Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, thể hiện sự sum họp, đoàn viên của gia đình mỗi dịp Tết đến. Mâm cỗ ở đây rất công phu và cầu kỳ, và phải đầy đủ những món ăn cổ truyền của dân tộc Việt. Hãy cùng khám phá xem mâm cơm ngày Tết miền Bắc có những món gì, qua bài viết dưới đây!
1. Ý nghĩa của mâm cỗ Tết miền Bắc
Theo phong tục xưa, ngày Tết của người Việt thì nhất định phải có mâm cơm với những món ăn đặc trưng, khác với mâm cơm ngày thường. Mâm cỗ ngày Tết không đơn thuần là để thờ cúng mà còn chứa đựng cả nét đặc trưng văn hóa của cả dân tộc.
Văn hóa ẩm thực ngày Tết cũng mang đậm tính vùng miền, tùy vào khí hậu của từng miền Bắc, Trung, Nam mà mâm cỗ cũng có đặc điểm riêng. Mâm cơm ngày Tết miền Bắc được đánh giá là vẫn giữ nguyên được nét bài bản, cổ truyền theo đúng phong tục. Mâm cỗ ở đây rất tinh tế, cầu kỳ và chú trọng vào chi tiết và phải có sự hài hòa giữa hình thức và chất lượng.
Dù mâm cỗ ngày tết miền Bắc có rất nhiều món, nhưng nhất định phải có 3 loại món: món mặn, món canh và món ăn kèm. Mâm cỗ ở đây thường có 4 bát, 4 đĩa để tượng trưng cho tứ trụ (năm, tháng, ngày, giờ sinh) cùng bốn mùa và bốn phương.
Mâm cỗ ngày xưa thường được bày lên mâm gỗ hay mâm đồng. Một điều đặc biệt nữa, mâm cơm phải có đầy đủ sắc màu để thể hiện cho sự sung túc, may mắn. Mỗi món ăn đều phải đong cho đầy đĩa, đầy bát để thể hiện sự no ấm cho năm sau.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Kho Đỗ Xanh Đơn Giản Cho Mâm Cỗ Ngày Tết Thêm Đẹp Mắt
2. Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc
Trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc luôn có rất nhiều món, được bày biện đẹp mắt để mâm cỗ thêm phần hấp dẫn. Nhưng nhất định phải có những món dưới ăn đây, mới được coi là mâm cỗ truyền thống
2.1. Bánh chưng
Nhắc tới Tết là nhắc tới bánh chưng, những chiếc bánh xanh vuông vức được gói ghém khéo léo, vừa tượng trưng cho đất trời vừa là biểu tượng cho ẩm thực ngày Tết.
Bánh chưng được làm từ gạo nếp ngon, nhân thịt lợn và đậu xanh, lớp vỏ ngoài được gói bằng lá dong xanh, mang đi luộc trong 8 – 10 tiếng là bánh chín. Bánh chưng rền dẻo, thơm mùi của gạo nếp và lá dong, vị ngọt bùi của đậu xanh kết hợp vị béo của thịt, vị cay của tiêu sẽ mang hương vị Tết được trọn vẹn.
Ngoài ra, theo nghiên cứu, thì bánh chưng được xem là một bài thuốc bổ, mỗi thành phần của bánh là chính là vị thuốc:
-
Gạo nếp: có vị ngọt, tính ấm. Gạo chín nhừ trong thủy hỏa có công dụng ôn trung, hỗ trợ tiêu hóa
-
Thịt lợn: đây là thực phẩm bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cao, vị mặn, có tác dụng bổ thận.
-
Đậu xanh: có vị ngọt, tính bình, bên cạnh đó còn có tác dụng bổ thận, dưỡng gan, giải độc, sáng mắt…
-
Lá dong: ngoài việc làm khuôn, tạo hình, tạo mùi thơm cho bánh chưng thì còn có tác dụng giải rượu, giải độc.
2.2. Canh măng
Trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc thì không thể thiếu nồi canh măng khô nấu cùng chân giò hoặc xương sườn. Đó là một nét văn hóa truyền thống của người Việt xưa, vì họ thích ăn các món có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Bát canh măng trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc không cầu kỳ, nguyên liệu chỉ có măng khô cùng chân giò kết hợp thêm chút hành lá, nhưng lại đặc biệt thơm ngon và đòi hỏi người nấu phải tỉ mỉ.
Măng khô được ngâm trong nước, tới khi măng mềm thì mang luộc với nước, làm khoảng 2-3 lần rồi rửa sạch. Măng đã luộc thì có thể cất đi dùng trong vài ngày, mỗi lần nấu chỉ cần rửa lại và cắt miếng hoặc xé sợi là được.
Canh măng là sự kết hợp hoàn hảo giữa hương thơm của măng, cùng độ béo ngậy của chân giò đã được ninh kỹ. Khi thưởng thức măng phải mềm, nhưng vẫn có độ giòn và không bị mất đi mùi vị.
2.3. Dưa hành muối
Đây là món ăn mà chắc chắn trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc không ai có thể bỏ qua. Đúng với câu “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” thì dưa hành muối được dùng như một đồ ăn kèm cùng bánh chưng, thịt đông… giúp chống ngấy lại tăng thêm hương vị của món ăn.
Dưa hành có chứa nhiều lợi khuẩn probiotic giúp tăng cường lợi khuẩn, giúp cơ thể tiêu hóa dễ dàng hơn, còn có tác dụng chống lại gốc tự do, ngăn các chất chống oxy hóa. Mặc dù có nhiều công dụng tốt, nhưng không nên ăn quá nhiều vì tính cay, nóng của hành sẽ làm bạn bị ngứa.
2.4. Thịt đông
Thịt đông là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Bắc, bởi nó mang hương vị rất thơm ngon và đặc trưng. Thịt đông được làm từ thịt lợn, bì lợn, mộc nhĩ, nấm hương,… Khi nấu xong thịt được múc ra từng bót nhỏ, cất ngăn mát tủ lạnh.
Phần thịt trong như thạch như thể hiện cho sự thuận lợi cả năm. Sự hòa quyện giữa các nguyên liệu cũng như một lời chúc may mắn dành cho các thành viên trong gia đình.
Theo nghiên cứu, thì thịt đông chứa chất keo gelatin tốt cho cơ thể, làm da được căng bóng hơn. Nhưng thịt có nhiều mỡ trắng, không tốt cho người bị máu nhiễm mỡ, trẻ ít vận động. Đặc biệt, bạn nên lưu ý thịt đông chỉ để được 5-7 ngày trong ngăn mát tủ lạnh, nếu để lâu hơn ăn sẽ gây hại cho sức khoẻ và mất đi vị ngon vốn có.
2.5. Xôi gấc
Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc không thể thiếu đĩa xôi nếp mềm dẻo, ngọt bùi và nóng hổi. Với mong muốn năm mới nhiều may mắn, thì các gia đình thường chọn xôi gấc có màu sắc đẹp để dâng lên mâm cúng ông bà, đất trời. Bên cạnh đó, xôi gấc còn có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, làm đẹp và giúp cơ thể chống lại vài bệnh thường gặp, cải thiện thị lực, hỗ trợ tiêu hóa…
Xem thêm: Bật Mí Cách Nấu Xôi Nếp Cẩm Hạt Căng Mẩy, Bảo Quản Được Lâu Trong Ngày Tết
2.6. Gà luộc
Vào ngày Tết, trên mâm cơm ngày Tết miền Bắc luôn xuất hiện hình ảnh một chú gà luộc, nhiều nhà còn cẩn thận thêm một bông hồng vào miệng chú gà. Bởi vì gà mang ý nghĩa tốt đẹp, với sự cương trực và mạnh mẽ trong cuộc sống.
Một điều mà bạn nên lưu ý khi luộc gà là nên cho gà vào nồi khi nước còn lạnh, đổ nước ngập toàn bộ con gà. Như vậy, gà sẽ chín từ trong ra ngoài, không bị thâm trong quá trình luộc.
Bạn tuyệt đối không nên để nước sôi quá to, da gà dễ bị nứt và nát. Để có được một đĩa thịt gà đẹp, miếng thịt không bị nát thì bạn cần dao chặt to bản và thật sắc. Và nên để nguội, không nên chặt khi gà còn nóng, như vậy miếng gà sẽ đẹp hơn nhiều.
2.7. Giò lụa
Một món ăn truyền thống của người Việt, đặc biệt là trên mâm cỗ ngày Tết miền Bắc đó chính là giò lụa. Món ăn được làm từ thịt lợn nạc, mang giã thủ công để thành giò sống. Giò được gói trong lá chuối, vỏ ngoài là lá chuối già.
Giò được bó lại bằng lạt giang, nhiều người còn bọc thêm nilon hoặc giấy bản để nước không bị lọt vào trong khi luộc, sau cùng lăn nhẹ cho cây giò được tròn hơn. Khi luộc giò bạn phải đợi nước thật sôi mới cho giò vào, theo chiều thẳng đứng, ngập nước. Giò lụa có hương vị thơm ngon, mùi đặc trưng của thịt lợn luộc và lá chuối tươi.
2.8. Nem rán
Nem rán được kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu với nhau, tạo nên sự riêng biệt cho món ăn này. Vì vậy, đây là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc. Phần nhân nem ở miền Bắc có nhiều rau củ hơn và còn có nấm hương, mộc nhĩ, miến, trứng.
Nem rán miền Bắc được gói bằng bánh đa nem mỏng, cuộn nhiều lớp để khi rán thì vỏ ngoài giòn nhưng cắn vào lại mềm thơm. Nếu ăn nem bạn nên chuẩn bị thêm bát nước chấm chua ngọt, rau ăn kèm. Như vậy, thì món ăn sẽ ngon hơn, không bị ngấy bên cạnh nhiều món mặn.
2.9. Canh bóng bì
Chắc hẳn bạn đã từng nghe tới canh bóng một lần trong đời, bởi vì đây là món ăn thường có mặt trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc. Món canh này có vị thanh mát của nước dùng, ăn kèm với mọc, bóng bì giòn sần sật và các loại rau củ đặc trưng, rất cuốn hút.
Canh bóng rất phù hợp với thời tiết lành lạnh của miền Bắc, lại vừa bổ dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, mâm cỗ Tết miền Bắc luôn có món canh bóng thả độc đáo này.
2.10. Rau nộm
Ngoài những món ăn mặn, món canh thì món rau ăn kèm là không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc. Bởi vị chua ngọt và thanh mát mà nó mang lại sẽ giúp bạn không bị ngấy khi ăn quá nhiều thịt.
Nộm được làm đa dạng như: nộm rau muống, nộm hoa chuối, nộm đu đủ tôm thịt, nộm ngó sen… Cách chế biến đều rất đơn giản, được ưa chuộng trong ngày Tết nhờ màu sắc bắt mắt, hương vị thiên nhiên. Những món nộm thường được chọn để khai vị trong các bữa ăn bởi màu sắc và hương vị phong phú của nộm sẽ lại cho mâm cơm sự đẹp mắt lại vô cùng bắt miệng.
3. Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc khác gì với các miền khác?
Mâm cỗ ngày Tết là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Mỗi miền có những đặc trưng riêng trong mâm cỗ ngày Tết, thể hiện những nét văn hóa đặc sắc của từng vùng miền.
-
Về nguyên liệu: Mâm cổ ngày Tết miền Bắc thường sử dụng các nguyên liệu mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, sung túc, như bánh chưng xanh tượng trưng cho sự đoàn viên, sum vầy; nem rán tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc; xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn, sung túc; thịt gà luộc tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy; dưa hành tượng trưng cho sự may mắn, bình an; chả giò tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc.
-
Về cách chế biến: Mâm cổ ngày Tết miền Bắc thường được chế biến theo cách truyền thống, mang đậm hương vị của miền Bắc.
-
Về số lượng món ăn: Mâm cổ ngày Tết miền Bắc thường có nhiều món ăn hơn so với các nơi khác.
Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc là một nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ và phát huy. Nó không chỉ là một bữa ăn ngon mà còn là một món quà tinh thần ý nghĩa, thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó của gia đình. Hãy cùng nhau gìn giữ nét đẹp văn hóa mâm cổ ngày Tết miền Bắc, để Tết đến xuân về thêm phần trọn vẹn và ý nghĩa.