Không ít lần mỗi người trải qua cảm giác nóng trong người nên uống gì? Đây không chỉ là một trạng thái thể hiện sự không thoải mái mà còn là một tín hiệu của cơ thể cần sự chăm sóc đặc biệt. Việc chọn lựa đồ uống phù hợp là cách giảm nhiệt và tái tạo năng lượng cho cơ thể.
1. Nóng trong người là gì? Các biểu hiện nóng trong người
Nóng trong người là tình trạng nhiệt độ bên trong cơ thể duy trì ở mức cao nhưng nhiệt độ bên ngoài cơ thể (cụ thể là da) vẫn ở trạng thái bình thường. Hiện tượng này xảy ra có thể là do sự thay đổi nội tiết ở bên trong cơ thể như phụ nữ đang mang thai, người đang trong chu kỳ kinh nguyệt, hoặc những yếu tố từ môi trường bên ngoài như chế độ sinh hoạt, ăn uống.
Các biểu hiện nhận biết nóng trong người:
-
Trên da xuất hiện nhiều mẩn ngứa, các khu vực niêm mạc có thể mọc mụn nhọt
-
Các bộ phận như da, lòng bàn tay, lòng bàn chân, kết mạc, niêm mạc lưỡi chuyển sang màu vàng
-
Mắt xuất hiện quầng thâm, có dấu hiệu khô mỏi mắt
-
Môi đỏ, căng mọng nhưng lại bị nứt nẻ
-
Liên tục xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng, chảy máu cam
-
Bị mất ngủ thường xuyên, trong người cảm thấy khó chịu
-
Phân bạc màu, nước tiểu có màu vàng sậm hơn
-
Ăn nhiều nhưng không tăng được cân.
2. Nóng trong người nên uống gì để nhanh hạ nhiệt?
Nóng trong người nên uống gì cho mát là câu hỏi mà nhiều người đã đặt ra. Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này thì hãy thử uống các loại nước sau đây để nhanh chóng giải nhiệt.
2.1. Trà bí đao
Khi tìm hiểu nóng trong người nên uống gì để thanh nhiệt thì chắc chắn nhiều người đã biết đến với thức uống trà bí đao, với nhiều công dụng phải kể đến như:
-
Thải độc, lợi tiểu rất tốt cho gan và thận
-
Giải nhiệt cho cơ thể hiệu quả nhờ tính hàn vốn có của quả bí đao
-
Lượng chất xơ có trong quả bí đao cũng có tác dụng hỗ trợ cho hệ tiêu hoá.
Lưu ý phụ nữ đang mang thai không nên uống nhiều trà bí đao vì tính hàn có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
2.2. Nước trà khổ qua
Uống trà nước khổ qua là một trong những cách giải nhiệt nóng trong người vô cùng hiệu quả. Thành phần trong trái khổ qua (mướp đắng) có chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa giúp giảm axit uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ổn định huyết áp… Bên cạnh đó, vitamin C có trong loại quả này còn có tác dụng giải độc để loại bỏ mụn và mẩn đỏ.
>>> Xem thêm: Những Tác Dụng Của Mướp Đắng Là Gì? 3 Thực Phẩm Đại Kỵ Với Mướp Đắng Cần Nhớ
2.3. Nước gạo lứt rang
Gạo lứt là thực phẩm cung cấp nhiều tinh bột, chất xơ, protein, chất béo, các axit amin, khoáng chất… Các chất này giúp cơ thể đào thải nhiều chất độc tố và giải độc gan thận. Hơn nữa, gạo lứt là nguồn thực phẩm tốt cho người mắc các bệnh về tim mạch, mỡ máu, huyết áp, tiểu đường…
Nếu bạn vẫn chưa biết nóng trong người nên uống gì thì hãy nấu nước gạo lứt rang. Cách nấu như sau: Cho gạo lứt vào chảo rang, sau đó đun sôi nước đến khi tất cả hạt gạo nở ra. Bạn có thể cho thêm một chút muối để hương vị thêm phần đậm đà hơn. Khi nước gạo lứt nguội thì chiết lấy nước uống. Hoặc bạn có thể lấy gạo lứt đã được rang cho vào ấm trà như pha trà để uống bình thường.
2.4. Nóng trong người uống gì – Nước sắn dây
Nước sắn dây luôn được mọi người biết đến với công dụng giải nhiệt cơ thể hiệu quả. Bạn có thể pha bột sắn dây với một cốc nước đun sôi và dùng thìa khuấy đều để bột không bị vón cục. Lưu ý, cách uống nước sắn dây dành cho người nóng trong người nên uống gì là chỉ nên uống một cốc nước sắn dây mỗi ngày và uống cách bữa ăn 30 phút. Đối với những người bị huyết áp thấp, thể trạng cơ thể yếu ớt và mệt mỏi thì không nên sử dụng bột sắn dây.
2.5. Nước râu ngô
Nóng trong người nổi mụn nên uống gì? Bạn có thể tham khảo một loại thức uống dễ uống là nước râu ngô. Theo quan niệm Đông y, râu ngô có vị ngọt và tính bình có công dụng điều hoà nhiệt độ cơ thể, giúp trị mụn hiệu quả. Trong râu ngô còn chứa nhiều vitamin như vitamin A, C, K, B2… rất tốt cho sức khỏe.
Cách nấu nước râu ngô: Đun sôi nước rồi thả râu ngô vào đun tiếp khoảng 20 phút, pha cùng với một chút đường để tạo vị ngọt giúp cho nước râu ngô dễ uống hơn. Lưu ý, bạn chỉ nên uống nước râu ngô nhiều nhất là 10 ngày trong một tháng.
>>> Xem thêm: Bắp Ngô Bao Nhiêu Calo? Bật Mí Các Món Ngon Từ Ngô Không Lo Tăng Cân
2.6. Nước rau má
Nước rau má có công dụng thanh nhiệt cơ thể và làm mát gan giúp bên trong cơ thể không còn cảm giác nóng bức. Rau má còn có thể kích thích quá trình loại bỏ các độc tố thông qua thận, giúp cơ thể thoải mái và có nhiều năng lượng hơn.
Cách chế biến nước rau má: Xay hoặc giã nhuyễn lá rau má, rồi đem lọc lấy nước uống mỗi ngày. Lưu ý, phụ nữ đang mang thai hoặc người mắc bệnh tiểu đường thì tuyệt đối không được sử dụng nước rau má.
Với những loại nước uống trên đây thì bạn đã biết nóng trong người nên uống gì để giải nhiệt cho cơ thể. Thấu hiểu tầm quan trọng của việc chọn lựa đúng thức uống, chúng ta không chỉ giải tỏa cảm giác nóng bức mà còn đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng. Hãy sử dụng đúng liều lượng để phát huy hết công dụng và đảm bảo tốt nhất cho sức khoẻ.