Rau ngót có tác dụng gì? Những tác hại bạn nhất định phải lưu tâm

Rau ngót có tác dụng gì? Những tác hại bạn nhất định phải lưu tâm

Rau ngót có tác dụng gì là thắc mắc chung của nhiều người bởi đây là loại thực phẩm phổ biến trên mâm cơm Việt Nam. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu một số tác hại nếu không biết chế biến, sử dụng đúng cách.

1. Thành phần dinh dưỡng trong rau ngót

Trước khi tìm hiểu rau ngót có tác dụng gì, bạn nên biết thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, rau ngót rất giàu chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, vitamin K, vitamin C, folate (axit folic), chất xơ, kali và sắt.

Ngoài ra rau ngót cũng chứa rất ít calo nhưng lại dồi dào đạm, không chứa nhiều cholesterol. Cụ thể với 100g rau ngót sẽ bao gồm:

Chất dinh dưỡng

Hàm lượng

Protein

5,3 gam

Canxi

169 mg

Tinh bột

3,4 gam

Phốt pho

64,5 mg

Sắt

2,7 mg

Carotin

6 mcg

Vitamin B1

100 mcg

Vitamin B2

400 mcg

Vitamin C

185 mg

Vitamin PP

2,2 gam

Bởi chứa hàm lượng đạm cao, rau ngót có thể được bổ sung vào thực đơn dành cho người ăn chay. Ngoài ra việc dùng protein thực vật thay cho động vật cũng hạn chế tình trạng sỏi thận, loãng xương, hạn chế quá trình chuyển hoá canxi. Rau ngót có tác dụng gì? Những tác hại bạn nhất định phải lưu tâm

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, Rau ngót có tác dụng gì cho sức khoẻ?

2. Rau ngót có tác dụng gì cho sức khoẻ?

Nếu bạn muốn tìm một loại rau chứa nhiều dưỡng chất, bạn nhất định phải biết rau ngót có tác dụng gì. Loại thực phẩm này có nhiều lợi ích cho sức khoẻ, góp phần cải thiện hệ tiêu hoá, tăng cường trao đổi chất và cải thiện hệ miễn dịch. Ngoài ra rau ngót còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bảo vệ tế bào chống lại sự tổn thương do tác động của gốc tự do.

Đây còn là loại rau có sự khác biệt về mùi vị, kết cấu đi kèm với chất dinh dưỡng trong nó,giúp bổ sung vitamin, vi chất dinh dưỡng, khoáng chất để bạn có một cơ thể tràn đầy năng lượng.

Rau ngót có tác dụng gì? Những tác hại bạn nhất định phải lưu tâm

Rau ngót có tác dụng gì cho sức khoẻ được nhiều người quan tâm

2.1. Rau ngót giúp thanh nhiệt, giải độc

Cũng như nhiều loại rau, rau ngót cũng giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu cho cơ thể. Rau ngót thường được dùng để nấu ăn hay làm bài thuốc chữa trị chảy máu cam trong Đông Y.

2.2. Trị ho, sốt cao, nổi phát ban

Đáp án thứ hai cho câu hỏi rau ngót có tác dụng gì là trị ho, sốt cao, nổi phát ban. Bài thuốc thường được sử dụng trong Đông Y như sau:

Cách 1: Lấy khoảng 20 – 40 gam lá rau bồ ngót tươi, rửa sạch rồi đem sắc với nước uống.

Cách 2: Dành cho trẻ em bị tưa lưỡi bạn hãy làm theo bước sau:

  • Bước 1: Đầu tiên ngắt một ít lá rau ngót, rửa sạch với nước sau đó đem giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt.

  • Bước 2: Sử dụng băng gạc để thấm lấy nước cốt, thoa đều lên lưỡi, vòm họng và lợi của con bé. Bạn có thể thêm 1 ít mật ong vào hỗn hợp để vị dễ chịu hơn cho bé.

2.3. Giúp phụ nữ sau sinh lợi sữa, làm sạch và tống xuất sản dịch

Nếu bạn đang tìm hiểu rau ngót có tác dụng gì, bạn nên biết một vài nghiên cứu chỉ ra, loại rau này có tác dụng lợi sữa, làm sạch và tống sản xuất dịch. Ngoài ra ăn nhiều rau bồ ngót sẽ làm kích thích co thắt tử cung. Từ đó các mẹ sau sinh có thể tống hết sản dịch còn ứ đọng lại ra khỏi tử cung hiệu quả.

Rau ngót có tác dụng gì? Những tác hại bạn nhất định phải lưu tâm

Rau ngót giúp lợi sữa, tống xuất sản dịch

2.4. Giúp kiểm soát đường huyết

Trong lá rau ngót có chiết xuất Flavonoid và Polyphenol có chức năng giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2 hiệu quả. Với chiết xuất kiểm soát đường huyết của Flavonoid sẽ giúp cơ thể bạn ngăn chặn sự tích béo.

Còn với Polyphenol giúp làm giảm quá trình sản sinh tế bào tăng sinh chất béo, tăng quá trình oxy hoá của các axit béo hiệu quả. Bên cạnh đó, rau ngót còn rất tốt trong việc kiểm soát đường huyết là còn chứa chất insulin, kiểm soát lượng đường, hỗ trợ điều trị đái tháo đường tuýp 1.

2.5. Hỗ trợ ổn định huyết áp

Biết được rau ngót có tác dụng gì, bạn có thể áp dụng các món ăn từ loại rau này cho chính người thân của mình. Rau ngót chứa hoạt chất chống co thắt cơ trơn Papaverin có trong lá bồ ngót, hỗ trợ giãn mạch máu tốt. Chính vì vậy, nó được bổ sung vào thực đơn hàng ngày giúp người bệnh cao huyết ổn định huyết áp hiệu quả.

Thêm vào đó các bệnh nhân tắc nghẽn mạch, xơ vữa động mạch khi ăn loại rau này cũng rất tốt trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh.

2.6. Tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm

Một trong những đáp án cho rau ngót có tác dụng gì chính là khả năng tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm cho người ăn. Hàm lượng vitamin C dồi dào trong rau cùng các thành phần dinh dưỡng khác sẽ giúp cơ thể được tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ củng cố các lớp bảo vệ.

Rau ngót có tác dụng gì? Những tác hại bạn nhất định phải lưu tâm

Ăn rau ngót giúp cải thiện hệ miễn dịch

3. Tác hại của rau ngót cần phải lưu ý

Ngoài việc biết lợi ích từ câu hỏi: “Rau ngót tác dụng gì?”, bạn cần biết những tác hại nếu không sử dụng đúng cách.

3.1. Có nguy cơ gây sảy thai

Mặc dù sau phần: “ Rau ngót có tác dụng gì tốt cho sức khoẻ?”, chúng ta nắm được rau ngót tốt cho phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên trong quá trình mang thai, bạn cần phải cẩn thận trong việc sử dụng rau ngót để chế biến món ăn.

Hàm lượng Papaverin trong rau ngót có thể làm cho quá trình co bóp tử cung tăng. Thậm chí nếu nạp quá nhiều Papaverin có thể khiến các bà bầu sảy thai. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra ăn nhiều rau ngót ảnh hưởng đến thai nhi tuy nhiên bạn cũng nên cẩn thận.

Rau ngót có tác dụng gì? Những tác hại bạn nhất định phải lưu tâm

Rau ngót không tốt cho phụ nữ đang mang thai

3.2. Rau ngót có thể gây mất ngủ

Bạn không nên dùng rau ngót sống làm nước ép để uống quá nhiều. Điều này có thể tăng thêm nguy cơ mắc các bệnh về phổi. Vì vậy, nếu bạn uống liên tục 150g nước bồ ngót/ngày, bạn sẽ gặp triệu chứng khó ngủ.

Xem Thêm: Bà Bầu Ăn Rau Răm Được Không? Dù Nhiều Lợi Ích Nhưng Mẹ Bầu Cần Đặc Biệt Chú Ý

4. Cách chọn rau ngót tươi, ngon, đảm bảo chất lượng

Để tận dụng tốt lợi ích mà rau ngót đem lại cùng đảm bảo hương vị cho món ăn, bạn cần biết cách lựa rau ngót tươi, ngon, đảm bảo chất lượng.

  • Khi lựa chọn mua rau ngót, hãy lựa chọn những bó rau lá mỏng, thân cứng cáp. Không nên chọn những bó rau với cọng bị yếu, lá xoăn bất thường hay nghi ngờ có dấu hiệu của hoá chất.

  • Hạn chế ăn rau ngót trái vụ bởi rau đã được can thiệp chất tăng trưởng, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ. Mùa vụ rau ngót tự nhiên là tháng 7 đến tháng 3 năm sau, bạn có thể dựa vào để chọn mua rau ngót ngon nhất.

Rau ngót có tác dụng gì? Những tác hại bạn nhất định phải lưu tâm

Rau ngót tươi ngon nên chọn loại non

Xem Thêm: 7 Tác Dụng Của Ớt Chuông Với Sức Khoẻ, Đặc Biệt Lợi Ích Thứ 3 Nhiều Người Bất Ngờ

Nếu bạn đã nắm được thông tin rau ngót có tác dụng gì, hãy lưu lại những điều cần biết trên đây để chế biến món ăn một cách hợp lý. Đây là loại rau tốt, nhiều chất dinh dưỡng với đạm thực vật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *