Nhân sâm có tác dụng gì? Là dược liệu đại bổ nhưng cần lưu ý khi sử dụng

Nhân sâm có tác dụng gì? Là dược liệu đại bổ nhưng cần lưu ý khi sử dụng

Nhân sâm có tác dụng gì? Là một vị thuốc rất bổ, đứng đầu trong Tứ đại danh dược, nhân sâm từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc đông y hoặc đưa vào chế biến món ăn bồi bổ sức khỏe. Nhân sâm có những lợi ích tuyệt vời tuy nhiên cũng cần lưu ý khi sử dụng vị thuốc này để thu được hiệu quả tối ưu nhất.

1. Nhân sâm là gì?

Cây nhân sâm là loài cây thân thảo, cao khoảng 0,6m với đặc trưng nổi bật là rễ mọc thành củ to. Phần rễ này được sử dụng trong bài thuốc y học cổ truyền và thường được biết đến với tên gọi là nhân sâm. Nhân sâm có kích thước to bằng ngón tay cái, phân thành nhiều nhánh nhỏ.

Trong nhân sâm, chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Thành phần chính của thảo dược này là saponin triterpenoid tetracyclic, ngoài ra còn có 7 hợp chất polyacetylen, 17 axit béo và 20 nguyên tố hóa học.

Theo đông y, nhân sâm có tính bình, vị đắng nhẹ và hậu ngọt, có mùi thơm đặc trưng với những tác dụng chính là bổ khí, an thần, ích trí, kiện tỳ, trấn tĩnh.

Nhân sâm có tác dụng gì còn tùy thuộc vào từng loại khác nhau. Hiện nay, nhân sâm được chia thành 3 loại chính:

– Sâm tươi: Sâm thu hoạch về đem đi rửa sạch, giữ nguyên hình dáng bên ngoài và bán dưới dạng tươi.

– Hồng sâm: Những củ sâm được tuyển chọn kỹ, đem hấp rồi sấy 3 -6 lần để lượng nước có trong nhân sâm giảm còn dưới 14%.

– Bạch sâm: Những củ sâm không đạt tiêu chuẩn làm hồng sâm thì được chế thành bạch sâm, bạch sâm được bỏ lớp vỏ mỏng, đem đi phơi nắng cho sao lượng nước trong nhân sâm còn dưới 14%.

Theo đó, hồng sâm được coi là có chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, các loại sâm khác cũng rất bổ, tùy vào mục đích sử dụng và khả năng tài chính của bạn để lựa chọn loại phù hợp.

Nhân sâm có tác dụng gì? Là dược liệu đại bổ nhưng cần lưu ý khi sử dụng

Nhân sâm là dược liệu quý trong y học cổ truyền

2. Nhân sâm có tác dụng gì?

Dựa vào những giá trị dinh dưỡng có trong nhân sâm, các chuyên gia có thể kết luận được nhân sâm có tác dụng gì đối với sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng của nhân sâm đã được khoa học chứng minh:

2.1. Nhân sâm giúp an thần, giải tỏa căng thẳng

Nhân sâm là thảo dược có tác dụng giải tỏa căng thẳng,áp lực, có thể xem là loại thuốc chống lo âu, trầm cảm. Theo đó, khi một người đang gặp các vấn đề về thần kinh quá mức, kích thích các cortisol, noradrenaline và adrenaline tăng tiết và gây ra các vấn đề về sức khỏe khác. Nhân sâm có thể cân bằng lượng adrenaline có trong cơ thể.

2.2. Nhân sâm ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển

Với thành phần ginsenosides có thể chống lại các khối u, nhân sâm có khả năng ngăn chặn sự phát triển của một vài loại ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi và các tế bào thần kinh. Ngoài ra, với các bệnh nhân ung thư, nhân sâm có thể ức chế sự tăng trưởng của các chu kì tế bào, làm chậm quá trình tế bào ung thư lan nhanh trong cơ thể.

2.3. Nhân sâm tăng cường hệ thống miễn dịch

Nhân sâm đại bổ và được sử dụng như một bài thuốc quý trong đời sống hằng ngày bởi loại dược liệu này có chức năng kích thích hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh cúm và nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Các chuyên gia cho rằng, sử dụng nhân sâm có thể làm chất lượng cuộc sống được tốt hơn.

Nhân sâm có tác dụng gì? Là dược liệu đại bổ nhưng cần lưu ý khi sử dụng

Nhân sâm tăng cường hệ thống miễn dịch

2.4. Nhân sâm hỗ trợ điều trị tiểu đường

Trong nhân sâm có chứa hoạt chất ginsenoside có chức năng tác động đến quá trình sản xuất insulin nhờ đó lượng đường trong máu có thể giảm đáng kể. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý, nếu đang điều trị tiểu đường và sử dụng các loại thuốc khác không nên kết hợp cùng nhân sâm. Điều này có thể làm lượng đường giảm đi đáng kể, thậm chí bị hạ xuống mức quá thấp. Do đó, với những bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

2.5. Nhân sâm có tác dụng giảm mệt mỏi, tăng khả năng chịu đựng

Nhân sâm có tác dụng gì mà người mệt mỏi thường xuyên sử dụng? Trong nhân sâm có chứa adaptogenic có khả năng làm thay đổi cấu trúc sinh lý, giúp cơ thể thích ứng với sự mệt mỏi do làm việc quá sức. Ngoài ra, nhân sâm còn có tác dụng tăng khả năng chịu đựng, giúp duy trì thể lực ở mức cao. Do đó, các vận động viên thường dùng nhân sâm để gia tăng hiệu quả thi đấu.

2.6. Nhân sâm có tác dụng gì với nam giới?

Nhân sâm được biết đến là rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với nam giới. Theo các nghiên cứu, nhân sâm giúp phái mạnh bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý nam, khôi phục thể lực, cải thiện tình trạng rối loạn tình dục ở nam giới. Ngoài ra, loại thảo dược này còn nâng cao khả năng tạo tinh trùng, kích thích tinh trùng hoạt động hiệu quả.

Nhân sâm có tác dụng gì? Là dược liệu đại bổ nhưng cần lưu ý khi sử dụng

Nhân sâm có tác dụng gì với nam giới đã được khoa học nghiên cứu chứng minh

2.7. Nhân sâm có tác dụng gì trong làm đẹp?

Nhân sâm cũng là thảo dược được chị em yêu thích bởi nhân sâm có khả năng làm đẹp da, chăm sóc làn da hư tổn, sản sinh tế bào mới, dưỡng ẩm từ bên trong, làm mờ tàn nhang, nám,…Chị em có thể tắm hơi nhân sâm, hoặc sử dụng nhân sâm kết hợp với mật ong làm mặt nạ. Chỉ trong một thời gian ngắn làn da sẽ được cải thiện nhanh chóng rõ rệt.

Là vị thuốc quý được lưu truyền từ bao đời nay, nhân sâm có tác dụng gì ắt hẳn nhiều người đã rõ. Nếu có điều kiện, hãy bổ sung loại thảo dược quý này trong chế độ dinh dưỡng nhằm bồi bổ sức khỏe, nhất là với những người có thể trạng yếu.

Xem thêm: Dầu Ô Liu Có Tác Dụng Gì? 1 Thìa Mỗi Ngày, Ung Thư Tránh Xa

3. Cách sử dụng nhân sâm hiệu quả

Hiểu rõ nhân sâm có tác dụng gì, nhiều người tìm mua thảo được để bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ cách sử dụng nhâm sâm để thu được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số cách dùng nhân sâm mà bạn có thể tham khảo:

3.1. Ngậm sâm

Củ nhân sâm tươi hoặc khô bạn đem đi thái mỏng thành lát vừa miệng. Mỗi lần dùng, sử dụng 1 lát sâm rồi ngậm trong miệng. Khi sâm mềm, có thể nhai và nuốt cả bã. Mỗi ngày dùng từ 3 – 4 lần để tăng cường sức khỏe.

Người ta thường ngậm sâm khi gặp phải các tình trạng mệt mỏi, chán ăn, ngoài ra những người có chức năng hô hấp suy giảm, thường xuyên thở gấp, ho suyễn, phối yếu cũng nên ngâm sâm để đạt hiệu quả tốt nhất.

3.2. Uống trà nhân sâm

Nhân sâm thường được sử dụng để hãm trà như một loại nước uống thường ngày. Vừa làm tăng hương vị của trà lại tốt cho sức khỏe. Nhân sâm bạn đem đi thái mỏng. Mỗi lần pha có thể sử dụng 1 – 2g, rồi cho nước sôi vào vào và hãm trong vòng 5 – 10 phút. Sau đó có thể rót ra và uống dần. Có thể pha như vậy vài lần đến khi sâm nhạt thì nhai nuốt bã. Cách dùng này thường được áp dụng với những người mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, thở yếu, chuyển hoá kém.

Nhân sâm có tác dụng gì? Là dược liệu đại bổ nhưng cần lưu ý khi sử dụng

Trà nhân sâm thường được dùng với người mệt mỏi, chuyển hóa kém

3.3. Sắc uống

Nếu có nhiều thời gian, bạn có thể sắc nhân sâm lên để uống. Cách làm như sau: Nhân sâm thái lát mỏng, mỗi lần dùng từ 5 – 10g. Khi sắc với nước có thể pha thêm đường vào. Mỗi ngày bạn có thể sắc một lần, chia thành nhiều lần uống và có thể nhai cả cái.

Trong trường hợp nặng, cấp cứu bạn có thể tăng sâm lên 30 – 60g, sắc lên và uống hết trong một lần. Lưu ý chỉ áp dụng liều lượng nhiều trong trường hợp mất nhiều máu, cơ thể suy yếu nặng, cấp cứu khi nguy kịch.

3.4. Chế biến món ăn

Trong các món ăn, nhiều gia đình thường có thói quen cho nhân sâm vào như một phương pháp bồi bổ sức khỏe. Các món ăn thường được kết hợp với nhân sâm phải kể đến: gà tần sâm, canh nhân sâm hạt sen, cháo nhân sâm,…

Với những ai sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi có thể kết hợp nhân sâm và bữa ăn hằng ngày vừa tăng thêm hương vị lại tốt cho sức khỏe.

Nhân sâm có tác dụng gì? Là dược liệu đại bổ nhưng cần lưu ý khi sử dụng

Các món ăn với nhân sâm vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng

3.5. Tắm hơi nhân sâm

Bạn cũng có thể sử dụng nhân sâm để tắm hơi. Tắm hơi nhân sâm sẽ giúp các dưỡng chất trong sâm thẩm thấu vào trong da giúp thải độc, kích thích lưu thông máu, ngoài ra còn cấp ẩm, chống lão hóa. Bạn chỉ cần thêm vài lát nhân sâm vào bồn nước ấm rồi ngâm mình trong 10 – 15 phút, vừa thư giãn lại tốt cho sức khỏe.

4. Các bài thuốc kết hợp nhân sâm tốt cho sức khoẻ

Biết được nhân sâm có tác dụng gì giúp bạn sử dụng vị thuốc này một cách hiệu quả. Đặc biệt, nhân sâm sẽ phát huy tác dụng tốt hơn nữa nếu kết hợp với các bài thuốc dưới đây.

4.1. Bài thuốc Thang độc sâm

Nguyên liệu: Nhân sâm 4g – 12g

Cách làm: Chưng cách thủy, uống ngay

Tác dụng: Điều trị chứng hư, bệnh lâu năm, bệnh nặng, ra máu nhiều, mạch đập yếu, hôn mê.

4.2. Bài thuốc Tứ quân tử thang

Nguyên liệu: Nhân sâm 4g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, cam thảo: 4g

Cách làm: Sắc thuốc lên rồi uống trong ngày

Tác dụng: Điều trị chứng tiêu chảy, tỳ vị hư nhược, người mệt mỏi, ăn kém.

Nhân sâm có tác dụng gì? Là dược liệu đại bổ nhưng cần lưu ý khi sử dụng

Bài thuốc tứ quân tử thang điều trị chứng tiêu chảy

4.3. Bài thuốc Bát trân thang

Nguyên liệu: Nhân sâm kết hợp xuyên khung, thục địa, đương quy, bạch thược: 5g/mỗi vị

Cách làm: Sắc thuốc uống, hoặc uống dưới dạng thuốc hoàn.

Tác dụng: Điều trị chứng khí hư, chân tay vô lực, thiếu máu, da xanh xao, suy nhược cơ thể.

4.4. Bài thuốc thang sâm phụ

Nguyên liệu: Nhân sâm 3 – 6g, phụ tử: 12g – 20g

Cách làm: Sắc thuốc lên rồi uống trong ngày

Tác dụng: Điều trị chứng ra mồ hôi lạnh, chân tay rã rời.

4.5. Bài thuốc Thang nhân sâm hồ đào

Nguyên liệu: Nhân sâm 4g, hồ đào: 12 g

Thực hiện: Sắc uống trong ngày

Tác dụng: Bổ phổi, điều trị chứng phế hư, ho gió, ho hen, thở gấp.

Nhân sâm có tác dụng gì? Là dược liệu đại bổ nhưng cần lưu ý khi sử dụng

Các bài thuốc kết hợp nhân sâm có thể sắc lên uống trong ngày

4.6. Bài thuốc bột sinh mạch

Nguyên liệu: Nhân sâm: 12g, mạch đông 12g, ngũ vị tử: 6g

Cách làm: Sắc thuốc rồi uống trong ngày.

Tác dụng: Điều trị bệnh nhiệt làm khô tân dịch, tiểu đường làm khô cổ họng, sinh tân chỉ khát.

Xem thêm: Quả Thanh Trà Là Quả Gì? Bật Mí Những Tác Dụng Khiến Ai Cũng Xuýt Xoa

5. Đối tượng nào không nên sử dụng nhân sâm?

Nhiều người thường chỉ tìm hiểu nhân sâm có tác dụng gì mà không để ý mình có phải là đối tượng nên sử dụng nhân sâm hay không dẫn đến những vấn đề sức khỏe không đáng có. Một số đối tượng sau đây cần lưu ý không nên sử dụng:

Người thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa, bị đầy hơi, căng tức, đau bụng, tiêu chảy sử dụng nhân sâm có thể nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí là đe doạ đến tính mạng.

Người bị trào ngược dạ dày, huyết áp cao cũng tránh sử dụng nhân sâm để tránh bị tai biến mạch máu não, nguyên nhân là do nhân sâm có tác dụng tăng huyết áp lúc đầu, nhưng sau đó lại hạ. Bởi vậy nếu bạn đang ở tình trạng tăng huyết áp không nên dùng thảo dược này.

Phụ nữ mang thai, cho con bú cũng nên tránh ăn nhân sâm vì nhân sâm có thể làm loãng máu, gây ra khuyết tật bẩm sinh của thai nhi. Ngoài ra, nhân sâm còn có thể gây chảy máu quá nhiều sau sinh mổ.

Nhân sâm có tác dụng gì? Là dược liệu đại bổ nhưng cần lưu ý khi sử dụng

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng nhân sâm

6. Khi dùng nhân sâm cần lưu ý điều gì?

Bên cạnh tìm hiểu nhân sâm có tác dụng gì, bạn cũng chú ý một vài vấn đề sau đây để bảo vệ sức khỏe, tránh những tác dụng phụ do nhân sâm gây ra.

6.1. Liều lượng dùng phù hợp

Theo các chuyên gia khuyến nghị mỗi ngày bạn chỉ nên dùng 1 – 2g. Khi bắt đầu sử dụng, bạn nên dùng ở liều lượng thấp rồi tăng dần. Tùy theo thể trạng từng người mà cân đo đong đếm cho phù hợp.

Mặc dù, nhân sâm là vị thuốc rất bổ nhưng cũng không tránh khỏi tác dụng phụ như mất ngủ, buồn nôn, thậm chí là các vấn đề về tim mạch. Do đó không nên lạm dụng mà sử dụng quá nhiều, vừa phản tác dụng lại nguy hiểm đến tính mạng.

6.2. Thời điểm sử dụng nhân sâm

Thời điểm phù hợp nhất để sử dụng nhân sâm là vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Ngoài ra, có thể dùng khi đói bụng để hấp thụ tối đa các chất có trong thảo dược này. Đặc biệt cần lưu ý không dùng nhân sâm vào buổi tối, có thể gây khó ngủ.

6.3. Một số tương tác thuốc

Nhân sâm là một vị thuốc đại bổ trong y học cổ truyền, tuy nhiên nhân sâm có thể xảy ra phản ứng tương tác với một số thực phẩm sau: cafein, rượu, đồ uống có cồn, một số loại thuốc như thuốc trị tiểu đường, thuốc trị trầm cảm, thuốc chống đông máu và các loại thuốc chuyển hóa qua Cytochrom P450 2D6,…

Nhân sâm có tác dụng gì? Là dược liệu đại bổ nhưng cần lưu ý khi sử dụng

Nhân sâm có thể xảy ra một số tương tác thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe

Nhân sâm nổi tiếng là dược liệu quý, tốt cho sức khỏe, được nhiều người sử dụng như một giải pháp nâng cao sinh lực. Biết được nhân sâm có tác dụng gì giúp bạn sử dụng một cách phù hợp, đúng người, đúng bệnh, đúng liều lượng. Tuy vậy, bạn cũng cần tránh lạm dụng quá đà dẫn đến phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *