Cách nấu chè cốm nước cốt dừa thơm lừng, ăn mãi chẳng ngán

Cách nấu chè cốm nước cốt dừa thơm lừng, ăn mãi chẳng ngán

Cách nấu chè cốm nước cốt dừa đơn giản, bạn thử chưa? Món chè này là sự kết hợp hoàn hảo của mùi cốm thơm lừng, hoà quyện với nước cốt dừa béo ngậy cùng hương thơm thoang thoảng của lá dứa. Tất cả tạo nên một món ăn tráng miệng thơm ngon, thích hợp dùng chiêu đãi cả gia đình vào cuối tuần.

1. Giá trị dinh dưỡng của món chè cốm nước cốt dừa

Món chè cốm nước cốt dừa là sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần giàu giá trị dinh dưỡng.

  • Cốm làm từ gạo lứt non chứa nhiều protein thực vật, vitamin nhóm B, khoáng chất như sắt, kẽm, magie và carbohydrate phức tạp, chất xơ rất tốt cho tiêu hóa.

  • Nước cốt dừa tươi nguyên chất giàu chất béo lành mạnh, vitamin E, kali, sắt, vitamin nhóm B, giúp cơ thể hấp thu tốt các vitamin tan trong chất béo từ các nguyên liệu khác. Hơn hết nước cốt dừa còn cung cấp năng lượng và giúp cải thiện sức khỏe của tim mạch.

  • Đường phèn cung cấp năng lượng dưới dạng glucose, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi mà không gây tăng đường huyết đột ngột. Ngoài ra, đường phèn còn có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giúp cơ thể dễ chịu trong những ngày nóng nực.

2. Cách nấu chè cốm nước cốt dừa chuẩn bài

Để có được một món chè cốm ngon chuẩn bài, thì trước hết bạn cần tìm ra được công thức nấu đúng. Dưới đây là cách nấu chè cốm nước cốt dừa chuẩn từ A đến Z dành cho bạn.

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu

Dụng cụ

Cốm xanh: 400gr

Rỗ

Nước cốt dừa: 70ml

Thau

Bột năng: 100gr

Nồi kim loại

Bột béo: 1 muỗng

Rây lọc

Đường phèn: 200gr

Dừa khô: 1 gói nhỏ

Cách phân biệt cốm tự nhiên với cốm nhuộm phẩm màu

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều địa chỉ cung cấp cốm tươi, cốm khô với mức giá chênh lệch nhau khá lớn. Vì vậy, bạn cần hết sức cẩn trọng khi lựa chọn cốm để tránh mua phải cốm nhuộm phẩm, cốm kém chất lượng. Để phân biệt được cốm tự nhiên và cốm nhuộm phẩm màu bạn cần nắm rõ một số điểm sau:

  • Về màu sắc: Cốm tự nhiên có màu xanh nhạt, hơi ngả vàng. Còn cốm nhuộm, có màu xanh tươi hoặc xanh đậm, trông bắt mắt hơn.

  • Về hương vị: Cốm tự nhiên có mùi thơm đặc trưng của hương lúa non. Còn cốm bị nhuộm phẩm, người ăn khó có thể thấy được mùi vị đặc trưng của cốm.

  • Hình dáng cốm: Những hạt cốm chuẩn được làm bằng hạt lúa nếp non chắc nhưng mỏng và dẻo. Khi cắn nhẹ vào sẽ thấy dai dai, bùi bùi và thơm mát.

  • Cách nhận biết: Khi ngâm vào nước ấm khoảng 30 phút cốm vẫn giữ được màu xanh hơi vàng tự nhiên và nước ngâm vẫn trong. Trong khi đó, cốm nhuộm phẩm, nước ngâm sẽ chuyển thành màu xanh nhạt còn hạt cốm sẽ dần chuyển sang màu xanh hơi trắng.

2.2. Cách chế biến chè cốm nước cốt dừa đúng cách

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bạn cần chuẩn bị một chậu nước, đổ 400gr cốm vào rổ rồi sau đó cho rổ vào thau để đãi sạch cốm.

Cách nấu chè cốm nước cốt dừa thơm lừng, ăn mãi chẳng ngán

Sơ chế nguyên liệu trước khi nấu chè

Bước 2: Nấu chè cốm

Đầu tiên bạn hãy cho 1 lít nước vào nồi rồi bắc lên bếp và đun ở mức lửa lớn. Khi nước sôi bạn cho 200gr đường phèn và toàn bộ phần cốm đã sơ chế vào. Dùng đũa nhẹ nhàng khuấy để cốm không bị nát, đồng thời hạ lửa vừa và đun tiếp hỗn hợp. Bạn nên thường xuyên kiểm tra nồi chè cốm, để ý khi hạt cốm bắt đầu nở thì hạ ở mức lửa nhỏ nấu thêm khoảng 10 phút nữa là hạt cốm mềm đạt chuẩn.

Trong khi đang nấu cốm, bạn hãy hòa tan 100ml nước lọc với 100gr bột năng, dùng muỗng khuấy đều cho bột tan hết. Sau đó, đổ hỗn hợp bột năng vào trong nồi chè cốm đang nấu, vừa đổ vừa khuấy đều, hỗn hợp chè sẽ nhanh chóng sánh lại. Đun thêm 3 phút nữa để bột năng chín, chè chuyển trạng thái quánh dẻo thì tắt bếp.

Cách nấu chè cốm nước cốt dừa thơm lừng, ăn mãi chẳng ngán

Khi nấu chè cốm bạn nên đảo nhẹ tay để cốm không bị nát

Bước 3: Nấu nước cốt dừa

Bạn pha hỗn hợp 70ml nước cốt dừa với 1 muỗng canh bột béo, dùng đũa khuấy đều để cho bột tan ra rồi bắc lên bếp. Mở lửa nhỏ khuấy liên tục đến khi hỗn hợp nước cốt dừa sánh lại là được. Sau đó bạn lần lượt cho đá bào nhỏ, chè cốm, nước cốt dừa rồi rắc thêm một ít dừa khô lên cho đẹp mắt. Khi ăn, bạn hãy trộn đều hỗn hợp lên để có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị của món chè cốm nước cốt dừa thơm mát này.

Cách nấu chè cốm nước cốt dừa thơm lừng, ăn mãi chẳng ngán

Nước cốt dừa sẽ giúp món chè thơm ngon hơn

Bước 4: Thành phẩm sau khi thực hiện cách nấu chè cốm nước cốt dừa

Về màu sắc: Thành phẩm chè cốm nước cốt dừa cần có màu xanh của cốm, kết hợp với màu trắng ngà của nước cốt dừa tạo nên màu sắc rất đẹp mắt và hấp dẫn. Nếu thêm dừa bào sợi lên trên, sẽ tạo điểm nhấn màu trắng đẹp mắt cho món chè.

Về hương vị: Chè cốm nước cốt dừa ngon phải có vị ngọt thanh nhẹ, thơm mùi lúa non đặc trưng của cốm. Vị béo ngậy của nước cốt dừa kết hợp với vị ngọt đậm đà của đường phèn tạo nên hương vị đặc trưng của món chè.

Cách nấu chè cốm nước cốt dừa thơm lừng, ăn mãi chẳng ngán

Thành phẩm chè cốm thơm ngon, hấp dẫn

>>>Xem thêm: Cách Nấu Chè Cốm Tươi Đơn Giản, Hấp Dẫn, Thành Công Ngay Từ Lần Đầu Tiên

3. Cách nấu chè cốm nước cốt dừa kết hợp với hạt sen thơm bùi

Ngoài cách nấu chè cốm nước cốt dừa đơn giản bạn có thể kết hợp cùng với hạt sen để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho cơ thể. Đặc biệt hạt sen giúp cải thiện giấc ngủ cực hiệu quả.

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu

Dụng cụ

Cốm tươi: 150gr

Rây lọc

Hạt sen khô: 300gr

Máy xay sinh tố

Bột năng: 50gr

Dao

Đường cát: 100gr

Nồi kim loại

Muối: 1/2 thìa cafe

Thớt

Cách chọn mua hạt sen khô ngon để nấu chè:

  • Chọn hạt sen khô có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất tại các vùng nổi tiếng về hạt sen như Huế, Hà Nội, Thái Bình,..

  • Hạt sen khô phải có màu vàng nhạt, hạt to tròn đều, không bị nát vỡ hay bị mốc.

  • Khi bóc vỏ ngoài, hạt sen phải có màu trắng ngà, không bị đen sạm hay có mùi khó chịu.

  • Nên mua hạt sen được phơi khô tự nhiên, tránh mua hạt được sấy bằng máy vì sẽ khó mềm khi nấu.

  • Hạt sen khô tốt thường có vỏ ngoài dày, khó bóc, khi bóc ra ruột hạt sẽ bóng mượt, dai và không bị khô cứng.

  • Tránh mua hạt sen khô để quá lâu vì sẽ bị mất chất dinh dưỡng và khó nấu mềm, hơn hết là có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ

3.2. Cách nấu chè cốm nước cốt dừa kết hợp với hạt sen

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế cốm

Đối với bước này, bạn hãy thực hiện theo phần sơ chế nguyên liệu phía trên của job3s là được nhé!

Sơ chế hạt sen

Đối với hạt sen khô thì bạn cần ngâm trong nước lọc khoảng 8 tiếng cho sen mềm ra, dùng tăm nhọn để loại bỏ phần tâm sen ở giữa. Sau đó, cho bột năng vào trộn đều sao cho từng hạt sen được áo đều bột năng. Kế đến, chuẩn bị một nồi nước sôi. Cho hạt sen phủ bột năng vào luộc khoảng 5 phút. Khi bột năng chín, vớt hạt sen ra và để vào một tô riêng.

Cách nấu chè cốm nước cốt dừa thơm lừng, ăn mãi chẳng ngán

Sơ chế hạt sen

Bước 2: Nấu chè cốm hạt sen

Đổ hạt sen đã sơ chế vào nồi nước, bắc lên bếp ninh ở lửa vừa cho đến khi hạt sen mềm nhừ là được. Khi ninh bạn cho thêm đường vào để hạt sen ngấm đường. Khi nước bắt đầu sôi, bạn cho cốm cùng với 1/2 muỗng cà phê muối để tạo vị ngọt thanh cho nồi chè. Sau khi đun chè sôi khoảng 2 phút, cho phần nước đường đã đun với bột năng vào, dùng muỗng khuấy đều cho đến khi chè sánh mịn. Cuối cùng bạn nêm nếm cho vừa với khẩu vị của gia đình rồi tắt bếp. Múc chè ra chén, rưới nước cốt dừa lên trên để gia tăng vị béo ngậy cho tô chè.

Cách nấu chè cốm nước cốt dừa thơm lừng, ăn mãi chẳng ngán

Cách nấu chè cốm nước cốt dừa kết hợp với hạt sen

Bước 3: Thành phẩm

Sau khi thực hiện cách nấu chè cốm nước cốt dừa kết hợp với hạt sen, thành phẩm cần đạt được yêu cầu sau về màu sắc và hương vị:

Màu sắc: Chè cốm nước cốt dừa kết hợp với hạt sen cần có màu sắc hấp dẫn và đồng đều. Màu sắc tự nhiên của cốm và hạt sen phải được giữ nguyên, không bị đổi biến quá nhiều sau khi nấu. Nước cốt dừa có màu trắng sữa nhẹ nhàng và bóng trên bề mặt chè.

Hương vị: Chè cốm nước cốt dừa kết hợp với hạt sen cần có hương vị ngọt tự nhiên từ cốm, hạt sen, cùng với vị béo ngậy từ nước cốt dừa. Đường cần được điều chỉnh sao cho chè không quá ngọt hoặc quá nhạt. Hương vị phải hài hòa tạo cảm giác thơm ngon và sảng khoái khi thưởng thức.

Cách nấu chè cốm nước cốt dừa thơm lừng, ăn mãi chẳng ngán

Thành phẩm chè cốm nước cốt dừa kết hợp với hạt sen

4. Một vài lưu ý khi nấu chè cốm nước cốt dừa

Mặc dù cách nấu chè cốm nước cốt dừa khá đơn giản, tuy nhiên bạn cần lưu ý một số mẹo sau để nấu được món chè cốm thành công nhất nhé!

  • Nấu nước đường phèn trước, cho cốm vào từ từ và khuấy đều tay để cốm không bị vón cục.
  • Đun nhỏ lửa, khuấy liên tục để cốm không bị khê và chín đều.
  • Không nên ngâm cốm quá lâu vì sẽ làm cốm nhão và nát khi nấu.
  • Sau khi rửa hoặc ngâm, bạn cần để ráo nước cốm trước khi chế biến.
  • Không nên ngâm hạt sen tươi quá lâu trong nước vì sẽ làm hạt sen nhão và mất độ đi độ dòn.
  • Nấu hạt sen với một ít muối sẽ giúp hạt sen chín mềm hơn.
  • Nếu hạt sen bị sượng, có thể thêm một ít rượu trắng hoặc giấm vào nước nấu.

>>>Xem thêm: Cách Nấu Chè Dừa Dầm Kinh Doanh Thành Công Với Công Thức Cực Đơn Giản

5. Phụ nữ mang thai cần lưu ý gì khi ăn chè cốm nước cốt dừa

Khi tìm hiểu cách nấu chè cốm nước cốt dừa, nhiều người lo lắng liệu món chè này có phù hợp với bà bầu hay không? Sau đây job3s sẽ trả lời cho bạn.

  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế ăn chè cốm nước cốt dừa vì nước cốt dừa có tính hàn, có thể gây buồn nôn, khó tiêu cho bà bầu. Ngoài ra, ăn quá nhiều cũng có nguy cơ gây sảy thai.
  • Bà bầu không nên ăn quá nhiều chè cốm nước cốt dừa vì nước cốt dừa chứa nhiều đường, dễ dẫn đến tăng cân quá mức, tiền đề gây tiểu đường thai kỳ.
  • Nên chọn chè cốm nước cốt dừa được nấu từ nguyên liệu tươi, sạch để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho bà bầu và thai nhi.
  • Không nên ăn chè cốm nước cốt dừa quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể gây khó tiêu, đầy hơi cho bà bầu.
  • Bà bầu nên ăn chè cốm nước cốt dừa với lượng vừa phải, không nên ăn quá no vì dễ bị đầy bụng, khó tiêu.
  • Nếu bà bầu bị táo bón, ăn chè cốm nước cốt dừa có thể giúp giải quyết tình trạng này nhờ chứa nhiều chất xơ.

Nhìn chung, chè cốm nước cốt dừa là món ăn bổ dưỡng nhưng bà bầu cần thận trọng, ăn uống điều độ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Cách nấu chè cốm nước cốt dừa không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận để hạt cốm chín đều, nước cốt dừa béo ngậy và chè có hương vị thơm ngon. Bạn sẽ có thể thưởng thức một món chè thanh mát, bổ dưỡng, thích hợp để giải nhiệt và tráng miệng sau những bữa ăn nhiều đạm. Chúc bạn vào bếp thành công !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *