài, khuấy đều tay. Sau đó đậy nắp, đun khoảng 15 đến 20 phút. Trong thời gian đun, nhớ đảo nồi chè để không bị cháy nhé.

Bước 3: Nấu chè củ mài đậu xanh

Nẫu hỗn hợp được khoảng 15 phút, đậu xanh và củ mài cũng đã mềm thì bạn đập nhỏ 100gr đường phèn và cho vào nồi, khuấy đến khi đường tan.

Nấu thêm 10 với lửa nhỏ cho cả đậu xanh lẫn củ mài ngấm đường rồi cho thêm 200ml nước cốt dừa vào nồi. Khuấy đều và việc cuối cùng chỉ còn là thưởng thức chè củ mài đậu xanh.

Bước 4: Trình bày thành phẩm và thưởng thức

Múc chè củ mài ra bát, cho thêm chút dầu chuối là có thể thưởng thức ngay. Chè củ mài đậu xanh có mùi thơm, ấm nóng lại dễ ăn nên rất phù hợp để thưởng thức cùng cả gia đình.

Loại củ mọc hoang dại nơi núi rừng nhưng lại bổ ngũ tạng, được xem là vị thuốc Đông y cực hữu dụng

Thành phẩm thu được là món chè củ mài đậu xanh cực hấp dẫn với mọi lứa tuổi

Nếu như không thực sự quan tâm thì có lẽ củ mài là củ gì cũng là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đọc có thể biết thêm về một loại củ giàu dinh dưỡng để cân nhắc bổ sung trong thực đơn cho gia đình mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *