Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi là điều mà rất nhiều mẹ quan tâm. Bởi ở thời điểm này, bé không chỉ bắt đầu làm quen với đa dạng nhóm thức ăn mà còn cần nguồn dinh dưỡng lớn để phát triển toàn diện.
1. Tìm hiểu về khẩu phần ăn của bé 8 tuổi
Trước khi tìm hiểu về cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi thì các mẹ cần phải hiểu rõ về khẩu phần ăn của con mình. Đây là giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển của bé nên chế độ dinh dưỡng cũng cần được đặc biệt quan tâm.
Ở giai đoạn này, chế độ dinh dưỡng của bé phải được bảo đảm thông qua việc ăn sữa mẹ song song với ăn dặm. Thường thì khi trẻ bước sang tháng thứ 8 sẽ phải đáp ứng khoảng 500ml – 600ml sữa mỗi ngày cùng với 2 – 3 bữa cháo ăn dặm.
Trong thời gian này thì con có thể ăn những thức ăn thô dạng mềm, sệt. Khẩu phần ăn của bé phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để bé phát triển. Trong đó, phải có đủ 4 nhóm thực phẩm như: đạm, protein, glucid, lipid, vitamin và các khoáng chất.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ, khẩu phần ăn của các bé ở giai đoạn 8 tháng tuổi cần đảm bảo được một số yếu tố dưới đây:
-
Trứng, thịt: 50g – 60g/bữa.
-
Cá, tôm: 50g – 60g/ bữa.
-
Gạo: 50g – 60g/ bữa.
-
Dầu ăn: 15g/ bữa.
-
Rau xanh.
-
Trái cây
Đối với giai đoạn 8 tháng tuổi thì thức ăn cho bé mẹ nhớ cần phải xay nhuyễn mịn để bé ăn không bị hóc. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung thêm bữa ăn phụ cho bé yêu. Chẳng hạn như là sữa chua, nước hoa quả, trái cây, váng sữa, phô mai…
2. Bé 8 tháng tuổi ăn được những gì?
Bước sang tháng thứ 8, bé đã bắt đầu tập ăn dặm nên những loại thức ăn mà bé có thể ăn được cũng đa dạng hơn. Ở thời điểm này, các mẹ cũng có thể cân nhắc để cho bé bổ sung các loại thực phẩm ở nhóm chất đạm. Chẳng hạn như là: thịt gia cầm, thủy sản, cua đồng, tôm, lươn, cá trê… Bên cạnh đó thì mẹ có thể bổ sung thêm sữa chua và phô mai vào thực đơn bữa phụ.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng lượng ăn mang tính chất tham khảo, không nên ép bé ăn mà cần tùy theo khả năng ăn của bé. Ngoài ra, cũng cần lưu ý thử dị ứng trước khi cho bé ăn món mới.
Một trong những loại thức ăn phù hợp cho bé trong giai đoạn 8 tháng tuổi chính là cháo dinh dưỡng. Kết cấu đặc vừa phải sẽ giúp bé bắt đầu làm quen với thức ăn thay vì sữa. Tuy nhiên cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi vừa ngon lại đơn giản là điều mà không phải mẹ nào cũng biết.
3. Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi
Cháo dinh dưỡng là sự lựa chọn hoàn hảo cho bé ở giai đoạn 8 tháng tuổi. Tuy nhiên tùy theo khẩu vị mà cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi của mỗi mẹ cũng sẽ có sự khác biệt.
Nếu mẹ vẫn chưa biết chọn công thức nào cho thực đơn của con thì hãy tham khảo ngay 7 cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi thơm ngon, hấp dẫn, kích thích vị giác dưới đây.
3.1. Cháo cá hồi
Cháo cá hồi là một trong những món cháo giúp cho các bé tăng cân nhanh chóng. Vì món ăn này rất giàu dinh dưỡng, có thể đáp ứng được đầy đủ các chất cần thiết cho sự phát triển của bé.
Nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao nên đây là một trong những cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi phổ biến và được nhiều mẹ lựa chọn. Các bước thực hiện món ăn này lần lượt như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị:
-
Gạo tẻ
-
Cá hồi tươi
-
Rau mùi, hành lá
-
Gia vị
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Cá hồi mua về làm sạch, luộc chín rồi gỡ lấy phần thịt còn phần xương để riêng.
-
Bước 2: Thịt cá hồi băm nhuyễn, phi thơm với hành và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
-
Bước 3: Phần xương thì mẹ đem ninh để lấy nước dùng. Mẹ lưu ý nhớ lọc kỹ để loại bỏ hết xương khỏi nước cốt.
-
Bước 4: Gạo tẻ, gạo nếp cho vào nồi nước cốt để nấu nhừ ra, đến khi cháo chín thì cho cá hồi đã phi vào đảo.
-
Bước 5: Đợi cho cháo nguội bớt thì mẹ múc ra bát để cho bé thưởng thức.
3.2. Cháo thịt bò với bí đỏ
Cháo thịt bò với bí đỏ là món ăn hỗ trợ các bé chậm tăng cân có thể tăng cân hiệu quả. Bởi vì trong thịt bò với bí đỏ có rất nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Với hàm lượng protein, chất béo, vitamin và khoáng chất cao thì đây là phương pháp giúp bé tăng trưởng cân nặng một cách hiệu quả.
Nguyên liệu chuẩn bị:
-
Thịt bò
-
Bí đỏ
-
Gạo
-
Tỏi và gia vị
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Thịt bò mẹ đưa đi làm sạch sau đó thái nhỏ rồi băm nhuyễn ra. Tỏi thì bóc vỏ, đập nhỏ sau đó cho vào chảo phi thơm lên.
-
Bước 2: Khi tỏi thơm thì mẹ cho thịt bò vào xảo.
-
Bước 3: Bí đỏ mẹ cắt nhỏ rồi cho lên bếp ninh nhừ cùng với gạo tẻ.
-
Bước 4: Thêm thịt bò đã xào vào đảo cho đến khi cháo sôi thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
3.3. Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi với tôm và bí đỏ
Cháo tôm bí đỏ chứa lượng lớn protein, vitamin và khoáng chất giúp cung cấp các chất dinh dưỡng để bé phát triển cân nặng và chiều cao. Vì thế, mẹ nên học cách nấu món cháo này với các bước như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị:
-
Gạo
-
Tôm
-
Bí đỏ
-
Hành củ
-
Gia vị
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Bí đỏ rửa sạch sau đó cắt miếng vừa ăn rồi đem đi ninh cùng với gạo.
-
Bước 2: Tôm lột vỏ, rút chỉ sau đó đưa đi rửa sạch. Ướp tôm cùng với hạt nêm rồi xay thật nhuyễn.
-
Bước 3: Chờ khi cháo chín thì cho tôm vào để đun trên lửa nhỏ rồi thêm hành và nêm gia vị.
3.4. Cháo yến mạch với sữa
Nhắc đến những cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi mà bỏ qua công thức cháo yến mạch với sữa thì sẽ là thiếu sót lớn. Nguyên liệu dễ tìm, cách nấu đơn giản nhưng hàm lượng dinh dưỡng của món ăn này lại rất cao. Cách thực hiện món cháo yến mạch với sữa gồm các bước sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Sữa
-
Nước
-
Yến mạch
Cách nấu cháo yến mạch cho trẻ ăn dặm:
-
Bước 1: Mẹ nấu một nồi nước sôi sau đó cho yến mạch vào và khuấy đều.
-
Bước 2: Tiếp theo, mẹ thêm sữa vào và tiếp tục đảo đều tầm 2-3 phút.
-
Bước 3: Khi thấy cháo sôi thì mẹ tắt bếp. Sau đó đổ cháo ra rây cho mịn rồi xay nhuyễn.
-
Bước 4: Để cho cháo nguội bớt thì mẹ múc ra bát cho bé ăn ngay.
3.5. Nấu cháo chim bồ câu cùng hạt sen
Thịt chim bồ câu cực kỳ bổ dưỡng, khi được kết hợp cùng với hạt sen thanh mát có thể giúp các bé bồi bổ cơ thể và tăng cân nhanh. Cách thực hiện món ăn này cụ thể như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị:
-
Chim bồ câu
-
Hạt sen
-
Gạo
-
Hành tím, tỏi băm
-
Gia vị
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Thịt bồ câu mẹ rửa sạch với nước, bóc bỏ phần phổi và cho ráo nước rồi ướp cùng gia vị.
-
Bước 2: Hạt sen bỏ tâm rồi đem đi luộc chín.
-
Bước 3: Vo gạo thật sạch sau đó cho vào nồi nấu cháo, tiếp đến là cho hạt sen và chim bồ câu vào hầm.
-
Bước 4: Đợi khi cháo và chim chín mềm thì mẹ nêm gia vị vừa ăn rồi cho cháo ra bát. Tiếp theo, mẹ rắc thêm chút tiêu cùng với rau thơm rồi cho bé thưởng thức.
3.6. Cháo lươn khoai môn
Lươn được biết đến là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein, sắt và các khoáng chất. Khi được chế biến chung với khoai môn thì bé sẽ được thưởng thức một món cháo béo ngậy, thơm bùi, dễ ăn.
Nguyên liệu chuẩn bị:
-
Gạo
-
Lươn
-
Khoai môn
-
Đậu xanh, hành tím
-
Dầu ăn
-
Gia vị
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu: Gạo và đậu xanh đem ngâm nước và vo sạch. Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch sau đó thái hạt lựu. Lươn làm sạch và lọc lấy phần thịt, thái nhỏ rồi ướp gia vị.
-
Bước 2: Trộn gạo với đậu xanh rồi đổ thêm nước để nấu thành cháo. Khi thấy cháo chín thì mẹ cho khoai môn vào đun cho đến khi khoai chín mềm.
-
Bước 3: Phi thơm hành tím cùng dầu ăn, khi hành thơm thì cho lươn vào xào chín. Cuối cùng thì chỉ cần cho lươn vào nồi đun sôi lại là được.
3.7. Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi với thịt bò phô mai
Thịt bò vốn chứa nhiều protein, sắt còn phô mai thì nhiều canxi, vitamin và chất béo. Vậy nên không khó hiểu khi hai nguyên liệu này được kết hợp để đem đến một món ăn cực hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo một bữa ăn kích thích vị giác cho bé.
Nguyên liệu chuẩn bị:
-
Gạo trắng
-
Phô mai
-
Thịt bò băm nhuyễn
-
Rau dền
-
Cà rốt
-
Hành tím, dầu gấc, gia vị
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Mẹ đi sơ chế các nguyên liệu nấu cháo gồm có: Rau dền bỏ phần gốc và lá già rồi rửa sạch sau đó băm nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, làm sạch sau đó đưa đi xay nhuyễn để lấy 1 bát nước cốt. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch và cũng băm nhuyễn.
-
Sau đó, mẹ cho tất cả các nguyên liệu này vào chung một nồi đun sôi trong khoảng 5 phút.
-
Bước 2: Gạo vo qua rồi bỏ vào nồi, thêm nước để nấu cháo. Khi cháo chín thì cho hỗn hợp đun sôi ở bước 1 vào đảo đều. Tiếp tục đun đến khi sôi lên lần nữa thì nêm một chút gia vị cho vừa ăn.
-
Bước 4: Cuối cùng là tắt bếp, cho dầu gấc vào rồi múc ra bát cho bé ăn nóng.
4. Một số lưu ý trong cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi
Khi trẻ của bạn được 8 tháng tuổi thì cũng là lúc bé đã biết ăn dặm và ăn được nhiều thức ăn. Vì thế, cha mẹ nên chú ý và cho trẻ ăn những món ăn như ăn cháo, ăn bột. Điều này sẽ giúp cho con có đầy đủ các chất dinh dưỡng và dần làm quen với việc ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa.
Tuy nhiên, để con trẻ có thể nhanh thích ứng mà không gặp phải các vấn đề khác thì các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều dưới đây khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn 8 tháng tuổi.
4.1. Đừng nghĩ chỉ cần dùng nước hầm xương
Nhiều phụ huynh thường hầm xương và lấy phần nước hầm đó để nấu với cháo cho trẻ. Vì nhiều người thường nghĩ rằng, khi hầm xương thì những chất dinh dưỡng trong xương sẽ tiết ra nước và không cần cho thêm các loại thịt hay rau vào cháo.
Tuy nhiên, suy nghĩ này lại hoàn toàn sai lầm và không hề tốt cho trẻ. Mẹ nên biết rằng, dù có hầm xương lâu đến mấy thì chất dinh dưỡng vẫn chỉ ở trong xương. Do đó, mẹ cần cho thêm đủ thịt và rau chứ không chỉ có mỗi nước hầm xương.
4.2. Bổ sung thêm chất xơ vào khẩu phần ăn
Khi nấu cháo cho bé, mẹ cần cho thêm nhiều rau củ quả. Những loại rau củ quả tốt cho trẻ như: cà rốt, củ cải, rau ngót,… Những loại thực phẩm này đều chứa chất xơ tốt, giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng và ngăn ngừa táo bón, ăn không tiêu.
Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có thể ăn được rau ở thời điểm từ tháng thứ 8 trở đi. Mẹ có thể lựa chọn xay nhỏ và lấy nước cốt hoặc khuấy đều để nấu cháo cho bé.
4.3. Bổ sung thêm chất béo
Chất béo thực vật là nguồn chất dinh dưỡng giúp bé hấp thu và tiêu hóa tốt hơn. Vì thế, khi nấu cháo cho con, mẹ nên dùng một lượng nhỏ từ dầu thực vật, như dầu mè, dầu vừng, đậu nành hoặc oliu để bổ sung đủ hàm lượng chất béo cần thiết cho bé.
4.4. Cân đối tỷ lệ loãng và đặc của cháo
Vì ở lứa tuổi này, bé nhai còn kém và chỉ có phản xạ nuốt. Mẹ nên để tỷ lệ loãng nhiều hơn là đặc, điều này sẽ giúp trẻ dễ ăn, nuốt rồi dần chuyển sang đặc dễ dàng hơn.
4.5. Nên cho trẻ ăn nhạt hoặc sử dụng gia vị chuyên dùng
Khi nấu cháo cho bé, cha mẹ không nên cho nhiều gia vị. Bên cạnh đó cần sử dụng gia vị ăn dặm thay vì các loại gia vị nấu nướng thông thường. Bởi vì thời điểm 8 tháng tuổi, thận của trẻ còn chưa phát triển hết. Khi ăn đồ mặn nhiều sẽ không tốt đối với sức khỏe trẻ.
Ngoài ra, mẹ nên cho bé ăn từ 2-3 bữa cháo hoặc bột mỗi ngày. Đặc biệt lưu ý, nên nấu cháo ăn trong ngày và không nên để qua đêm.
Trên đây là 7 cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi đủ dưỡng chất. Hy vọng với những gợi ý trên đây, các bậc phụ huynh có thể đa dạng hóa thực đơn cho con và giúp con phát triển toàn diện.