Bạn đã biết cách nấu chè khoai mì dẻo thơm vừa đơn giản, dễ nấu mang đến vị ngon khó cưỡng? Chè khoai mì là một món ăn dân dã, quen thuộc của người Việt Nam. Bổ sung ngay một số cách nấu chè từ khoai mì vào sổ tay nội trợ của bạn để chiêu đãi cả nhà ngay nhé.
1. Tác dụng tuyệt vời của khoai mì với sức khỏe
Khoai mì là một loại củ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài việc cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, khoai mì còn hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị một số bệnh thường gặp:
- Với hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ cao, khoai mì hỗ trợ điều trị chứng tiêu chảy hiệu quả. Các chất chống oxy hóa trong khoai mì giúp ổn định đường ruột, giảm viêm và đau bụng.
- Vitamin B2 và các hợp chất thực vật có trong khoai mì có tác dụng làm giảm cơn đau nửa đầu và đau đầu thông thường. Đồng thời, lượng vitamin A có trong khoai mì còn giúp mắt sáng hơn.
- Là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho não bộ và hệ thần kinh, khoai mì giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy nhược thần kinh. Ăn khoai mì còn hỗ trợ phòng ngừa loãng xương, huyết áp cao.
- Hàm lượng carbohydrate lên tới 95% có trong khoai mì giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy nhược thần kinh. Một số bệnh lý như loãng xương, tăng huyết áp đều có thể được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, lượng protein trong khoai mì giúp cơ bắp săn chắc, da dẻ đàn hồi hơn.
2. Cách nấu chè khoai mì dẻo thơm, bùi ngậy vô cùng hấp dẫn
Ngay sau đây sẽ là một số cách nấu chè khoai mì mì dẻo, bùi béo cực kỳ hấp dẫn, bạn có thể tham ngay vào thực đơn để chiêu đãi cả nhà.
2.1. Cách nấu chè khoai mì với nước cốt dừa
Nguyên liệu chuẩn bị
- 300g khoai mì
- 20g lá dứa
- 200 ml nước cốt dừa
- 50g đường
- 20g đậu phộng sống
- 20g bột năng
- 5g muối
- 420 ml nước
Các bước chế biến
Bước 1: Khoai mì mua về bào vỏ, rửa sạch, ngâm trong nước pha loãng muối để tránh bị đen màu. Sau đó vớt ra và rửa lại thật nhiều lần với nước sạch. Phần lá dứa rửa sạch, cuốn vòng lại.
Bước 2: Cho khoai mì vào thau, dùng bàn bào gọt bỏ lớp vỏ, bào thành từng miếng nhỏ. Hoặc cho khoai vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Sau đó cho khoai mì vào túi vải, vắt bỏ nước cốt. Để riêng phần nước cốt lắng 30 phút để lấy tinh bột.
Bước 3: Cho đậu phộng vào chảo rang với lửa lớn, khi sôi giảm nhỏ lửa, đảo đều 15 phút cho chín vàng. Đổ ra đĩa để nguội rồi bóc vỏ, giã nhuyễn.
Bước 4: Cho nước, tinh bột và bột năng vào khoai mì, trộn đều thành hỗn hợp mịn. Dùng tay vo thành những viên tròn vừa phải.
Bước 5: Đun sôi nước, cho viên khoai mì vào luộc chín, khuấy đều để khỏi dính đáy nồi.
Bước 6: Cho viên khoai mì đã luộc, đường, nước, vani vào nồi đun sôi. Thêm nước cốt dừa, lá dứa, muối vào nấu chín. Pha loãng bột năng, từ từ rót vào đảo đều.
Bước 7: Múc chè ra chén, rắc đậu phộng giã nhuyễn. Thưởng thức ngay khi còn nóng.
2.2. Cách nấu chè khoai mì với lá dứa
Cách nấu chè khoai mì với lá dứa nhanh gọn với nguyên liệu dễ mua nhưng vị ngon khó có món chè nào sánh được. Cùng vào bếp với công thức chế biến đơn giản sau:
Nguyên liệu chuẩn bị
- Khoai mì 300g
- Lá dứa 20g
- Nước cốt dừa 200ml
- Đường 50g
- Đậu phộng sống 20g
- Bột năng 20g
- Muối 5g
Các bước chế biến
Bước 1: Khoai mì chọn củ cỡ vừa, ngâm nước muối pha loãng 10-15 phút rồi rửa sạch, để ráo. Rửa sạch từng lá dứa rồi cột chúng thành bó nhỏ. Các nguyên liệu khác như đường, nước cốt dừa, đậu phộng,…
Bước 2: Bào khoai mì ra thau lớn, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Lọc bột qua rây chỉ lấy phần tinh bột.
Bước 3: Rang đậu phộng ở lửa vừa khoảng 12-15 phút cho chín vàng đều. Bóc vỏ và cho vào cối xay.
Bước 4: Trộn tinh bột khoai mì với bột năng và nước. Chia nhỏ, tạo hình viên tròn vừa ăn.
Bước 5: Đun sôi nước, luộc hoặc hấp viên khoai mì chín dẻo, mềm.
Bước 6: Tiếp đến cho nồi nước khác lên bếp, đun sôi nước với đường, cho lá dứa và nước vani vào tạo hương thơm. Cho viên khoai mì vào đun tiếp đến khi tan đường. Thêm nước cốt dừa, muối cho đậm đà. Pha bột năng với nước, từ từ rót vào đảo đều để sánh lại.
Bước 7: Múc chè ra bát, rắc đậu phộng và dừa bào lên trên là xong.
Xem thêm: Củ Khoai Mì Bao Nhiêu Calo? Những Tác Dụng Không Ngờ Của Khoai Mì
2.3. Cách nấu chè khoai mì, chuối và bột báng
Nếu bạn tìm cách nấu chè khoai mì thơm ngon, hấp dẫn thì sự kết hợp giữa khoai mì, chuối và bột báng sẽ là gợi ý hoàn hảo dành cho bạn. Vị ngọt của chuối hòa quyện với nước dừa béo ngậy, giòn giòn của đậu phộng, dừa bào ăn kèm sẽ khiến ai thưởng thức cũng gật gù khen ngon.
Nguyên liệu chuẩn bị
- 10 trái chuối sứ chín
- 2 muỗng canh bột báng
- 400ml nước cốt dừa
- 1/2 muỗng cà phê muối
- 1/4 bát nhỏ đường cát trắng
- 1 ít bột năng/bột bắp
- Đậu phộng rang chín
- Dừa bào sợi
Các bước chế biến
Bước 1: Chọn chuối sứ chín mọng, vàng ruộm, thơm ngon. Gọt bỏ vỏ và bào thành những lát mỏng vừa ăn. Ướp chuối bào với 1 thìa cà phê đường và 1⁄4 thìa cà phê muối trong 20-30 phút để ngấm gia vị.
Bước 2: Rửa sạch bột báng, loại bỏ tạp chất. Cho vào âm nước lạnh 15 phút để hạt bột nở mềm. Vớt ra, để ráo nước thật kỹ.
Bước 3: Đun sôi 1⁄2 lon nước cốt dừa cùng 1 chén nước với lửa nhỏ. Cho phần chuối đã ướp vào, đảo đều tay. Tiếp tục đun khoảng 5-7 phút tới khi chuối chín mềm.
Bước 4: Khi chuối mềm, cho bột báng đã ngâm vào, đảo nhẹ nhàng để khuấy đều. Đun cho đến khi bột chuyển sang màu trắng trong, lượng nước vừa đủ thì cho đường vào.
Đổ thêm 1⁄2 phần nước cốt còn lại. Điều chỉnh lượng đường vừa ăn. Pha loãng bột năng/bột bắp, từ từ rót vào khuấy đều tay cho đến khi sệt lại.
Bước 5: Múc chè vào bát, rắc đậu phộng và dừa bào và thưởng thức ngay khi còn nóng.
2.4. Cách nấu chè khoai mì thơm ngon với đường thốt nốt
Chè khoai mì nấu với đường thốt nốt có vị ngọt thanh, không quá gắt. Lưu ngay cách nấu chè khoai mì cực ngon dưới đây:
Nguyên liệu chuẩn bị
- 500g khoai mì mài
- 40g bột nếp
- 3 muỗng canh sữa đặc
- 200g đậu xanh đãi vỏ
- 500g dừa nạo
- 150g đường thốt nốt
- Lá dứa
- Mè rang, đậu phộng rang giã sơ
- Cùi dừa xắt sợi
Các bước chế biến
Bước 1: Sơ chế khoai mì
Khoai mì gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Ngâm cùng nước muối pha loãng trong 15 phút để tránh bị thâm.
Sau đó vớt ra, cho vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn.
Lọc khoai qua rây để thu được phần xác khoai mì.
Đặt xác khoai mì vào khăn sạch, vắt mạnh để lấy phần nước cốt béo ngậy.
Để phần nước cốt lắng trong 1 tiếng, lấy ra 3 muỗng cánh để dành.
Phần tinh bột lắng ở đáy, trộn thêm bột nếp, sữa đặc, 3 muỗng nước cốt. Để 20 phút cho thấm gia vị.
Bước 2: Tiến hành sơ chế các nguyên liệu khác
Dừa tươi xay với nước sôi, lọc lấy 1 chén nước cốt dừa đặc sệt + 1 chén dừa bóp.
Xay sinh tố lá dứa, lọc lấy nước cốt. Lấy ra 3 muỗng trộn vào phần bột khoai mì.
Ngâm đậu xanh 3-4 tiếng để nở mềm. Ninh nhừ với nước lá dứa, cho thêm dừa bóp và 1 ít muối vào nồi.
Bước 3: Luộc và nấu chè
Đun sôi nước, luộc viên khoai mì trong 15-20 phút cho đến khi viên mềm dẻo.
Cho viên khoai mì vào nồi đậu xanh đã ninh nhừ. Đổ thêm nước cốt còn lại, đun sôi.
Bước 4: Thưởng thức
Múc chè ra bát, rắc mè và đậu phộng rang lên trên và thưởng thức ngay.
2.5. Cách nấu chè khoai mì với đậu xanh
Đậu xanh nhuyễn bùi bùi hòa quyện với vị béo của nước cốt dừa, màu sắc bắt mắt càng ăn càng ghiền. Cách nấu chè khoai mì theo công thức này cũng khá đơn giản, phù hợp với cả những người bận rộn.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Khoai mì 4 củ
- Đậu xanh 300g
- Dừa khô 1 trái
- Cơm dừa non 400g
- Đường phèn 500g
Các bước chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Ngâm đậu xanh 30 phút cho mềm. Gọt vỏ, rửa sạch khoai mì, thái lát mỏng.
Cho khoai mì vào máy xay nhuyễn. Lọc lấy phần xác, vắt lấy nước cốt.
Để nước cốt lắng, lấy phần tinh bột. Thái cơm dừa thành sợi nhỏ.
Lọc lấy nước và cùi dừa khô.
Bước 2: Làm nước cốt dừa và nước đường
Xay cơm dừa với nước nóng, lọc lấy nước cốt. Tiếp tục vắt thêm lần 2 để được nhiều nước cốt hơn.
Đun sôi đường với 50ml nước cho đường tan hoàn toàn.
Bước 3: Nấu chè
Cho nước cốt dừa và nước dừa vào nồi, đun sôi. Từ từ cho thêm đậu xanh và khoai mì đã xay vào. Đổ thêm 250ml nước cốt dừa nữa.
Thêm đường trắng, cơm dừa vào, khuấy đều trong 5 phút rồi tắt bếp. Múc chè đã hoàn thành ra bát và thưởng thức ngay khi còn nóng.
2.6. Cách nấu chè khoai mì ngũ sắc
Cách nấu chè khoai mì ngũ sắc được đông đảo chị em nội trợ yêu thích bởi vị ngon hấp dẫn, bổ dưỡng và dễ thực hiện. Bạn chỉ cần chuẩn bị một số nguyên liệu dễ mua và làm theo đúng công thức nấu sau:
Nguyên liệu chuẩn bị
- Khoai mì 1kg
- Bột năng 80g
- Đậu phộng rang 30g
- Bột báng 50g
- Bột khoai 50g
- Nước cốt dừa 250ml
- 1 chén nước cốt lá dứa
- 1 chén nước cốt hạt gấc
- 1 chén nước cốt lá cẩm
- 1 chén nước cốt hoa đậu biếc
- 1/2 muỗng cà phê muối
- 5 muỗng canh đường
Các bước chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gọt vỏ, rửa sạch khoai mì. Ngâm trong nước muối pha loãng tối thiểu 2 tiếng.
Thái lát mỏng khoai mì, cho vào máy xay nhuyễn. Lọc lấy phần xác, vắt lấy nước cốt.
Trộn đều phần xác khoai mì với bột năng, đường, nước cốt dừa. Để riêng phần tinh bột đã lắng.
Chia phần xác khoai mì thành 5 phần, trộn với nước cốt lá dứa, cốt các loại rau củ quả khác.
Ngâm bột báng và bột khoai trong nước lạnh 20-25 phút cho nở mềm.
Bước 2: Hấp chín khoai mì
Dùng tay tạo hình tròn từng viên vừa ăn từ 5 hỗn hợp đã chuẩn bị.
Xếp viên lên đĩa, hấp cách thủy khoảng 15-20 phút cho chín.
Bước 3: Nấu chè
Cho 200ml nước cốt dừa + 500ml nước vào nồi đun sôi.
Hạ nhỏ lửa, thêm 3 muỗng đường, 1/2 muỗng cà phê muối.
Tiếp tục cho bột báng, bột khoai và viên khoai đã hấp vào. Đun thêm 10 phút rồi tắt bếp.
Bước 4: Thưởng thức
Múc chè ra bát, rắc đậu phộng lên trên và thưởng thức ngay.
3. Bí quyết chọn nguyên liệu và nấu chè khoai mì mềm dẻo, bùi béo
Chè khoai mì là món ăn quen thuộc, dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn. Để áp dụng cách nấu chè khoai mì thơm ngon, đảm bảo độ mềm dẻo và béo ngậy, bạn cần phải chú ý chọn nguyên liệu cũng như nách nấu chuẩn chỉ.
3.1. Chọn khoai mì chất lượng
Khoai mì là nguyên liệu chính ảnh hưởng đến hương vị của món chè. Vậy nên bạn nên chú ý lựa chọn những củ khoai mì tươi, củ to, lớp vỏ có màu vàng bóng. Bên cạnh đó, bạn hãy chú ý lớp vỏ khoai mỏng, màu nâu nhạt là tốt nhất. Khi bổ ra, phần ruột khoai có màu hồng nhạt hoặc vàng nhạt tức là còn tươi, chưa bị hỏng. Ngược lại, những củ bị dập nát, xây xát sẽ khiến khoai dễ bị ôi thiu và làm giảm chất lượng món ăn.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Chuối Thơm Ngậy, Ăn Một Lần Nhớ Hương Vị Cả Đời
3.2. Điều chỉnh lượng đường cho vào chè vừa ăn
Linh hoạt điều chỉnh lượng đường cho phù hợp với khẩu vị. Bạn không nên cho quá ngọt khiến vị chè bị lấn át. Ngoài ra, bạn có thể thêm một chút muối giúp món chè thêm đậm đà mà vẫn dẻo bùi, kích thích vị giác hơn.
3.3. Luộc viên khoai mì mềm dẻo
Luộc viên khoai mì cũng là yếu tố rất quan trọng, quyết định độ mềm dẻo, thơm ngon của nồi chè. Bạn chỉ nên luộc ở mức lửa nhỏ và chú ý đảo đều tay để khoai chín đều và thấm gia vị, tuyệt đối không nên đun lửa lớn có thể khoai bị nát, nhão.
Nằm lòng cách nấu chè khoai mì thơm ngon, hấp dẫn sẽ giúp bạn ghi điểm trọn vẹn với cả nhà. Không chỉ là món ăn vặt giải nhiệt ngày hè cực đã mà còn giàu dinh dưỡng, đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Hãy vào bếp và trổ tài cho cả nhà món chè này ngay thôi bạn nhé.