Mẹ bầu ăn khoai mì được không? Trong suốt thai kỳ, cơ thể của các mẹ sẽ luôn có những thay đổi và cần bổ sung nhiều các thực phẩm có lợi cho cả mẹ bầu và thai nhi. Nhiều người thêm khoai mì vào thực đơn ăn uống của mình bởi niềm yêu thích với loại củ này nhưng khi đang có bầu lại không nên sử dụng tuỳ tiện.
1. Thành phần dinh dưỡng của khoai mì
Khoai mì là một loại cây bụi, phân thành nhiều cành trung bình khoảng 3m. Loại cây này được trồng chủ yếu ở Châu Phi, Châu Á và Nam Mĩ. Đây là một loại cây vô cùng phổ biến xuất hiện quen thuộc và rộng rãi trong các món ăn hàng ngày của người Việt Nam. Các bộ phận của cây khoai mì bao gồm củ, lá và thân đều có thể dùng để làm thảo dược. Người ta thường dùng phần củ để làm thức ăn tươi, luộc hoặc chiên và trở thành nguồn lương thực chủ yếu trong nhiều thế kỉ.
Trước khi giải đáp băn khoăn về mẹ bầu ăn khoai mì được không thì hãy xem xét về thành phần dinh dưỡng có chứa trong khoai mì. Theo nhiều tài liệu tham khảo, trong 100gr khoai mì có chứa thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng vô cùng phong phú như sau:
-
4% nước, 0.2% chất béo, 0.7% protein, 1% chất vô cơ, calci 50mg%, 38.7% carbohydrate, phospho 40 mg%, thiamin 0.04 mg%, riboflavin 0.01 mg%, sắt 0.9 mg%,…
-
Các carbohydrat bao gồm: dextrin, glucose, fructose, sucrose, pentosan và chất nhầy,.. một lượng nhỏ albumin,glutein, globulin, leucin, lysin, tryptophan, valin…phopholipid, acid béo.
-
Các acid amin, khoáng chất và nhiều vitamin khác như A, B, HCN, C,…
-
Hàm lượng năng lượng: 670 calo
Với bảng thành phần dinh dưỡng vô cùng dồi dào như trên, việc sử dụng khoai mì đem lại vô vàn những lợi ích cho sức khỏe như cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, hỗ trợ và ngăn ngừa táo bón, cải thiện các triệu chứng đau đầu, mỏi mắt, suy giảm thị lực, tăng sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa,…
Với những tác dụng thần kỳ cho sức khỏe con người, khoai mì thực sự là một loại thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn ăn uống dinh dưỡng của mọi người. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu lại luôn băn khoăn về việc ăn khoai mì trong thai kỳ của mình và đặt ra câu hỏi: “Có bầu ăn khoai mì được không?”
Xem thêm: Bà Bầu 3 Tháng Đầu Ăn Mít Được Không? 4 Tác Động Của Mít Đến Bé Mẹ Cần Biết
2. Chuyên gia dinh dưỡng: Mẹ bầu ăn khoai mì được không?
Trong suốt thời kỳ mang thai, cơ thể của mẹ bầu yếu hơn so với người bình thường và rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi. Điều đó khiến cho mẹ bầu và gia đình đặc biệt chú ý hơn về khẩu phần ăn dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai. Vậy khoai mì chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng mẹ bầu ăn khoai mì được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết loại củ này chứa hợp chất gây nhiều rủi ro cho phụ nữ mang thai. Do đó, mẹ bầu không nên ăn khoai mì trong cả thai kỳ.
Bởi trong khoai mì có chứa lượng chất axit cyanhhydric (HCN), một hợp chất gây ra các vấn đề cho hệ tiêu hóa, thậm chí có thể gây ra ngộ độc cơ thể.
Nếu mẹ bầu ăn khoai mì, cơ thể có sức đề kháng kém hơn bình thường sẽ gặp khó khăn trong việc đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Đây chính là nguyên nhân làm cho cơ thể mẹ bầu có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm khi ăn khoai mì.
Ngoài ra, nếu cơ thể tiêu thụ hàm lượng HCN đạt mức 20mg có thể gây ra ngộ độc và trên 50mg có thể dẫn đến tử vong. Bởi vậy, khi băn khoăn về mẹ bầu có ăn được khoai mì không thì câu trả lời chính là mẹ bầu không nên ăn loại thực phẩm này để tránh ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và bé.
Xem thêm: Bà Bầu Ăn Mãng Cầu Được Không? Bất Ngờ Tác Động Của Mãng Cầu Đối Với Mẹ Và Bé
3. 5 loại củ mẹ bầu nên ăn trong thai kỳ thay khoai mì
Trong suốt quá trình mang thai, các mẹ bầu không chỉ đi tìm câu trả lời cho bầu ăn khoai mì được không mà cũng cần bổ sung nhiều loại củ tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Việc lựa chọn đúng loại củ bổ dưỡng cho sức khỏe của mẹ bầu sẽ giúp con yêu phát triển khỏe mạnh.
Thay vì tìm hiểu về mẹ bầu có nên ăn khoai mì không, mẹ bầu nên bổ sung 5 loại củ này vào chế độ ăn để tăng cường sức khỏe của toàn thai kỳ như sau:
3.1. Khoai lang giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Chứng táo bón là một triệu chứng phổ biến của các bà bầu do cơ thể có nhiều sự thay đổi, sản sinh ra hormone progesterone. Điều này ảnh hưởng đến quá trình đào thải các chất bẩn ra bên ngoài. Chứng táo bón kéo dài sẽ khiến mẹ dễ dàng mắc các bệnh viêm ruột cấp tính.
Tuy nhiên, bạn sẽ không còn băn khoăn bầu ăn khoai mì được không bỏi khoai lang cũng là một loại củ vô cùng thơm ngon và dễ kiếm. Với việc tiêu thụ hàm lượng chất xơ dồi dào trong khoai lang, chứng táo bón sẽ giảm thiểu đáng kể. Khoai lang sẽ bảo vệ tiêu hóa của mẹ trước những tác nhân gây hại, lọc bỏ vi khuẩn có hại và giúp nhuận tràng.
3.2. Khoai tây giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng
Trong suốt cả thai kỳ, việc ăn khoai tây là một sự bổ sung có lợi cho chế độ ăn uống của người mẹ để tăng cường sức đề kháng miễn dịch. Khoai tây chính là một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Vitamin C trong khoai tây có đặc tính chống oxy hóa và tăng cường cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Khoai tây cũng cung cấp một lượng đáng kể vitamin B6, rất cần thiết cho chức năng miễn dịch; thích hợp cho sự phát triển hệ thần kinh của bé.
3.3. Cà rốt tăng sức khỏe cho mắt của mẹ
Hiện tượng mắt mờ, đau nhức khi mang thai do hormone trong cơ thể thay đổi khiến cho mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Cà rốt sẽ là vị cứu tinh cho đôi mắt của mẹ với vô vàn các dưỡng chất có lợi, đặc biệt là vitamin A. Hợp chất này đóng vai trò quan trọng trong việc ức chế các gốc tự do, bảo vệ giác mạc khỏi những tổn thương từ môi trường bên ngoài, từ đó giảm nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng.
3.4. Củ cải trắng giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả
Trong củ cải trắng có chứa 2 hợp chất Phytochemical và Anthocyanins. Đây chính là những hợp chất giúp cho cơ thể mẹ trở nên khỏe mạnh và hỗ trợ ngăn ngừa các nguy cơ ung thư.
Hơn nữa, trong củ cải trắng còn chứa nhiều vitamin C có tác dụng hỗ trợ tái tạo tế bào, hỗ trợ quá trình lưu thông máu, từ đó giúp đẩy lùi các gốc tự do, loại bỏ các tế bào có hại và giữ lại các tế bào có lợi; giảm thiểu đáng kể các tế bào ung thư.
3.5. Củ su hào đẩy nhanh quá trình lưu thông khí huyết cho mẹ
Su hào có hương vị dễ ăn, thanh mát. Đặc biệt, loại củ này còn chứa nhiều kali – dưỡng chất ngăn ngừa áp lực lên mạch máu và động mạch chủ. Nhờ đó, máu huyết của mẹ lưu thông tốt hơn, mẹ ít gặp tình trạng mệt mỏi, xuống sức hay hạ đường huyết.
Với việc tiêu thụ 5 loại củ trên mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và không còn phải ái ngại về vấn đề bầu ăn khoai mì được không. Chúc mẹ bầu có một chế độ ăn uống dinh dưỡng, an toàn để cả thai kỳ luôn khoẻ mạnh.