Phải làm sao để món cháo dinh dưỡng cho bé được thơm ngon, hấp dẫn lại đảm bảo chất dinh dưỡng là điều bố mẹ băn khoăn khi xây dựng thực đơn. Nếu chưa biết nấu món cháo gì ngon hãy thử ngay những công thức dưới đây.
1. Thành phần thiết yếu của các món cháo dinh dưỡng cho bé
Từ 6 – 12 tháng tuổi, bé bắt đầu làm quen với ăn dặm, có thể ăn dần các món cháo dinh dưỡng. Bởi vậy, các mẹ cần lưu ý bổ sung đủ 4 nhóm dưỡng chất: tinh bột, đạm, vitamin – khoáng chất và chất béo vào các món cháo của mình, để trẻ ăn ngon lại hấp thu để nhiều chất dinh dưỡng.
– Tinh bột: Các món cháo có thể làm từ gạo nếp, gạo tẻ trắng, gạo lứt (thường được xay thành bột gạo nấu cháo cho bé).
– Chất đạm: Chất đạm là thành phần quan trọng trong món cháo dinh dưỡng cho bé, giúp trẻ mau ăn chóng lớn. Các mẹ có thể lấy nguồn chất đạm từ thịt cá, tôm trứng, ngoài ra có thể sử dụng các loại đậu: đậu nành, đậu xanh đậu hũ để tăng thêm dưỡng chất.
– Vitamin – khoáng chất: Là nhóm thực phẩm quan trọng trong chế độ dinh dưỡng, mẹ hãy chọn các loại rau như cà rốt, bí đỏ, mồng tơi, rau ngót,… để nấu cháo dinh dưỡng cho bé.
– Chất béo: Trong giai đoạn ăn dặm, việc bổ sung các chất béo lành mạnh là không thể thiếu. Mẹ nên dùng chất béo từ dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hướng dương khi chế biến các món cháo dinh dưỡng cho bé.
2. Lợi ích khi ăn cháo dinh dưỡng cho bé
Bé bước vào độ tuổi ăn dặm, điều bố mẹ quan tâm nhất là chế độ dinh dưỡng cho con. Bên cạnh sữa mẹ, các món cháo dinh dưỡng cho bé là sự lựa chọn phù hợp cho sự phát triển của trẻ.
– Các món cháo dinh dưỡng bổ sung nhiều dưỡng chất cho bé. Trong các món cháo là sự kết hợp của các loại rau củ, thịt cá, cung cấp nhiều chất đạm, chất xơ, vitamin và muối khoáng giúp con phát triển toàn diện.
– Giúp con ngăn ngừa táo bón. Khi ăn các món cháo dinh dưỡng, bé sẽ được bổ sung lượng nước thiết yếu, phù hợp với thể trạng của trẻ nhỏ. Đồng thời với các nguyên liệu được nấu nhờ nên khi ăn rất dễ tiêu, hạn chế táo bón ở trẻ.
– Cháo dinh dưỡng có tác dụng ngăn ngừa ho khan cho trẻ nhờ độ ấm của món ăn này, giúp nhuận họng, giảm thiểu tình trạng ho khan, hỗ trợ giải cảm hiệu quả.
– Dưỡng ấm dạ dày, với những bé có hệ tiêu hóa kèm, mẹ nên cho con ăn cháo để dưỡng ấm dạ dày, tránh ăn những thực phẩm đặc, khó tiểu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.
3. Bé mấy tháng tuổi ăn được cháo dinh dưỡng?
Mẹ có thể cho con ăn cháo dinh dưỡng xay nhuyễn khi con được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, tùy vào từng loại cháo dinh dưỡng cho bé khác nhau mà mẹ nên lựa chọn nấu cho phù hợp trong từng giai đoạn độ tuổi nhất định. Khi con bắt đầu làm quen với ăn dặm, phụ huynh có thể chọn nấu cháo với lòng đỏ trứng gà, rau, thịt heo nạc để cung cấp dưỡng chất cho con.
Các loại thịt nhiều protein như thịt bò, thịt gà, hải sản mẹ hạn chế cho con ăn từ quá sớm, khi hệ tiêu hóa còn yếu. Có thể cho bé ăn các món cháo dinh dưỡng này khi con đủ 8 tháng trở lên.
Ngoài ra, khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé, mẹ cần chú ý kết hợp nhiều nguồn dưỡng chất có nguồn gốc cả từ động vật và thực vật. Điều này, giúp bé ăn ngon miệng lại đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của bé.
4. Top 7 món cháo dinh dưỡng cho bé dễ nấu, giúp con ăn ngon
Khi xây dựng chế độ ăn dặm cho bé, điều bố mẹ quan tâm là làm sao để thực đơn được đa dạng, không bị nhàm chán lại bổ sung nhiều dưỡng chất cho con. Dưới đây là 7 công thức nấu cháo dinh dưỡng cho bé với những nguyên liệu dễ kiếm. Mẹ có thể thay đổi hàng ngày để con ăn ngoan, phát triển khỏe mạnh.
4.1. Cháo tôm rau ngót
Sự kết hợp giữa tôm và rau ngót luôn là ưu tiên hàng đầu của các mẹ khi làm cháo dinh dưỡng cho bé. Tôm bổ sung canxi, giúp con phát triển răng và xương. Rau ngót tốt cho thị lực, mắt sáng. Do đó, mẹ hãy thường xuyên nấu món này cho bé để bổ sung dưỡng chất.
Nguyên liệu:
– 60g gạo nếp
– 3 con tôm
– 50g rau ngót
– 2 tép tỏi nhỏ băm nhuyễn
– ½ củ hành tím, hành trắng
– 1 thìa cafe dầu oliu và các gia vị ăn dặm
Chế biến
– Gạo vo sạch và ngâm nước 30 phút, sau đó cho lên bếp nấu nhừ.
– Tôm sơ chế sạch sẽ, bóc vỏ lấy phần thịt, tiếp theo đó băm nhỏ, ướp với 1 chút bơ lạt và gia vị ăn dặm
– Sau khi tôm đã ngấm, bạn bắc chảo lên bếp cho hành tỏi vào phi thơm, rồi cho tôm vào đảo đều đến khi chín.
– Rau ngót rửa sạch, cắt nhỏ và đem đi xay nhuyễn.
– Khi cháo chín, cho rau ngót, thịt tôm vào khuấy đều. Nêm thêm 1 chút gia vị cho vừa ăn.
– Nấu cháo thêm khoảng 2 – 3 phút nữa rồi tắt bếp.
– Lúc này, cho thêm 1 thìa cafe dầu oliu vào đảo đều.
– Khi cháo bớt nóng, bạn có thể múc ra bát cho bé thưởng thưởng.
Bên cạnh cháo tôm rau ngót, mẹ có thể làm cháo tôm nấm rơm, cháo tôm bí đỏ, cháo tôm đậu xanh cũng rất đơn giản, dễ nấu lại đa dạng bữa ăn cho bé.
4.2. Cháo thịt gà cà rốt
Cùng với tôm, thịt gà cũng là nguyên liệu quen thuộc được các mẹ sử dụng để làm cháo dinh dưỡng cho bé.
Nguyên liệu:
– 60g gạo nếp
– 50g thịt gà (Chỉ lấy phần thịt không có xương)
– 40g cà rốt
– Dầu dinh dưỡng cho bé và gia vị ăn dặm.
Chế biến:
– Thịt gà sơ chế sạch sẽ rồi đem đi luộc. Khi thịt chín đem băm nhỏ.
– Gạo vo sạch, sử dụng nước luộc gà để nấu cháo
– Cà rốt rửa sạch, luộc chín rồi nghiền nhỏ.
– Khi cháo đã chín, cho phần thịt gà, cà rốt vào đảo đều.
– Nêm thêm 1 chút gia vị cho vừa với khẩu vị của bé rồi hạ lửa nhỏ khoảng 1 phút thì tắt bếp.
Lưu ý: khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé, mẹ hạn chế sử dụng quá nhiều gia vị. Với trẻ dưới 1 tuổi không nên sử dụng gia vị. Tận dụng độ ngọt tự nhiên của các thực phẩm tươi ngon và 1 chút muối là vừa ăn lại tốt cho sức khỏe.
Ngoài kết hợp gà và cà rốt, mẹ có thể kết hợp gà với rau ngót, củ cải ngô ngọt, nấm rơm, khoai lang. Đây đều là những món cháo dinh dưỡng thích hợp cho bé ăn dặm.
4.3. Cháo thịt heo bí đỏ
Mẹ cũng có thể tận dụng nguyên liệu thường ngày như thịt heo để nấu cháo dinh dưỡng cho bé. Thịt heo kết hợp với bí đỏ, hay các món cháo dinh dưỡng từ thịt heo khác như cháo thịt heo rau cải, cháo thịt heo rau ngót đều cung cấp nhiều dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Nguyên liệu
– 60g gạo
– 50g thịt thăn
– ¼ bí đỏ
– ¼ hành tím
– Dầu ăn và các gia vị khác
Chế biến
– Gạo vo kĩ rồi đem ngâm 30 phút. Sau đó cho vào nồi ninh nhừ
– Thịt thăn heo sơ chế sạch sẽ, băm nhỏ và xào cùng 1 chút hành tím cho thơm
– Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc rồi đem luộc chín, bí đỏ chín thì nghiền nhuyễn.
– Khi cháo chín, cho thịt băm và bí đỏ vào đảo đều
– Đun thêm khoảng 2 phút rồi tắt bếp
– Khi cháo nguội bớt thì cho ra bát.
Cháo thịt heo bí đỏ được kết hợp từ 2 nguyên liệu đơn giản dễ kiếm, mẹ hãy nấu món này để bổ sung dưỡng chất cho bé.
4.4. Cháo thịt bò khoai tây
Cháo thịt bò khoai tây không chỉ có nhiều dưỡng chất mà vô cùng thơm ngon. Đây chắc hẳn là món cháo dinh dưỡng cho bé vô cùng yêu thích.
Nguyên liệu
– 60g gạo
– 30g thịt bò
– 30g khoai tây
– Dầu ăn dặm cho bé
Chế biến
– Gạo vo sạch, cho vào nồi ninh nhừ
– Khoai tây, gọt vỏ, rửa sạch cho vào luộc hoặc hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn.
– Thịt bò sau khi rửa sạch, xay nhuyễn hoặc băm nhỏ tùy vào độ tuổi ăn dặm của bé.
– Sau khi cháo đã sôi, cho thịt bò và khoai tây vào nấu cùng
– Nấu tiếp trong khoảng 10 phút đến khi cháo nhừ, cho thêm 1 chút dầu oliu vào rồi tắt bếp.
Vậy là món cháo thịt bò khoai tây đã hoàn thành, bạn có thể thay thế khoai tây bằng bí đỏ, cà rốt cũng rất thơm ngon.
Xem thêm: Cách Nấu Cháo Tỉ Lệ 1:5 Thơm Ngon Cho Bé Ăn Khỏe, Chóng Lớn
4.5. Cháo cá lóc nấm rơm
Các món cháo dinh dưỡng làm từ cá lóc cũng rất ngon, phù hợp với các bé ăn dặm.
Nguyên liệu
– 60g gạo
– 2 miếng phile cá lóc
– 10 tai nấm rơm
– Dầu ăn cho bé và các nguyên liệu khác
Chế biến
– Gạo vo sạch, nấu nhừ
– Nấm rơm rửa sạch với nước muối, sau đó cắt chân. Thái nhỏ rồi cho lên bếp xào với 1 chút tỏi cho thơm.
– Khi cháo chín, cho nấm vào hầm nhừ
– Phi lê cá lóc ướp một chút gia vị, sau đó cho lên bếp xào chín.
– Khi cháo chín, cho phần cá đã xào lên trên là có thể thưởng thức.
Các loại cá cũng là nguyên liệu tươi ngon bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé. Bạn có thể thay thế cá lóc bằng cá chép, cá hồi,…để các món cháo dinh dưỡng cho bé được đa dạng, trẻ càng ăn càng mê.
4.6. Cháo lươn đậu xanh
Lươn cũng là nguyên liệu giàu giá trị dinh dưỡng, mẹ có thể sử dụng thực phẩm này để nấu cháo dinh dưỡng cho bé.
Nguyên liệu:
– 60g gạo nếp
– 50g đậu xanh đã bóc vỏ
– 100g lươn tươi
– Dầu ăn và các gia vị ăn dặm
Chế biến
– Dùng muối, dấm sơ chế lươn thật sạch để loại bỏ phần nhớt, rồi lọc lấy phần thịt, sau đó băm nhỏ.
– Bắc nồi lên bếp, cho tỏi vào dầu ăn phi thơm rồi cho lươn vào xào chín
– Gạo vo sạch, để ráo, rồi bắc lên bếp rang thơm.
– Sử dụng gạo đã rang để nấu cháo, cho đậu xanh vào ninh cùng.
– Khi cháo chín, thêm phần lươn vào và đảo đều đến khi hoàn quyện.
Cháo lươn đậu xanh giàu vitamin, protein rất thích hợp cho bé. Bạn có thể nấu cháo lươn rau ngót, cháo lươn khoai môn, cháo lươn bí đỏ cho con để thay đổi khẩu vị.
4.7. Cháo ếch bí đao
Các món cháo dinh dưỡng chế biến từ thịt ếch cũng được nhiều mẹ quan tâm bởi giá trị dinh dưỡng cao.
Nguyên liệu:
– 60g gạo tẻ
– Một con ếch
– Bí đao thái miếng
– Dầu ăn cho bé và các gia vị khác
Chế biến
– Ếch sơ chế sạch sẽ, lột da và lọc lấy phần thịt, phần xương để riêng
– Thịt ếch băm nhuyễn ướp cùng 1 chút gia vị.
– Phi thơm hành tỏi rồi cho ếch vào đảo cùng đến khi chín
– Gạo vo sạch, ninh cùng xương ếch cho ngọt nước
– Bí đao rửa sạch, hấp chín rồi nghiền nhuyễn
– Khi cháo chín, cho thịt ếch, bí đao đã nghiền vào đảo cùng.
Vậy là hoàn thành món cháo ếch bí đao dinh dưỡng thơm ngon.
Xem thêm: Cháo Ếch Nấu Với Rau Gì Ngon? Mẹ Thử Ngay 5 Công Thức Này Khiến Con Ăn Thun Thút
5. Lưu ý cần nhớ khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé
– Khi nấu cháo dinh dưỡng mẹ cần bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, lựa chọn thực phẩm sạch tươi sống để chế biến cho con.
– Với các bé dưới 12 tháng tuổi, mẹ không nên hạn chế sử dụng gia vị. Nếu mẹ vẫn muốn nêm hãy sử dụng gia vị ăn dặm để tăng thêm hương vị.
– Khi nấu, cần chú ý đến độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bé nhằm lựa chọn nguyên liệu và cách chế biến phù hợp.
– Lưu ý khẩu phần ăn của bé phù hợp với từng giai đoạn nhất định. Bé từ 6 tháng đến 1 tuổi ăn sẽ loãng và ít hơn. Còn các bé trên 1 tuổi mẹ có thể chế biến cháo đặc hơn và gia tăng khẩu phần trong bữa cháo của con.
– Khi chế biến cháo dinh dưỡng cho bé, mẹ hãy thêm một ít dầu ô liu, bơ hoặc phô mai để bổ sung chất béo cần thiết cho trẻ nhỏ.
6. Sai lầm thường gặp khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé
– Chỉ sử dụng khoai tây, cà rốt trong cháo dinh dưỡng: Nhiều bà mẹ thường chỉ bổ sung 2 nguyên liệu này để nấu cháo vì khoai tây và cà rốt rất tốt cho bé. Tuy nhiên, ăn nhiều cà rốt có thể khiến trẻ bị vàng da, còn khoai tây có thể dẫn đến dư chất bột đường. Thay vào đó, mẹ hãy đa dạng hóa các loại rau củ quả, đặc biệt là rau xanh để đa dạng hóa món ăn cũng như cung cấp nhiều dinh dưỡng cho con nhé.
– Dùng nước hầm xương nấu cháo cho bé: Việc hầm xương có công dụng tạo vị ngọt cho cháo, tuy nhiên dưỡng chất cần thiết vẫn nằm ở phần thịt. Do đó, mẹ chú ý cho bé ăn cả phần thịt lần nước để cung cấp đủ dinh dưỡng.
– Không thêm dầu ăn vào cháo dinh dưỡng: Dầu ăn đóng vai trò là thành phần cung cấp chất béo, giúp bé có năng lương hoạt động cả ngày. Mẹ nên thêm dầu ăn vào món cháo để con hấp thu đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
– Lạm dụng máy xay sinh tố: Với các bạn nhỏ từ 6 – 12 tháng tuổi mẹ có thể tập cho con ăn các món từ loãng đến đặc, bằng cách xay nhuyễn. Tuy nhiên khi bé đã trên 1 tuổi, nên bắt đầu cho con ăn thô, nấu cháo nguyên hạt, do đó không nên sử dụng máy xay sinh tố để xay mịn cho bé.
– Nấu nhiều cháo và hâm lại nhiều lần: Mẹ thường có nấu một nồi cháo lớn rồi chia nhỏ cho các bữa ăn. Việc làm này khiến cháo mất dần chất dinh dưỡng khi phải hâm nóng quá nhiều, đồng thời khiến bé dễ ngán, biếng ăn. Hãy nấu vừa đủ với một lần ăn của trẻ.
Cháo dinh dưỡng rất phù hợp cho bé bước vào tuổi ăn dặm. Với những nguyên liệu đơn giản dễ kiếm, mẹ hoàn toàn có thể làm các món cháo dinh dưỡng cho bé tại nhà vừa ngon, vừa bổ dưỡng lại đảm bảo vệ sinh. Hãy xây dựng thực đơn phù hợp để bé ăn ngoan chóng lớn.