Thịt tôm kỵ gì? Tôm rất bổ dưỡng nhưng sử dụng tôm cùng với các thực phẩm này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và không có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là 9 loại thực phẩm bạn tuyệt đối không nên sử dụng chung với tôm.
1. Thịt tôm kỵ gì? 9 thực phẩm tuyệt đối không ăn cùng tôm
Việc tìm hiểu tôm kỵ gì trước khi chế biến sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro bị ngộ độc thực phẩm hoặc tích tụ các độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là 9 loại thực phẩm “đại kỵ” với tôm tuyệt đối không nên sử dụng cùng nhau.
1.1. Tôm kỵ với thịt gà/thịt heo
Thịt gà, thịt lợn là một trong những đáp án cho câu hỏi tôm kỵ gì. Theo nhiều các bài báo khoa học về thực phẩm và dinh dưỡng cho biết, thịt heo/thịt gà và tôm đều là những thực phẩm tính nóng, có tác dụng làm ấm và bồi bổ sức khỏe nhưng chúng thuộc tương kỵ ngũ hành.
Khi ăn kết hợp thịt gà, thịt lợn với tôm, hàm lượng protein chứa trong thịt gà, thịt lợn sẽ kết tủa khiến cho người ăn không thể hấp thụ được dưỡng chất này. Việc kết hợp 2 loại thực phẩm này sẽ gây ra tình trạng lạnh bụng, khó tiêu và lâu ngày sẽ làm suy giảm chức năng của thận và gan.
1.2. Tôm kỵ với các thực phẩm giàu vitamin C
Theo nhiều nghiên cứu từ Đại học Chicago (Mỹ) cho thấy, trong vỏ tôm có chứa nhiều các chất Arsenic Oxide (As2O5) – một hợp chất thạch tín. Tuy hợp chất này không gây nguy hại đến sức khỏe của con người nhưng khi chúng gặp phải vitamin C thì sẽ biến đổi thành As203 (Diarsenic Trioxide).
Theo các nghiên cứu, hợp chất As203 là tác nhân chính gây ra các vấn đề về sức khỏe như tê liệt mạch máu nhỏ ở nội tạng bao gồm thận ruột tim gan. Nếu trong trường hợp nặng hơn có thể gây ra xuất huyết ở tai, mắt, mũi, miệng và gây ra nguy cơ tử vong.
Một số loại quả chứa hàm lượng vitamin C dồi dào như mướp đắng, ớt chuông đỏ, dưa lưới vàng, đu đủ, kiwi, táo tàu, dâu tây,… Thời điểm tốt nhất để ăn những loại quả này là ít nhất 1-2 tiếng sau khi ăn tôm. Ngoài các loại quả, bạn cũng nên cẩn trọng khi kết hợp tôm cùng với các loại rau nhiều vitamin C như cà rốt, bông cải xanh, cải xoăn, cà chua, súp lơ trắng.
1.3. Tôm kỵ với bí đỏ
Biết được tôm kỵ gì, bạn có thể tránh kết hợp trong các bữa ăn. Trong Đông y, bí đỏ có tính hàn và vị ngọt con tôm lại có tính ấm, mặn và có vị ngọt. Nếu kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau, nguyên tố vi lượng trong tôm sẽ sản sinh phản ứng với pectin có trong bí đỏ.
Khi hệ tiêu hóa gặp phản ứng này sẽ làm chậm lại quá trình hoạt động của enzyme phân hủy đường và tinh bột. Quá trình này phải chịu nhiều áp lực tiêu hóa, khó hấp thu dẫn đến tình trạng kiết lị và gây rối loạn tiêu hóa.
1.4. Tôm kỵ với đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu nành
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành chứa nhiều protein và canxi, trong khi đó thịt tôm lại chứa nhiều protein và vỏ tôm cũng chứa nhiều canxi. Khi ăn chung những loại thực phẩm này sẽ gây khó dễ cho hệ tiêu hóa, gây khó tiêu và thậm chí là đau bụng, tiêu chảy,…
1.5. Tôm kỵ với trà
Bạn tuyệt đối không nên uống trà ngay sau khi vừa ăn thực phẩm chế biến từ tôm. Bởi trong nước trà có chứa hàm lượng axit tannic khi kết hợp với canxi trong tôm sẽ biến đổi thành canxi không hòa tan được. Nếu độc tố này được tích tụ lâu ngày sẽ gây kích ứng dạ dày mạnh và ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa, sự kết hợp này còn gây ra viêm dạ dày, khó chịu và gây ra nhiều các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn hoặc thậm chí là đau bụng.
Ngoài ra, khi kết hợp tôm và trà cũng sẽ khiến cho các chất hóa học tự nhiên như catechin và các hợp chất khác tương tác và gây nguy hại đến sự hấp thu và hoạt động chung của hệ tiêu hóa.
1.6. Tôm kỵ với oliu
Trước khi nấu ăn, nhiều người thường tìm hiểu tôm kỵ gì. Tôm tuyệt đối không nên ăn chung với dầu oliu. Trong oliu chứa rất nhiều chất canxi tốt cho sự phát triển của xương. Tuy nhiên, bạn kết hợp oliu với tôm lại phản tác dụng bởi trong tôm cũng chứa nhiều canxi. Khi hai thực phẩm này kết hợp cùng nhau sẽ làm cho cơ thể khó có thể hấp thu và dẫn đến nguy cơ bị trúng độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
1.7. Tôm kỵ với những đồ uống có cồn
Rượu bia và những đồ uống có cồn gần như không thể thiếu trong những buổi tiệc tùng, lễ tết. Những loại đồ uống này khi kết hợp cùng với tôm sẽ khiến cho cơ thể vô tình tạo ra axit uric. Khi nồng độ axit này tăng cao, cơ thể sẽ dễ mắc bệnh gút hơn.
Điều này là do chất purin có trong thịt tôm tạo ra axit uric khi đi vào cơ thể. Khi đồ uống có cồn, chẳng hạn như rượu vang, vào cơ thể, chúng sẽ chuyển hóa thành axit lactic. Axit này có tác dụng ức chế sự đào thải axit uric của thận.
Nói cách khác, khi có axit lactic, axit uric sẽ tích tụ trong cơ thể, gây ra bệnh gút.
1.8. Tôm kỵ thịt bò
Thịt bò cũng là đáp án cho câu hỏi tôm kỵ gì mà nhiều người không nghĩ đến. Tôm là loại hải sản giàu magie và canxi, còn thịt bò rất giàu phốt pho và các chất dinh dưỡng khác. Cả hai chất đều có tác động tích cực đến sức khỏe của xương, khớp và cơ. Tuy nhiên, kết hợp tôm và thịt bò trong cùng một món ăn không hề có lợi cho sức khỏe. Sự kết hợp giữa canxi và magie trong tôm và phốt pho trong thịt bò có thể gây ra phản ứng kết tủa. Hiện tượng này làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Nếu phản ứng này xảy ra thường xuyên, sỏi mật và sỏi thận có thể phát triển.
Vì vậy, bạn nên tránh ăn tôm chung với thịt bò trong các món ăn để tối đa hóa chất dinh dưỡng và tránh gây ra các vấn đề về sức khỏe như sỏi mật, sỏi thận.
1.9. Tôm kỵ sữa
Một thông tin khác cho thắc mắc tôm kỵ gì chính là sữa. Bạn không nên kết hợp tôm và sữa bởi trong 2 loại thực phẩm này đều chứa nhiều canxi. Nếu bạn uống sữa ngay sau khi ăn tôm sẽ khiến cho hệ tiêu hóa khó hấp thu canxi. Tình trạng này xảy ra thường xuyên, lâu dần độc tố sẽ tích tụ lại gây ra nguy cơ bị sỏi thận.
Kết hợp tôm với sữa có thể gây dị ứng, đau bụng, nôn mửa. Tốt nhất, bạn chỉ nên uống sữa trước hoặc sau khi ăn tôm 2-4 tiếng.
Xem thêm:
- Thịt Cua Kỵ Gì? 11 Thực Phẩm Đại Kỵ Với Cua Tránh Nấu Chung Để Tránh Rước Bệnh
- Khoai Lang Kỵ Gì? 6 Thực Phẩm Cực Tốt Nhưng Kết Hợp Với Khoai Lang Độc Không Tưởng
2. Những nhóm đối tượng nào không nên hoặc hạn chế ăn tôm?
Không chỉ cần quan tâm xem tôm kỵ gì, nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau đây cũng nên hạn chế ăn tỏi.
-
Nhóm người bị dị ứng với hải sản không nên ăn tôm
Những người có cơ địa bị dị ứng với các đồ hải sản, khi ăn tôm cũng sẽ gây ra tình trạng dị ứng với các biểu hiện như ngứa ngáy, sưng phù tay chân hoặc mặt và nổi mẩn đỏ. Hơn nữa, nếu bạn không may bị dị ứng mạnh sẽ có thể gây ra sốc phản vệ và đe dọa tính mạng.
-
Người bị bệnh hen suyễn, hô hấp không nên ăn tôm
Ăn tôm có thể gây kích ứng, ngứa ngáy vòm họng gây phế quản co thắt gây ra tình trạng ho hoặc hen suyễn khởi phát ảnh hưởng đến những người có vấn đề về hô hấp.
-
Người bị cường giáp nên hạn chế ăn tôm
Một điều kiêng kỵ với những người bị bệnh cường giáp chính là không được ăn các thực phẩm giàu iốt. Thật không may, trong tôm lại chứa hàm lượng iốt vô cùng lớn khiến bệnh trở nên nặng thêm.
-
Người có hệ tiêu hóa kém nên hạn chế ăn tôm
Ăn tôm quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây áp lực cho hệ tiêu hóa khiến bạn dễ bị tiêu chảy, đau dạ dày hoặc các tình trạng rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng khác.
-
Người mắc bệnh về xương hạn chế ăn tôm
Những người mắc bệnh về xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp không nên ăn quá nhiều tôm. Trong tôm chứa nhiều các iốt có thể làm tình trạng thoái hóa khớp trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều tôm sẽ khiến cho cơ thể nạp vào một lượng lớn purine, gây lắng đọng các tinh thể axit uric trong khớp, gây các vấn đề về khớp trở nên trầm trọng hơn.
3. Những điều đại kỵ cần nắm khi ăn các thực phẩm chế biến từ tôm
Tôm là thực phẩm chứa nhiều các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi ăn tôm việc nắm được những thông tin về thịt tôm kỵ gì chưa đủ, bạn cần phải chắt nhặt thêm những lưu ý khi ăn tôm đúng cách để tận dụng triệt để chất dinh dưỡng và không gây nguy hại sức khỏe.
-
Không nên ăn đầu tôm: Trong đầu tôm chứa nhiều các chất độc cùng các ký sinh trong khác gây hại cho cơ thể. Do đó, bạn cần tránh ăn đầu tôm.
-
Không nên ăn tôm sống: Thực phẩm sống thường chứa nhiều trứng sán và các ấu trùng sán khác. Việc ăn tôm sống hoặc các loại hải sản sống khác có thể tạo môi trường cho các ấu trùng xâm nhập vào cơ thể.
-
Không nên ăn tôm đã chết: Trong tôm có chứa nhiều các chất histidine và hoạt chất này có thể gây ra khả năng phân hủy thành chất histamine. Hoạt chất này có thể gây ra các phản ứng như sưng đỏ mắt, phát ban, ngứa ngáy và sưng phù hoặc nặng hơn có thể gây ra tình trạng hạ huyết áp, giãn tĩnh mạch và co thắt tim.
-
Chỉ ăn tôm với một lượng vừa đủ: Việc ăn quá nhiều tôm có thể gây ra dị ứng và rối loạn tiêu hóa. Trung bình đối với người trưởng thành thì nên tiêu thụ khoảng 107g tôm/tuần.
-
Tuyệt đối không nên ăn chỉ tôm: Phần chỉ tôm thuộc vào bộ phận tiêu hóa của con tôm và chứa nhiều các kim loại nặng không tốt cho sức khỏe. Do đó, khi chế biến tôm bạn nên loại bỏ phần chỉ tôm.
4. Các bộ phận nào của tôm không nên ăn?
Sau khi nắm bắt được những thông tin hữu ích về tôm kỵ gì, khi sơ chế tôm bạn cũng nên lưu ý một số bộ phận của con tôm nên loại bỏ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tốt cho sức khỏe. Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết những bộ phận của tôm không nên ăn bao gồm:
-
Đầu tôm
Trong đầu tôm chứa nhiều các chất thải của tôm và tích tụ nhiều kim loại nặng như asen gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai đối với phụ nữ mang thai. Do đó, khi sơ chế tôm cần phải loại bỏ đầu để đảm bảo an toàn.
-
Vỏ tôm
Trong vỏ tôm cứng có thành phần chính là chitin – một dạng polymer cấu tạo thành lớp vỏ của các loài động vật giáp xác. Khi dung nạp hoạt chất này vào cơ thể sẽ khiến khó tiêu hóa và hấp thu.
-
Đường chỉ đen trên lưng tôm
Đường chỉ đen hoặc trắng trên lưng tôm chứa dạ dày và đại tràng chứa nhiều chất bẩn và kim loại. Bạn cần loại bỏ đường chỉ tôm để món ăn được sạch sẽ và tránh ảnh hưởng sức khỏe.
5. Có nên cho trẻ em ăn nhiều tôm hay không?
Tôm là một loại thực phẩm có nguồn protein dồi dào và cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của cả người lớn và trẻ em như iodine, selen và vitamin B12. Do đó, tôm được các bậc phụ huynh lựa chọn tôm là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày của các con yêu.
Tuy đây là sản phẩm giàu dinh dưỡng nhưng vẫn phải cung cấp cho trẻ với lượng phù hợp để đảm bảo dinh dưỡng, tránh sử dụng quá mức trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Ngoài ra, các cha mẹ cần lưu ý một số trẻ có thể phản ứng dị ứng với hải sản như tôm, nên khi cho trẻ ăn các thực phẩm chế biến từ tôm cần theo dõi vấn đề sức khỏe của trẻ nhỏ. Ban đầu bạn chỉ nên cho các bé ăn tôm với một lượng bé để xem bé có bị dị ứng hay không. Tuyệt đối không nên cho con ăn quá nhiều tôm trong lần đầu khi con tập ăn hải sản. Điều này có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và dẫn đến ngộ độc cho trẻ nhỏ cùng những hậu quả không ngờ tới.
Tôm là một nguyên liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong chế biến thực phẩm, bất cứ ai cũng đều nên nắm rõ thịt tôm kỵ gì. Điều này giúp cho bạn tránh được những món ăn nguy hại cho sức khỏe, đồng thời cũng sử dụng tỏi để phát huy đúng lúc đúng chỗ nhằm phát huy hết tác dụng của loại thực phẩm này.
tôm