Ăn lá ngải cứu có tác dụng gì? Bất ngờ lợi ích của ngải cứu với sức khoẻ mẹ bầu

Ăn lá ngải cứu có tác dụng gì? Bất ngờ lợi ích của ngải cứu với sức khoẻ mẹ bầu

Ăn lá ngải cứu có tác dụng gì? Ngải cứu là loại cây vô cùng quen thuộc, chúng vừa có thể sử dụng để làm đồ ăn vừa có thể dùng làm thuốc. Dưới đây là 6 tác dụng tuyệt vời của ngải cứu đến sức khoẻ và sắc đẹp bạn nên biết!

Bạn đang đọc: Ăn lá ngải cứu có tác dụng gì? Bất ngờ lợi ích của ngải cứu với sức khoẻ mẹ bầu

1. Ăn lá ngải cứu có tác dụng gì?

Ngải cứu là loài cây thân thảo thuộc họ cúc, có lá mọc so le và thường được trồng trong vườn của nhiều hộ gia đình trên khắp cả nước. Từ xa xưa, ngải cứu đã được sử dụng như một vị thuốc trong Đông y, bởi nó mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy lá ngải cứu có các tác dụng gì cụ thể đối với cơ thể?

1.1. Hỗ trợ chữa các bệnh về xương khớp

Ngải cứu có tính ấm nên thường được sử dụng trong các bài thuốc để hỗ trợ lưu thông khí huyết, hỗ trợ làm giảm đau xương khớp trong nhiều trường hợp như đau khớp do thay đổi thời tiết, bị thấp khớp hay gai cột sống… Các bác sĩ có thể sử dụng ngải cứu để điều trị các bệnh về xương khớp bằng cả hai cách là thông qua đường ăn uống và đắp thuốc.

Xem thêm: Khoa học chứng minh tác dụng của của saffron cực tốt nhưng 4 nhóm đối tượng sau cần tránh x

Ăn lá ngải cứu có tác dụng gì? Bất ngờ lợi ích của ngải cứu với sức khoẻ mẹ bầu

Không phải ai cũng biết lá ngải cứu có tác dụng gì

1.2. Giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ

Từ xưa đến nay, ngải cứu vẫn được đánh giá là rất tốt cho phụ nữ, đặc biệt là có thể sử dụng để hỗ trợ giảm đau bụng kinh và đau lưng trong chu kỳ kinh nguyệt.

Những người có chu kỳ không đều cũng được khuyên là nên sử dụng loại thảo dược này để cải thiện, để tránh phải dùng thuốc tây vì có thể gây ảnh hưởng đến thận.

Ăn lá ngải cứu có tác dụng gì? Bất ngờ lợi ích của ngải cứu với sức khoẻ mẹ bầu

Lá ngải cứu có nhiều tác dụng đối với phụ nữ

1.3. Giúp cho mẹ bầu có thai kỳ ổn định

Từ rất xa xưa, Đông y đã sử dụng ngải cứu như một vị thuốc giúp an thai, đặc biệt là với những trường hợp có dấu hiệu dọa sảy. Với tính ấm, loại thảo dược này giúp cải thiện sức khỏe cho phụ nữ có thể chất hàn lạnh, tử cung lạnh và khó mang thai. Tuy nhiên bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ xem lá ngải có tác dụng gì và tham khảo ý kiến từ bác sĩ, tránh sử dụng bừa bãi.

Ăn lá ngải cứu có tác dụng gì? Bất ngờ lợi ích của ngải cứu với sức khoẻ mẹ bầu

Mẹ bầu nên tìm hiểu xem ăn lá ngải cứu có tác dụng gì trước khi sử dụng

1.4. Là vị thuốc bồi bổ, tránh khỏi tình trạng suy nhược cơ thể

Bồi bổ cơ thể là đáp án không cần nghi ngờ nếu ai đó có thắc mắc rằng lá ngải cứu có tác dụng gì? Lá ngải cứu kết hợp với một số loại thực phẩm khác như hạt sen, kỷ tử, táo đỏ với gà ác là một trong những món ăn đại bổ có thể giúp khai thông khí huyết, rất tốt cho người mới ốm dậy, suy nhược cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Cách làm Panna Cotta Caramel đơn giản tại nhà với hương vị ngọt ngào, hấp dẫn

Ăn lá ngải cứu có tác dụng gì? Bất ngờ lợi ích của ngải cứu với sức khoẻ mẹ bầu
Lá ngải cứu có thể sử dụng làm món ăn để bồi bổ cơ thể

1.5. Điều trị một số bệnh ngoài da như ghẻ lở, mẩn ngứa hay rôm sảy

Với công dụng chống viêm, kháng khuẩn, ngải cứu còn được sử dụng để điều trị một số bệnh ngoài da như mẩn ngứa, mề đay hay nổi mụn nhọt. Đây là loại dược liệu tự nhiên, lành tính nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

Ăn lá ngải cứu có tác dụng gì? Bất ngờ lợi ích của ngải cứu với sức khoẻ mẹ bầu

Điều trị một số bệnh ngoài da là tác dụng đáng ngạc nhiên của lá ngải cứu

1.6. Điều trị các bệnh về đường hô hấp

Tính ấm và chống viêm của ngải cứu được áp dụng thành công trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho khan, đau họng hay cảm mạo… Sử dụng ngải cứu thường xuyên, đặc biệt là thời điểm giao mùa sẽ giúp bạn phòng tránh tối đa nguy cơ mắc một số bệnh lặt vặt.

Như vậy nếu còn băn khoăn lá ngải cứu có tác dụng gì thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi đây là loại dược liệu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Ăn lá ngải cứu có tác dụng gì? Bất ngờ lợi ích của ngải cứu với sức khoẻ mẹ bầu

Ngải cứu có tính ấm nên có thể giúp đề phòng một số bệnh về đường hô hấp

Xem thêm: Nên uống rau diếp cá mấy lần 1 tuần để giảm cân, chống béo phì

2. Một số bài thuốc từ ngải cứu

Khi đã biết lá ngải cứu có tác dụng gì bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó hàng ngày để hỗ trợ sức khỏe. Ngải cứu có thể được sử dụng bằng cả hai hình thức là sử dụng như thực phẩm hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác. Dưới đây là một số bài thuốc từ ngải cứu mà bạn có thể tham khảo:

2.1. Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt

Lấy từ 6 – 12g ngải cứu sắc hoặc hãm rồi uống như trà, ngày uống 3 lần. Nếu không có thời gian để sắc hoặc không kiếm được ngải cứu tươi, bạn có thể sử dụng dạng bột hoặc cao đặc.

Trong trường hợp kinh nguyệt không đều, cứ 10g ngải cứu khô thì thêm 200ml nước sắc cho đến khi còn 1 nửa, thêm chút đường và ngày uống hai lần. Trong trường hợp không thấy công hiệu có thể tăng liều lượng lên gấp đôi, tuy nhiên không nên uống quá 20g/ngày.

2.2. Bài thuốc chữa cảm cúm và ho do lạnh, thay đổi thời tiết

Dược liệu:

  • Ngải cứu: 300g

  • Khuynh diệp: 100g

  • Lá bưởi (nếu không có thì thay bằng quýt hoặc chanh): 100g

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các loại dược liệu trên, thêm 2 lít nước và nấu sôi trong thời gian 20 phút.

  • Sau đó bắc xuống và sử dụng nước này để xông trong thời gian từ 2 – 3 ngày.

2.3. Bài thuốc chữa đau lưng

Khi phát hiện ra lá ngải cứu có tác dụng, Đông y đã sử dụng ngải cứu để điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp. Dưới đây là một trong những bài thuốc thường được áp dụng để giảm đau lưng.

Ăn lá ngải cứu có tác dụng gì? Bất ngờ lợi ích của ngải cứu với sức khoẻ mẹ bầu

>>>>>Xem thêm: Trổ tài vào bếp với món gà hấp gừng đơn giản mà siêu ngon, cả nhà khen tấm tắc

Lá ngải là vị thuốc quen thuộc trong Đông y để chữa một số bệnh về xương khớp

Dược liệu:

  • Ngải cứu: 250g

  • Dấm gạo: 150g

Cách làm:

  • Ngải cứu rửa sạch, giã nát.

  • Giấm đun nóng và trộn với ngải cứu đã giã nát.

  • Sau đó đem hỗn hợp trên thoa đều sống lưng ở phần bị trong thời gian 15 phút.

  • Trong suốt quá trình thoa thuốc nên chú ý để hâm nóng kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng đến công hiệu của thuốc.

Bài thuốc này có thể thực hiện trước khi đi ngủ để có thể vào giấc dễ dàng hơn. Bạn có thể liên tục trong khoảng 15 ngày cho đến khi triệu chứng đau lưng thuyên giảm.

2.4. Bài thuốc an thai

Dược liệu:

  • Ngải cứu: 16g

  • Tía tô: 16g

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu trên, sắc với 600ml nước.

  • Sắc cho đến khi nước cạn chỉ còn khoảng 100ml, rồi chia ra ngày uống từ 3 – 4 lần.

Bài thuốc này sẽ áp dụng với trường hợp mang thai có dấu hiệu đau bụng hoặc ra máu.

2.4. Bài thuốc điều trị suy nhược và bồi bổ cho cơ thể

Nguyên liệu:

  • Ngải cứu: 250g

  • Lê: 2 quả

  • Câu kỷ tử: 20g

  • Đương quy: 10g

  • Gà ác: 1 con, khoảng 350g

Cách làm:

  • Gà mổ và làm sạch, có thể để nguyên con nếu gà nhỏ

  • Cho các nguyên liệu trên vào hầm với nửa lít nước cho đến khi còn 250ml.

  • Sử dụng món này để ăn trong thời gian từ 2 – 3 ngày liên tục.

Ngoài hình thức sử dụng ngải cứu như một phương thuốc, bạn có thể kết hợp nó trong các món ăn hàng ngày, để tăng cường sức khỏe. Một số món mà bạn có thể kết hợp với ngải cứu là trứng rán ngải cứu, canh cá diếc ngải cứu, óc heo chưng ngải cứu, canh trứng vịt lộn ngải cứu, nước ép ngải cứu….

3. Một số lưu ý khi sử dụng ngải cứu

Dù hiểu rõ lá ngải cứu có tác dụng gì cũng như một số bài thuốc nhưng trong quá trình sử dụng ngải cứu cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ nên dùng tối đa 20g/ngày, không nên sử dụng nhiều hơn bởi ngải có tính nóng, dùng nhiều có thể gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.

  • Không nên sử dụng chung với một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc tiểu đường hay thuốc chữa trầm cảm…

  • Cần hết sức lưu ý khi sử dụng ngải cứu với những người có cơ địa mẫn cảm.

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia khi sử dụng ngải cứu làm thuốc.

Dù đây là loại thảo dược có nhiều lợi ích nhưng bạn hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng để tránh gây ra các ảnh hưởng không tốt. Tìm hiểu kỹ ăn lá ngải cứu có tác dụng gì và cách sử dụng giúp bạn sử dụng loại cây này một cách phù hợp và phát huy tối đa hiệu quả của nó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *