Cách nấu lẩu trứng vịt lộn ngải cứu đơn giản, không tốn nhiều thời gian nhưng lại mang đến giá trị dinh dưỡng cao. Món ăn là sự hòa quyện giữa vị ngọt của trứng lộn và hương vị đặc trưng của ngải cứu, rất dễ ăn. Tham khảo và lưu ngay cách làm dưới đây để vào bếp đãi cả nhà vào dịp cuối tuần.
1. Giá trị dinh dưỡng của món lẩu trứng vịt lộn ngải cứu
Các bà nội trợ thường tìm kiếm cách nấu lẩu trứng vịt lộn ngải cứu không chỉ bởi đây là món ăn ngon mà giá trị dinh dưỡng của trong lẩu rất cao. Trong Đông y, trứng vịt lộn có chứa cineol, athyon có tác dụng điều hòa khí huyết, giảm đau đầu, tăng cường sức khỏe.
Ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn, cầm máu, lợi mật, an thần… Khi kết hợp với trứng vịt lộn sẽ giúp bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều, đau đầu kinh niên. Đặc biệt, lẩu ngải cứu trứng vịt lộn còn được xem là cứu tính của những người gầy khó tăng cân.
Xem thêm: 1 Trứng Vịt Lộn Bao Nhiêu Calo? Những Điều Cần Lưu Ý Để Tránh Thừa Chất Dinh Dưỡng
2. Cách nấu lẩu trứng vịt lộn ngải cứu ngon đúng điệu tại nhà
Cách nấu lẩu trứng vịt lộn ngải cứu rất đơn giản, dễ làm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm để không làm cho trứng bị tanh, khó ăn. Lưu ngay công thức dưới đây để có món ngon bổ dưỡng, hấp dẫn.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Trứng vịt lộn 5 quả
- Rau ngải cứu 250gr
- Hành tím băm nhuyễn 1 muỗng
- Gừng băm nhuyễn ½ muỗng.
2.2. Chế biến lẩu trứng vịt lộn ngải cứu
Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, bạn hãy bắt tay vào thực hiện cách nấu lẩu trứng vịt lộn ngải cứu đúng chuẩn:
- Bước 1: Trứng vịt lộn làm sạch vỏ, cho vào nồi nước luộc khoảng 20 – 25 phút để trứng chín, lột vỏ.
- Bước 2: Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành, tỏi, gừng băm nhuyễn với dầu. Tiếp đến, cho tiếp ngải cứu vào xào đến khi chín mềm.
- Bước 3: Cho trứng vịt lộn vào nồi rau ngải cứu rồi đổ thêm 250ml nước lọc vào. Sau đó, đậy nắp lại và bắt đầu hầm trong khoảng 20 – 30 phút. Khi nồi trứng bắt đầu sôi, bạn hãy cho thêm gia vị và nêm nếm cho vừa khẩu vị.
2.3. Thành phẩm
Lẩu trứng vịt lộn ngải cứu được đặt trên bếp để duy trì nhiệt độ nóng. Khi ăn, bạn có thể ăn kèm với rau răm, ớt và chấm với muối tiêu xanh. Hương thơm đặc trưng của ngải cứu hòa quyện cùng vị ngọt tự nhiên của trứng vịt lộn sẽ khiến thực khách thích thú mà hít hà cảm nhận.
3. Công thức nấu lẩu trứng vịt lộn ngải cứu thuốc bắc
Ngoài cách nấu lẩu trứng vịt lộn ngải cứu truyền thống, chị em có thể biến tấu món ăn này bằng cách thêm gia vị thuốc bắc. Để thực hiện món ăn bạn cần chuẩn bị:
- Trứng vịt lộn 6 quả (có thể thêm hoặc bớt tùy theo khẩu phần ăn)
- Rau ngải cứu 200gr
- Củ gừng ½ củ
- Rau răm;
- Gia vị.
Sau khi có đủ các nguyên liệu, chị em hãy bắt tay vào thực hiện món lẩu ngay:
- Bước 1: Trứng vịt lộn rửa sạch và luộc chín rồi để nguội và tách vỏ.
- Bước 2: Ngải cứu loại bỏ lá hư hỏng, rửa sạch, để ráo nước. Gừng rửa sạch, thái mỏng thành từng miếng nhỏ. Hành tím băm nhuyễn, rau răm cắt nhỏ..
- Bước 3: Bắc nồi lên bếp, cho hành tím vào phi thơm. Sau đó, cho tiếp 2 gói thuốc bắc và nước vào để khuấy đều và đun sôi.
- Bước 4: Khi hỗn hợp nước thuốc bắc sôi thì bạn hãy thả phần trứng lộn đã chuẩn bị vào. Sau đó, đậy nắp lại và hầm tiếp trong vòng 15 – 20 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Lẩu trứng vịt lộn ngải cứu thuốc bắc sẽ được đặt trên bếp để giữ độ nóng. Bạn có thể ăn kèm mì, bún hoặc cơm đều rất ngon. Để tăng hương vị món ăn, bạn hãy làm thêm muối tiêu xanh ăn kèm.
4. Mẹo hay giúp món ăn thành công từ lần đầu chế biến
Cách nấu lẩu trứng vịt lộn ngải cứu không khó nhưng để món ăn không bị tanh thì bạn cần phải ghi nhớ những điều sau:
- Gừng giúp khử mùi tanh của vịt lộn rất tốt nên khi nấu bạn nhất định phải chuẩn bị nguyên liệu này.
- Món lẩu trứng vịt lộn phải ăn khi còn nóng. Đồng thời, hãy chuẩn bị thêm rau răm để làm tăng hương vị món ăn và giúp giảm mùi tanh hiệu quả. Ngoài ra, rau răm có tính ấm sẽ giúp bạn tránh được tình trạng tiêu chảy, khó chịu khi ăn.
- Lựa chọn nguyên liệu tươi ngon để giúp món ăn có hương vị thơm ngon nhất.
- Ngải cứu bạn nên chọn những lá non, có màu xanh nhạt ở mặt trên và xanh thẫm vào mặt dưới. Không chọn lá có màu xanh quá đậm vì khả năng cao nó đã bị phun thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu, không tốt cho sức khỏe.
- Hột vịt lộn tươi ngon phải là quả cầm chắc tay, khi lắc không phát ra tiếng động. Đồng thời, khi soi dưới ánh sáng thì phần đầu trứng không bị trống nhiều.
5. Những điều kiêng kị khi ăn lẩu trứng vịt lộn ngải cứu
Cách nấu lẩu trứng vịt lộn ngải cứu đơn giản nên được chị em nội trợ ưa chuộng. Để món ăn phát huy giá trị dinh dưỡng tốt nhất, tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Không nên ăn kèm lẩu trứng lộn với óc heo do không tốt cho tim mạch, làm tăng lượng cholesterol trong máu.
- Trứng vịt lộn đại kỵ với quả hồng và tỏi do khả năng chuyển hóa các chất độc không tốt cho hệ tiêu hóa.
- Không ăn lẩu và uống nước cam vì có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy.
- Lẩu trứng vịt lộn ngải cứu kỵ sữa bò, sữa đậu nành. Nếu kết hợp hai loại này với nhau sẽ khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể gặp vấn đề.
- Không ăn chung lẩu hột vịt với các loại thịt có tính hàn như thịt trâu, bò, ba ba, ngỗng.
- Không nên ăn trứng vịt lộn và uống nước trà xanh. Hàm lượng axit tanni trong trà kết hợp với protein trong trứng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Bạn nên hạn chế ăn lẩu trứng vịt lộn ngải cứu vào buổi tối vì đây là thời điểm hệ tiêu hóa hoạt động chậm, dễ gây tình trạng đầy bụng, chướng bụng.
Xem thêm: Bầu Ăn Trứng Vịt Lộn Được Không? Món Ăn Đại Bổ Và Lưu Ý Để Tránh Gây Sảy Thai
Chị em nội trợ hãy lưu ngay cách nấu lẩu trứng vịt lộn ngải cứu và những điều kiêng kỵ khi ăn vào sổ tay nấu ăn của mình. Cuối tuần này hãy chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện món ngon bổ dưỡng này để đãi cả nhà ngay nhé!
Trứng Vịt lộn