Cách nấu chè khoai mì nước cốt dừa khá đơn giản và dễ thực hiện. Món ăn này có hương vị bùi bùi, béo ngậy dễ khiến người ăn say đắm. Một bát chè khoai mì nước cốt dừa đúng chuẩn không chỉ thơm ngon về hương vị mà còn vô cùng bổ dưỡng, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cùng job3s tham khảo ngay những chỉ dẫn cụ thể dưới đây để chiêu đãi cả gia đình thôi bạn nhé !
1. Giá trị dinh dưỡng và công dụng của chè khoai mì nước cốt dừa
Khoai mì là một loại thực phẩm khá quen thuộc và dễ trồng cũng như tìm mua. Mặc dù loại khoai này không có quá nhiều chất dinh dưỡng nhưng nhìn chung vẫn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Một số công dụng của món chè này có thể kể đến như:
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Chất xơ trong củ mì giúp cải thiện hệ tiêu hóa cũng như ngăn ngừa tình trạng táo bón.
- Cung cấp năng lượng: Củ mì là thực phẩm giàu carbohydrate cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể.
- Duy trì sức khỏe cơ bắp: Khoai mì chứa protein cung cấp các axit amin cần thiết để duy trì sức khỏe cơ bắp.
- Giúp giảm cảm giác chán ăn: Carbohydrate và chất xơ trong củ mì có thể giúp tăng cảm giác thèm ăn.
- Không chứa gluten: Khoai mì là một lựa chọn thích hợp cho những người không thể tiêu thụ gluten. Trong củ mì không chứa protein gluten – một loại protein thường có trong lúa mì và nhiều loại ngũ cốc khác.
2. Hướng dẫn cách nấu chè khoai mì nước cốt dừa
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Để có thể bắt đầu thực hiện theo cách nấu chè khoai mì nước cốt dừa, trước hết hãy đến với khâu chuẩn bị nguyên liệu và những dụng cụ bếp cần thiết. Đây sẽ là bước đệm quan trọng để các công đoạn về sau trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn.
Đối với phần ăn 2 người, đây sẽ là những nguyên liệu bạn cần chuẩn bị:
Nguyên liệu |
Dụng cụ |
300gr khoai mì |
Thau lớn |
200ml nước cốt dừa |
Máy xay sinh tố hoặc bàn bào |
10gr bột năng |
Khăn vải mùng hoặc túi lưới |
10gr đường |
Chảo rang |
20gr đậu phộng |
Nồi kim loại |
2 thìa canh bột năng |
|
2-3 lá dứa |
|
1 ống hương liệu vanilla |
Cách chọn lựa khoai mì cùng đậu phộng để thực hiện cách nấu chè khoai mì nước cốt dừa
- Khoai mì (hay còn được biết đến cái tên quen thuộc là sắn) không còn quá xa lạ. Thế nhưng, cách để chọn 1 củ khoai mì ngon thì không phải ai cũng biết. Với công thức cách nấu chè khoai mì nước cốt dừa, bạn nên chọn những củ mập mạp, không bị cong, có lớp vỏ mỡ dày sẽ tránh được việc củ nhiều xơ, thay vào đó khoai mì sẽ mềm và ngọt.
- Bạn có thể dùng móng tay cào nhẹ lớp vỏ mỏng phía bên ngoài khoai mì, nếu lớp vỏ phía ngoài có màu hồng nhạt hay màu trắng thì nên loại bỏ. Thay vào đó, bạn hãy chọn những củ có lớp vỏ màu hồng sẫm bởi vì chúng sẽ có ít độc tố hơn các loại khác.
- Bên cạnh đó một nguyên liệu khác vô cùng cần thiết khi thực hiện cách nấu chè khoai mì cốt dừa chính là đậu phộng. Bạn nên tránh những hạt đậu phộng quá nhỏ mà nên chọn hạt chắc, mẩy, chọn hạt có màu sáng kích thước đều nhau thì sẽ tránh bị lẫn các hạt hư thối, không đảm bảo chất lượng.
>>> Xem thêm: Lưu Ngay Cách Nấu Chè Chuối Khoai Mì Nước Cốt Dừa Ngon Như Ngoài Tiệm
2.2. Các bước chế biến món chè khoai mì nước cốt dừa
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu trước khi thực hiện cách nấu chè khoai mì nước cốt dừa
- Sau khi đã mua tất cả các nguyên liệu về, việc đầu tiên bạn làm trong công thức cách nấu chè khoai mì nước cốt dừa chính là loại bỏ đi vỏ khoai mì. Sau đó hãy ngâm khoai vào trong thau nước muối khoảng 5 -10 phút rồi dùng dao cắt bỏ ruột bên trong của khoai.
- Kế đến, bạn có thể sử dụng bàn bào hoặc nếu muốn nhanh hơn hãy sử dụng máy xay sinh tố để bào nhuyễn 300gr khoai mì. Sau khi đã xong công đoạn này hãy cho phần khoai mì vừa được xử lý vào khăn vải mùng hoặc túi. Tiếp đến chắt hết nước ra và chỉ giữ lại phần xác khoai. Chờ nửa tiếng sau khi tinh bột khoai đã lắng xuống thì loại bỏ phần nước.
Lưu ý: Không nên để khoai mì ngoài nhiệt độ phòng quá lâu bởi điều đó sẽ dẫn đến việc củ có hiện tượng chai sượng, khô khốc và làm mất đi vị ngon vốn có.
Bước 2: Chế biến các nguyên liệu của món chè
- Công đoạn tiếp theo chính là rang đậu phộng. Bạn hãy đun chảo trên lửa cho đến khi đủ nóng rồi cho đậu phộng vào rang với lửa nhỏ. Sau 15 phút, khi đậu đã chuyển dần sang màu vàng giòn thì bạn tắt bếp và cho đậu phộng nghỉ trong khoảng 10 phút. Tiếp đến bắt đầu bóc vỏ và giã đến khi nhuyễn.
- Với khoai mì, bạn lấy phần bột khoai vừa được cô đặc trộn cùng 10gr bột năng để khoai có độ sệt. Tiếp tục vo bột thành các viên có kích cỡ vừa phải bởi nếu quá to khi thưởng thức rất dễ ngán. Sau đó bắc nồi nước lên bếp chờ đến khi sôi già thì lần lượt thả viên khoai vào. Đợi đến khi khoai có độ dẻo nhất định thì giảm bớt lửa nấu cho chín hẳn rồi vớt ra chờ nguội.
Bước 3: Cách nấu chè khoai mì nước cốt dừa
- Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện món chè, tiếp tục đun sôi khoảng nửa lít nước, sau đó lần lượt bỏ khoai mì, 2 đến 3 lá dứa đã được chuẩn bị sẵn cùng 200gr đường. Để chè có thêm chút vị béo hãy bỏ thêm hương liệu vanilla. Chờ nồi chè sôi trong khoảng 5 phút thì cho nước cốt dừa vào. Nêm một chút muối để trung hòa vị ngọt của chè.
- Sau đó bạn hãy cho chè vào bát, cho một chút đậu phộng đã được xử lý lên trên tùy khẩu vị. Nếu muốn bạn thậm chí có thể cho thêm một số loại topping yêu thích khác chẳng hạn như trân châu đen, trân châu trắng, dừa khô hay thạch găng để món chè thêm hấp dẫn.
Bước 4: Thành phẩm
Tiêu chuẩn thành phẩm của món chè khoai mì nước cốt dừa sẽ là một “thước đo” giúp bạn hoàn thiện món chè ngon lành này. Hãy để ý những đặc điểm sau để điều chỉnh món chè sao cho chuẩn vị nhất nhé.
Trình bày món ăn: Chè khoai mì nước cốt dừa hoàn thiện vô cùng đẹp mắt với những viên khoai mì dẻo tròn đều, quyện cùng với đó là nước cốt dừa trắng ngần bắt mắt.
Hương vị: Món chè nổi bật với vị dẻo thơm của khoai, kết hợp cùng vị béo ngậy của nước cốt dừa và hương thơm lừng mùi lá dứa. Món chè khoai mì thành công sẽ mềm mại, không bị cứng rất dễ ăn.
3. Một vài câu hỏi thường gặp khi chế biến chè khoai mì nước cốt dừa
Như vậy là bạn đã có thể thực hiện cách nấu chè khoai mì nước cốt dừa chỉ với vài nước đơn giản trên. Ngoài ra, còn một số câu hỏi được nhiều người quan tâm đối với món chè này như:
3.1. Cách bảo quản chè như thế nào nếu không dùng hết
Vì có nước cốt dừa nên món chè này không thể để được lâu. Chính vì vậy, nếu không ăn hết trong ngày thì bạn nên cho chè vào hộp kín và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh. Với cách này, bạn có thể bảo quản chè trong khoảng 2 ngày.
>>> Xem thêm: Vào Bếp Ngay Với 6 Cách Nấu Chè Khoai Mì Dẻo Thơm, Lạ Miệng Khiến Ai Cũng Mê
3.2. Những ai không ăn được chè khoai mì nước cốt dừa?
Khoai mì là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, những đối tượng sau cần hạn chế ăn khoai mì:
-
Bệnh nhân có vấn đề về tuyến giáp: Khoai mì chứa hợp chất goitrogen có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và gây rối loạn tiền tuyến giáp. Do đó, những người bị vấn đề tuyến giáp nên hạn chế ăn món chè khoai mì.
- Người bị thiếu i ốt: Khoai mì chứa goitrogen có khả năng làm giảm hấp thụ i ốt trong cơ thể. Vì vậy, nếu bạn đang bị thiếu i ốt thì nên cân nhắc khi ăn chè khoai mì.
- Trẻ em: Trẻ em có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn toàn không ăn chè khoai mì vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
3.3. Ăn chè khoai mì có gây nổi mụn không?
Chưa có nghiên cứu chứng minh ăn chè khoai mì gây nổi mụn. Trong khoai mì có chứa các chất chống oxy hóa và dưỡng ẩm giúp làn da trở nên mịn màng hơn. Vì vậy mà khoai mì cũng có thể được sử dụng để làm mặt nạ tự nhiên cho da.
3.4. Chè khoai mì nước cốt dừa bao nhiêu calo?
Trong 1 bát chè khoai mì có khoảng 300 calo. Có thể thấy, món ăn này chứa hàm lượng calo không quá cao so với nhu cầu cần cung cấp năng lượng hàng ngày của người trưởng thành. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều chè khoai mì nước cốt dừa, ăn thường xuyên hoặc lạm dụng, thì nguy cơ tăng cân và béo phì sẽ tăng lên. Mặc dù hàm lượng calo không quá cao nhưng trong khoai mì chứa nhiều tinh bột đường, nước cốt dừa chứa nhiều đường và chất béo. Hàm lượng đường và tinh bột có thể ảnh hưởng đến cân nặng và vóc dáng nếu không kiểm soát khẩu phần ăn một cách hợp lý.
3.5. Bà bầu ăn khoai mì được không?
Bà bầu ăn được khoai mì tuy nhiên cần tuân thủ một số lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé:
-
Hạn chế lượng khoai mì ăn mỗi ngày, không nên vượt quá 200 gram để tránh ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe của thai nhi.
- Tránh ăn khoai mì sống, nên đảm bảo rằng khoai mì đã được nấu chín trước khi ăn để loại bỏ các vi khuẩn có thể gây hại.
- Lột sạch vỏ khoai mì và cắt bỏ đầu củ để loại bỏ các chất độc hại. Đặc biệt, phải ngâm khoai mì trong nước sạch trước khi chế biến.
- Chọn mua khoai mì mới thu hoạch và còn tươi, tránh chọn những củ đã để lâu vì chúng có thể tích tụ nhiều chất độc hại.
- Kết hợp khoai mì với các thực phẩm giàu protein để cân bằng chế độ dinh dưỡng và giảm nguy cơ hấp thụ chất độc hại từ khoai mì.
Bằng cách tuân thủ những lưu ý trên, mẹ bầu có thể thưởng thức khoai mì một cách an toàn và hạn chế được các tác động tiêu cực đối với sức khỏe của mình và thai nhi.
Chắc hẳn cách nấu chè khoai mì nước cốt dừa đơn giản vừa rồi đã đem đến cho bạn nhiều kinh nghiệm để thực hiện món ăn này. Đây là một món chè cổ truyền được người Việt và cả bạn bè quốc tế ưa thích. Không những vậy, chè khoai mì nước cốt dừa còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như dễ tiêu, tăng sức đề kháng, giảm cảm giác chán ăn…Chúc các bạn vào bếp thành công!